Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết từ vựng (từ tượng thanh, một số biện pháp tu từ từ vựng). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 11 - Tiết 54
Tiếng Việt TỔNG KẾT TỪ VỰNG
( Từ tượng thanh,... Một số biện pháp tu từ vựng)
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
+ Nắm các khái niệm từ tượng thanh, tự tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân
hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, diệp ngữ, chơi chữ.
+ Phát hiện các biện pháp tu từ có trong các dạng văn bản.
+ Biết tác dụng và cách sử dụng thành thạo, sáng tạo các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kỹ năng:
+ Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
+ Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, diệp ngữ, chơi chữ trong mộat văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
3. Định hướng năng lực
+ Kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, ra quyết định, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo .v.v.
4. Thái độ:
+ Có ý thức rèn luyện sử dụng từ tượng thanh, tượng hình, các biện phá tu từ một cách có hiệu quả.
+ Vận dụng tốt từ tượng thanh, tượng hình, các biện pháp tu từ một cách có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Hệ thống kiến thức, máy chiếu
* Học sinh: Ôn tập các biện pháp tu từ đã học ở 6,7,8
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, chia nhóm.
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng Lớp Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Phần chuẩn bị bài ở nhà
? Em hãy vẽ lại sơ đồ sự phát triển của từ vựng(2đ) và trình bày nội dung theo sơ đồ?(2đ)Lấy VD minh họa(2đ)
* Đáp án:
* Học sinh vẽ lại sơ đồ về sự phát triển của từ vựng và trình bày các nội dung có trong sơ đồ.
* Giáo viên đưa bảng phụ
Câu 1 ? Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt? (2đ)
A. Phi cơ B. Hải đội C. Cơ hội D. Ruộng đất
Câu 2? Trong các từ hán Việt sau yếu tố phong nào có nghĩa là gió?(2đ)
A. Phong lưu B. Phong kiến C. Cuồng phong D. Tiên phong.
* Đáp án:
Câu 1: ruộng đất + câu 2: cuồng phong
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: hỏi đáp
- Thời gian: 3 phút
Giaó viên giới thiệu những kiến thức sẽ ôn tập
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian: 25 phút
Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt
Trò chơi hỏi giáo sư: mỗi nhóm cửa hai bạn thành một đội đưa ra các câu hỏi cho giáo sư( học sinh đóng) trả lời.
Giáo sư: Thúy Hằng
Câu hỏi:
? Phân biệt từ tượng thanh và từ tượng hình? Lấy ví dụ, phân tích chỉ ra sự khác nhau đó?
? Từ tượng thanh & tượng hình có thể giống nhau ở đặc điểm cấu tạo như thế nào?
+ Từ láy.
? Đặt 1 câu có sử dụng từ tượng thanh?
? Đặt 1 câu có sử dụng từ tượng hình?
? Đặc điểm, công dụng khi sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình?
* G.V tổ chức cho H.S thảo luận nhóm bàn:( 3 phút)
Tìm khái niệm, ví dụ về các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
Nhóm 1:
So sánh, ẩn dụ,nhân hóa
Nhóm 2: hoán dụ, nói quá,nói giảm nói tránh
Nhóm 3: điệp ngữ, chơi chữ
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, bổ xung kiến thức,
* G.V nhận xét -> chốt kiến thức
(sử dụng bảng phụ)
? Ẩn dụ & so sánh có đặc điểm gì giống & khác nhau?
? Lấy ví dụ để chứng minh?
? Biện pháp nói quá & nói giảm, nói tránh khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ phân tích để làm rõ điều đó?
? Đặt câu có các biện pháp tu từ nói trên?
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập?
? Muốn làm bài tập này ta căn cứ vào đâu?
Nhóm 1,2,3(3 phút) chơi trò chơi tiếp sức: tìm được nhiều tên loài vật là từ tượng thanh
Gọi hs mô phỏng tiếng kêu của loài vật đó.
+ Tìm những con vật lấy tên âm thanh của nó phát ra để đặt tên cho con vật đó.
Chơi trò chơi đuổi hình bắt chữ
Chiếu hình ảnh- học sinh tìm từ tượng hình mô phỏng hình ảnh đó
? Căn cứ vào đó em hãy tìm?
+ Các từ tượng hình: lốm đốm, lơ thơ, loáng thoáng, lồ lộ
* Xác định từ tượng thanh và giá trị sử dụng (Học sinh về làm tiếp)
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập2?
Hình thức: hái hoa dân chủ
HS làm các câu a,b,c,d,e
? Phân tích biện phép so sánh? Tác dụng của cách sử dụng đó như thế nào ?
* Các biện pháp nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ (Học sinh về làm tiếp)
? Làm bài tập 3 (cá nhân)
+ Học sinh trả lời, nhận xét, bổ xung-> G.V chữa
I. Từ tượng thanh, từ tượng hình:
+ K.N: Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- VD: ư ử, ào ào, xào xạc
+ K.N: Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật.
- VD: Lắc lư, lảo đảo, liêu xiêu
-> Gợi tả âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có tính biểu cảm cao, dùng trong văn bản miêu tả và tự sự.
II.Một số phép tu từ từ vựng:
1 Đặc điểm, tác dụng:
Các phép tu từ Đặc điểm Tác dụng
So sánh + Có những nét
tương đồng
-> Tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ
+ So sánh ngầm, có nét chung về nghĩa -> Làm câu văn giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm xúc, hàm xúc
Nhân hóa
+ Gọi hoặc tả con vật...= những từ ngữ vốn dựng để gọi người hoặc tả người -> Làm câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật trở nên gần gũi hơn.
Hoán dụ
+ Có quan hệ nhất định (gần gũi) -> Làm câu thơ giàu tình cảm, cảm xúc.
Nói quá +Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng -> Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói giảm nói tránh Phải là những từ ngữ tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề -> Tránh thô tục, thiếu lịch sự
Điệp ngữ
Dùng đi dùng lại từ ngữ trong 1văn bản -> Làm tăng giá trị cho lời văn
Chơi chữ
Lợi dụng đặc điểm về âm, nghĩa của từ
- Sử dụng nhiều trong câu văn, câu nói hàng ngày. -> Tạo cách hiểu bất ngờ, thú vị, hài hước
2. Bài tập
Bài tập số 2 (SGK-146) Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh ?
- Mèo, bò, tắc kè, tu hú...
Bài tập số 3( SGK-146) Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng?
+ Các từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ..-> miêu tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể, sinh động
Bài tập số 2( SGK-147) Chỉ và phân tích tác dụng của các phép tu từ?
a) Phép ẩn dụ (Từ "hoa, cánh" dùng để chỉ Thúy Kiều, cuộc đời của nàng. Từ "lá" dùng để chỉ gia đình của Thúy Kiều và cuộc sống của họ.
->Quyết định dứt khoát khi Kiều bán mình để cứu gia đình.
b) Phép so sánh: So sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa-> tài đàn của TK và tâm trạng đau đớn xót xacủa nàng khi phải mua vui cho Hồ Tôn Hiến.
c) Phép nói quá (về tài, sắc của Kiều)
-> Nhờ biện pháp này ND thể hiện đầy ấn tượng 1 nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d) Phép nói quá ->để cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thúy Kiều và Thúc Sinh
e) Phép chơi chữ: Tài và tai
Bài tâp số 3
a) Phép điệp ngữ (còn) sử dụng từ đa nghĩa (say sưa)
Say sưa: - Chàng trai uống nhiều rượu mà say
- Chàng trai đắm say vì tình
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Lập sơ đồ thống kê
+ Làm tiếp bài tập SGK
+ Tập viết các đoạn văn có sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình.
+ Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ
+ Chuẩn bị: " Tập làm thơ 8 chữ" ( tìm hiểu các thể thơ đã học, phân tích cấu tạo của bài thơ viết theo thể thơ tám chữ, sưu tầm các bài thơ tám chữ)
- Xem lại cách gieo vần thường gặp: vần chân, vần lưng,
- Xem cách ngắt nhịp
- Tập làm thơ 8 chữ, chủ đề tự do
* Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1: Khổ thơ 1:
Dòng thơ Số chữ trong một dòng Gieo vần
(Ở từ nào? Thuộc cách gieo vần chân hay vần lưng, gieo liền hay giãn cách) Nhịp thơ Số câu trong một đoạn Số khổ thơ trong đoạn
1
2
3
4
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2,3: Khổ thơ 2,3
Dòng thơ Số chữ trong một dòng Gieo vần
(Ở từ nào? Thuộc cách gieo vần chân hay vần lưng, gieo liền hay giãn cách) Nhịp thơ Số câu trong một đoạn Số khổ thơ trong đoạn
1
2
3
4