Giáo án PTNL bài Viếng lăng Bác (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Viếng lăng Bác (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Viếng lăng Bác (tiết 2)

Tuần:25

Ngày soạn :

Ngày dạy :

Tiết 118

Văn bản :VIẾNG LĂNG BÁC ( Tiếp)

                                  (Viễn Phương)

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của người con từ Miền Nam ra viếng lăng Bác.

 + Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ

  1. Kỹ năng:

+ Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình

+ Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

  1. Thái độ:

+ Kính trọng và biết ơn Bác.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn

  1. Định hướng phát triển năng lực học sinh.
  2. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

  1. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

  1. Chuẩn bị:

* Giáo viên:  Đọc kĩ SGK, tham khảo tư liệu soạn giáo án. Chân dung của nhà thơ và tranh ảnh về lăng Bác, máy tính, máy chiếu.Tài liệu về Hồ Chủ tịch: Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp ( P.V.Đồng, Hồ Chí Minh, tác giả tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, trang 3-71)

* Học sinh: Chuẩn bị theo sách giáo khoa (Thể thơ, PTBĐ, mạch cảm xúc, bố cục, các hình ảnh tiêu biểu, biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó...).

  1. Phương pháp:

+  Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, quy nạp, thảo luận nhóm.

+ Kĩ thuật động não; suy nghĩ, trình bày cảm nhận về ước muốn của tác giả, từ đó liên hệ với bản thân để thể hiện ý thức phấn đấu học tập và làm theo tấm gương cao cả của Bác Hồ.

+ Trình bày một phút: trình bày những cảm nhận, ấn tượng sâu đậm của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:
  2. 3. Bài mới:

 

        

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

GV dẫn dắt : Ở giờ học trước cô trò ta đã tìm hiểu 2 khổ thơ đầu, qua đó thể hiện tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của tác giả khi được ra viếng lăng Bác. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tâm trạng, suy nghĩ của tác giả khi nhìn thấy Bác và khi chuẩn bị rời lăng Bác.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* Giáo viên cho học sinh đọc khổ thơ thứ 3 và trả lời câu hỏi :

? Hình ảnh Bác Hồ nằm yên nghỉ trong lăng được tác giả cảm nhận nh­ư thế nào?

? Hình ảnh Bác Hồ trong lăng được tác giả cảm nhận qua những hình ảnh nào?

+  Bác ngủ- giấc ngủ bình yên- vầng trăng sáng trong dịu hiền

   Trời xanh là mãi mãi

? Những hình ảnh đó có tác dụng gợi tả điều gì ?

* Giáo viên: Bác ngủ trong giấc ngủ bình yên trông Bác giống vầng trăng dịu hiền. Trung tâm vầng sáng là nơi Bác nằm trên đài sen hồng. khung cảnh và không khí thanh tĩnhh như­ ngư­ng kết cả thời gian, không gian ở bên trong lăng Bác đã đ­ược nhà thơ gợi tả rất đạt.

? Trong khổ thơ 2 Bác được ví như mặt trời nhưng đến khổ thơ này lại được ví như vầng trăng em thấy có mâu thuẫn không? Vì sao?

 ( học sinh thảo luận nhóm bàn- 3 phút)

+ Mặt trời: ca ngợi công lao, sự vĩ đại của Bác

+ Mặt trăng: tâm hồn thanh cao, tình cảm tha thiết của Bác.

=> Câu thơ diễn tả sự chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm, dịu dàng của không gian ở trong lăng-> tâm hồn của Bác, càng kính yêu Người.

* Giáo viên: Bác đã hoá thân vào thiên nhiên bao la, vào sự trường tồn của thiên nhiên.Vầng trăng kia đã bao lần vào thơ Bác“ trăng lồng cổ thụ, trăng vào cử sổ đòi thơ.v.v" giờ đây Bác nằm đó với vầng trăng toả sáng dịu hiền.

? Đứng trước Người, tình cảm của tác giả được thể hiện ở những câu thơ nào ? Biện pháp nghệ thuật gì ?

+ Trời xanh mãi mãi-> đau nhói ở trong tim

* Học sinh thảo luận nhóm - 3 phút

?Tại sao tác giả thấy “Bác ngủ giấc bình yên” và “ trời xanh là mãi mãi” mà vẫn thấy “nghe nhói ở trong tim

* Giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

+ “nhói”: Đau đột ngột, quặn thắt. Đây là nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.

* Giáo viên bình: Bác như đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam ta, Tố Hữu đã từng viết “Bác sống như trời đất của ta”  Song dù vẫn biết Bác sẽ sống mãi trong trái tim mỗi người, nhưng sự thật Bác đi xa vẫn khiến cho tác giả và nhân dân cả nước, nhân dân thế giới bàng hoàng đau đớn, xót xa mà không giấu được những tiếng khóc nghẹn ngào thương tiếc.

* GV đặt câu hỏi:

? Là học sinh, em thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào đối với Bác Hồ kính yêu cũng như việ thực hiện lời Bác dạy?

+ Luôn kính yêu Bác, hứa với Bác rèn luyện đạo đức, học tập thật tốt, sau này góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc kiến thiết và xây dựng nước nhà đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như­ Bác Hồ hằng mong muốn.

* Giáo viên chuyển đoạn: Ngày mai tác giả phải trở về Miền Nam, song cảm xúc của tác giả khi rời lăng được diễn tả ntn tiết sau cô cùng các em tìm hiểu tiếp.

*  Gọi học sinh đọc khổ 4

? Cảm xúc của tác giả ở khổ thơ thứ 4 có gì khác so với ở những khổ thơ trên ?

? Mở đầu bài thơ tác giả xưng con và trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng đến khổ thơ cuối tác giả không một lần xưng con. Tại sao tác giả lại để 4 câu thơ vắng chủ thể như vậy ?

*  Giáo viên: Mạch cảm xúc đến khổ thơ này đã phát triển đến cao trào không kìm nén được mặc dù tác giả không một lần xưng con nhưng khổ thơ vẫn diễn tả được tình cảm lưu luyến, chân thành của người con đến thăm Bác và sắp phải xa Bác.

? Cùng với “nước mắt dâng trào” khi rời lăng, tác giả đã nguyện ước những điều gì ?

Muốn làm: Con chim hót

        Đoá hoa toả hương

       Cây tre trung hiếu

* GV đặt câu hỏi:

? Qua đó tâm trạng như thế nào đã được bộc lộ ?

? Để diễn đạt được những nguyện ước ấy tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào ?

? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ ở khổ thơ thứ 4 ?

+ Tạo âm hưởng hào hùng, tha thiết, sâu lắng-> điệp khúc bài ca tự nguyện sắc son gắn bó trọn đời bên Bác, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của bác-> lời hứa chân thành, niềm tin tưởng tuyệt đối. 3 hình ảnh cuối là lòng trung hiếu của cả dân tộc đối với Bác, nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệp của Bác.

? Những ước muốn đó thể hiện tình cảm đối với Bác như thế nào?

+ Thành kính thiêng liêng, nhân dân muốn được bên Bác, canh giấc ngủ cho Bác

? Hình ảnh hàng tre ở khổ 4 bổ sung thêm ý nghĩa gì cho hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu tiên?

+ Hình ảnh cây tre trung hiếu: cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn hơn => Tre xanh đứng canh giữ giấc ngủ cho Người.

? Nhận xét gì cách kết cấu của bài thơ?

+ Kết cấu đầu cuối tương ứng.

? Em đã học văn bản nào có kiểu kết cấu này ?

+ Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận)

? Bài thơ đã thể hiện những tình cảm nào của tác giả đối với Bác Hồ?

? Cho biết ý nghĩa của văn bản?

 

 

 

 

? Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm của tác giả

* GV gọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK-60

? Theo em vì sao bài thơ Viếng lăng Bác được phổ nhạc thành bài hát được rất nhiều người yêu thích?

+ Tình cảm trong bài thơ cao quý, tha thiết, chân thành, lắng đọng và nói lên đ­ược tình cảm của nhân dân ta đối với Bác.

? Nêu rõ sự đặc sắc trong hai câu thơ: Ngày ngày dòng người đi trong ......79 mùa xuân?        H khá

+ Hình ảnh so sánh mới lạ, độc đáo, mỗi người là một bông hoa đẹp, nhiều bông hoa kết lại thành tràng hoa liên tục chảy về lăng Bác vô tận, tụ hội tình cảm 4 phương:

           Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta

      Người chợp mắt cả năm châu cùng đến.

 

* GV đặt câu hỏi:

Trong khi tìm hiểu bài thơ có bạn cho rằng hình ảnh thơ “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên- Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” đã gợi cho người đọc nhớ tới những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Bác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? tại sao?

( Thảo luận nhóm - 5phút- nhóm ln)

b Cảm xúc của tác giả khi vào viếng lăng Bác:

 

 

 

 

+ Không khí yên tĩnh, trang nghiêm.

 

 

 

 

 

 

 

+ Vầng trăng gợi tâm hồn thanh thản, cao đẹp, trong sáng, nhân từ của Bác.

 

 

 

 

-> ẩn dụ: vầng trăng->trời xanh: Khẳng định sự trường tồn của Bác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ “nhói”: Đau đột ngột, quặn thắt. Đây là nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.

 

-> Tình cảm chân thành, diễn tả nỗi thương tiếc, đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3 Cảm xúc của tác giả khi rời lăng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cảm xúc trào dâng mãnh liệt.

với những ước nguyện giản dị, tha thiết, chân thành.

Muốn làm: Con chim hót

      Đoá hoa toả hương

      Cây tre trung hiếu

 

 

+ Nghệ thuật: Điệp ngữ,

 

 

 

 

 

 

=>  Tâm trạng lưu luyến, mong ước được ở mãi bên Bác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.Tổng kết:

a Nội dung- Ý nghĩa:

+ Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

b Nghệ thuật:

+ Giọng điệu bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.

+ Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt.

+ Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao

+ Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ hiệu quả.

b Ghi nhớ: (SGK-60 )

C. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

 

 

* Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ

- Nhận xét và cho điểm

* Gv đưa bài tập 2 lên bảng phụ

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Tổ chức hs hoạt động cá nhân

 

- Gv nhận xét bổ sung, sửa chữa

- Học sinh đọc

 

- HS quan sát bảng phụ

- Hs đọc yêu cầu, điền nối, nhận xét.

* GV yêu cầu HS viết đoạn văn

Hs làm ra vở bài tập

- Đại diện hs trình bày

- Hs khác nhận xét, sửa chữa

- Hs lắng nghe gv nhận xét

- Chữa vào vở bài tập của mình

C. Luyện tập

1. Bài tập 1: Đọc thuộc lòng bài thơ

2. Bài 2. Điền nối

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Bài tập 3: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ sau:

         Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong

thương nhớ

Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân

 

Bài 2:  Hãy nối hình ảnh thơ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp”

A

B

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Vẻ đẹp cao cả, trường tồn, vĩnh hằng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Vẻ đẹp sáng trong, thanh bình, gợi cảm

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẻ đẹp của niềm khát vọng hoà nhập, hoá thân.

 

Vẻ đẹp kiên trung, bất khuất.

 

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

? Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bài học

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

- GV đặt câu hỏi:

? Hãy nhớ lại hoặc tưởng tượng để vẽ Lăng Bác và không gian xung quanh

? Nếu một người bạn nước ngoài muốn biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, em sẽ giới thiệu những thông tin gì?

- HS trả lời

 

  1. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Học thuộc bài thơ,

+ Phân tích, cảm thụ được những hình ảnh đẹp trong bài thơ.                      

+ Đọc và soạn: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ( Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác,  thể loại, bố cuc, PTBĐ, phân tích những nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ)

+ Lập dàn bài bài số 7

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Viếng lăng Bác (tiết 2) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Viếng lăng Bác (tiết 2), giáo án hay bài Viếng lăng Bác (tiết 2), giáo án chi tiết bài Viếng lăng Bác (tiết 2), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác