Giáo án PTNL bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (tiết 2)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 22 - Tiết 102 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI ( Tiếp) ( Trích- Vũ Khoan) D. Tiến trình giờ dạy: 1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. Ngày giảng Lớp Sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" được viết trong hoàn cảnh như thế nào? Theo tác giả nhiệm vụ của nước ta khi bước vào thế kỉ mới là gì ? * Đáp án: + Viết vào đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. * Bối cảnh thế giới hiện nay: + Khoa học kỹ thuật phát triển như huyền thoại + Các nền kinh tế giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng * Nước ta: Giải quyết 3 nhiệm vụ. + Thoát khỏi tình trạng đói nghèo + Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Giáo viên tổ chức trò chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm liệt kê những phẩm chất đáng quý và những thói xấu, điều còn hạn chế của người Việt Nam - HS tự bộc lộ: + Tốt: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù, thông minh, nhạy bén, sáng tạo, đoàn kết, yêu nước.... + Xấu: Năng suất lao động thấp, lề mề, không đúng hẹn, tính kỉ luật thấp, đó kị, ỉ lại.... GV dẫn dắt: Là Phó Thủ tưởng- một trong những người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Nhà nước, Đồng chí Vũ Khoan đã hiểu được những mặt mạnh và yếu của Người VN và ông đã thể hiện ở phần 2 của văn bản HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) * GV yêu cầu học sinh đọc đoạn" Cái mạnh của con người Việt Nam…=> đố kị nhau( sgk T27& 28) ? Hãy nêu khái quát những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới * HS thảo luận nhóm - Thời gian: 5 phút - Hình thức: phiếu học tập (đã chuẩn bị ở nhà- thảo luận nhanh) Nhóm Điểm mạnh Điểm yếu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 - HS thảo luận. GV nhận xét, chuẩn kiến thức * Đáp án: cho các nhóm đối chiếu đáp án của GV và tự chấm điểm cho nhóm bạn. Điểm mạnh Điểm yếu + Thông minh, nhạy bén với cái mới. + Cần cù sáng tạo. + Có tinh thần đoàn kết trong chiến đấu. + Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ... + Kiến thức cơ bản hổng do thiên hướng chạy theo nhiều môn học thời thượng. + Khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế (Do lối học vẹt, chay) + Thiếu tỉ mỉ (Dựa vào tính tháo vát) + Không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. + Thích cải tiến vụn vặt, làm tắt. + Tính đố kị (Ghen ăn ghét ở, con gà tức nhau tiếng gáy, trâu buộc ghét trâu ăn...) + Thói quen bao cấp, ỷ lại, kém năng động, kì thị, kinh doanh... + Sùng hoặc bái ngoại quá mức. + Thói khôn vặt, ít giữ chữ tín. * GV đặt câu hỏi: Theo em tác giả khái quát như vậy về người Việt Nam đúng không ? ? Những điểm mạnh có ý nghĩa gì? ( Cần phát huy) ? Những điểm yếu có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của Việt Nam? + Cần phải khắc phục (Do không phù hợp với sản xuất lớn gây khó khăn...) ? Cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt ? + Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục. + Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn. * GV đặt câu hỏi: Tại sao khi trình bày những điểm mạnh, yếu của người Việt Nam, tác giả không trình bày riêng rẽ? + Thể hiện cách nhìn thấu đáo, hợp lí, sâu sắc. Tác giả luôn luôn đối chiếu với yêu cầu cụ thể của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Những cái yếu đó có khi đã trở thành thói quen, nếp nghĩ, nếp sống, tính cách của con người Việt Nam lại lẫn lộn với cái mạnh, có khi ta lầm tưởng là cái mạnh, khó khăn và nguy hại là ở cái đó. -> Cần nhận rõ cái mạnh nhưng quan trọng hơn là nhận rõ những cái yếu trong tính cách và thói quen của chúng ta. ? Nhận xét gì về thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam. Nếu chỉ nói đến cái tốt thì sẽ dẫn đến điều gì? + Thể hiện thái độ tôn trọng sự thực, nhìn nhận khách quan toàn diện, không thiên lệch. + Dẫn đến tình trạng hiểu không đúng về dân tộc mình, ngộ nhận, tự đề cao quá mức, dẫn đến tâm lí tự thoả mãn, không học người khác -> tâm lí ấy có hại và cản trợ sự vươn lên phát triển của đất nước nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay. ? Với học sinh chúng ta sự phát hiện của tác giả giúp chúng ta nhận ra điểm yếu nào cần được khắc phục? + Lỗ hổng về kiến thức cơ bản chạy theo môn học thời thượng, học chạy, học vẹt. ? Được học nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử về các phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam em thấy cách viết của tác giả trong bài này có giống cách viết của những tác phẩm đó không ? + Cách viết của tác giả không thiên về ca ngợi cái tốt mà vừa chỉ ra những cái tốt đẹp vừa chỉ ra những điểm yếu bên những điểm mạnh trong quá trình phát triển của đất nước. ? Cách lập luận đó có tác dụng gì ? + Làm cho thế hệ trẻ không ngộ nhận chủ quan thoả mãn mà tự ngẫm nghĩ những điểm yếu để vươn lên kịp với bạn bề năm châu. ? Thái độ của tác giả khi phân tích những điểm mạnh yếu của con người Việt Nam ? + Tôn trọng sự thật, khách quan, toàn diện, không thiên lệch từ một phía * GV yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối ? Bước vào thế kỉ mới mỗi con người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những gì? ? Vì sao cần phát huy điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu và rèn những thói quen tốt? + Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu rèn thói quen tốt ngay từ việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ của đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá ? Nhận xét vì về những nhiệm vụ cụ thể mà tác giả đưa ra? + Cụ thể, rõ ràng, dễ làm theo ? Lời đề nghị, yêu cầu đó cho thấy thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với thế hệ trẻ ? + Thái độ chân thành, yêu mến và mong muốn thé hệ trẻ sẽ thấy được, cảm được điều đó và biến nó thành hiện thực. ? Nội dung chính mà văn bản đề cập đến vấn đề gì ? ? Em hãy nhận xét trình tự lập luận của tác giả? * GV gọi học sinh đọc Ghi nhớ: ( SGK-30) a. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam: + Thông minh, nhạy bén cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, khả năng thực hành bị hạn chế. + Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, chưa quen với cường độ khẩn trương. + Đoàn kết trong chiến đấu nhưng đố kị (trong làm ăn, trong cuộc sống ) + Bản tính thích ứng nhanh nhưng hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, kì thị kinh doanh,... => Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu để người Việt Nam thấy rõ và khắc phục những điểm yếu bên cạnh phát huy những mặt mạnh của mình. * Nhiệm vụ của thế hệ trẻ: + Thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4. Tổng kết: a Nội dung: + Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận rõ điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. *Ý nghĩa : những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN từ đó cần phát hy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới. b Nghệ thuật: + Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu ; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục. + Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn. b Ghi nhớ: ( SGK-30) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) C. Luyện tập: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2: Ý nào sau đây nói đúng mục đích chính mà bài viết muốn gửi tới người đọc? A. Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị về con người B. Những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam C. Bối cảnh thế giới hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho đất nước D. Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu cảu con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải mặt mặt của người Việt Nam? A. Thông minh, nhạy bén với cái mới B. Cần cù, sáng tạo trong công việc C. Có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau D. Tỉ mỉ, cẩn trọng và có tinh thần kỉ luật cao trong công việc Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực để phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội. Câu 4: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn trên? A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Đoạn văn không có câu chủ đề Câu 5: Cụm từ “nền kinh tế tri thức” được hiểu là: Đó là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Giáo viên : hắc lại những yêu cầu của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ? + Đối tượng: Những sự việc, hiện tượng của đời sống. + Yêu cầu về nội dung: Nêu sự việc- hiện tượng và biểu hiện của nó, phân tích đúng sai, lợi-hại... nguyên nhân, bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết . + Yêu cầu hình thức: Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, xác thực, phù hợp, lời văn chính xác, sống động. ? Nơi em ở, trong thành phố, trong tỉnh có những vấn đề gì cần bàn bạc ? * Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chọn hiện tượng và cách xây dựng bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống gần gũi với học sinh * Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần Tập làm văn( Làm ở nhà) I. Xác định những sự việc, hiện tượng đời sống trong thực tế ở địa phương: + Vấn đề ô nhiễm môi trường + Các tệ nạn xã hội: cờ bạc, mại dâm, rượu chè + Phong trào đền ơn đáp nghĩa + Vấn đề An toàn giao thông + Chặt phá rừng bừa bãi II. Lựa chọn nội dung viết bài văn nghị luận: + Những vấn đề có liên quan đến tệ nạn xã hội (Hiện tượng chơi cờ bạc) III. Dàn bài chung: Mở bài: Giới thiệu tệ nạn xã hội cờ bạc, ảnh hưởng tới đời sống, tinh thần, xã hội. * Thân bài: - Nguyên nhân dẫn đến. - Tác hại:( Đưa ra ý kiến, ví dụ) + Mất thời gian + Mất tiền của + Mất sức lực -> Ảnh hưởng tới bản thân, gia đình, sự phát triển của đất nước, văn hóa của dân tộc. * Kết bài: + Khẳng định lại tác hại của hiện tượng cờ bạc. + Bài học HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) Thảo luận theo nhóm bàn: - Thời gian: 5 phút GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi: Nhóm 1 : Qua văn bản em xác định được nhiệm vụ cho thanh niên V.Nam và cho bản thân mình như thế nào? Nhóm 2 : Em hãy lấy dẫn chứng trong thực tế xã hội và trong nhà trường để làm rõ một số mặt mạnh yếu của con người V.Nam? Nhóm 3 : Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu đó? - HS thảo luận và trả lời : * Giáo viên: Thế hệ trẻ ngày nay được thừa hưởng những phẩm chất quý báu của người Việt Nam cũng phải thấy được những điểm yếu của người VNam. Vì thế trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, các em phải học tập rèn luyện cho thật tốt các thói quen: đi đúng giờ, coi trọng các giờ thực hành, biết và chấp hành tốt pháp luật: luật giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội.v.v... Những việc làm đó chính là để các em chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) - GV hướng dẫn HS: Tìm một số cuốn sách nói về tính cách và phẩm chất con người Việt Nam: • "Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục" (2004) của tập thể tác giả hội viên Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục học Việt Nam. • "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" (1980) của Trần Văn Giàu. • "Việt Nam - văn hóa và con người" của Nguyễn Đắc Hưng. • "Người Việt xấu xí" của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. • "Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu" (2009) của nhiều tác giả (Nhà xuất bản Thanh niên). GV: Chỉ ra một số phẩm chất, kỹ năng mà thanh niên thế kỉ XXI cần phải có. Một số phẩm chất, kỹ năng mà thanh niên thế kỉ XXI cần phải có. • Có trí tuệ, có tri thức. • Có nhân phẩm, đạo đức và vững vàng về quan điểm chính trị, có ý thức trách nhiệm công dân, giàu lòng yêu nước. • Sống có lí tưởng, ước mơ và hoài bão. • Kiên trì, nỗ lực. • Năng động, tích cực, sáng tạo, linh hoạt trước cái mới và không ngại thử thách. • Nắm bắt khoa học công nghệ, công nghệ thông tin. • Giỏi ngoại ngữ. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản. + Luyện viết đoạn văn, bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ về một vấn đề xã hội. + Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ ( Thực hiện ở tiết 143-tuần 30). + Chuẩn bị bài: "Các thành phần biệt lập" (tiếp theo) ( Đọc và trả lời câu hỏi sgk- tìm các ví dụ minh họa, tìm hiểu các bài tập SGK )

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (tiết 2) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (tiết 2), giáo án hay bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (tiết 2), giáo án chi tiét bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (tiết 2), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác