Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tiếng nói của văn nghệ. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20...
BÀI 19: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu bài học
• Chỉ ra và phân tích được sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người cua Tiếng nói của văn nghệ - một tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi; qua đó hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận.
• Nhận biết được đặc điểm và công dụng của thành phần tình thái, thành phần cảm thán trong câu; biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
• Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Phẩm chất và năng lực
• Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
• Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Máy chiếu, bảng phụ, PHT
• Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu...
• Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não;KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT công đoạn
2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. NỘI DUNG
Tiết 91
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp
- PP: vấn đáp
* HĐ cá nhân
- Sử dụng câu hỏi phần A
- Mời một số HS chia sẻ
- Hs nhận xét
- GV đánh giá, dẫn vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;
* HĐ cả lớp, KT hỏi đáp, máy chiếu
- GV yêu cầu HS hỏi đáp các nội dung về tác giả, tác phẩm, thể loại...
- HS hỏi đáp, nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn xác, đánh giá
* Dạy học cả lớp, máy chiếu
- GV định hướng: theo dõi đoạn 1 của văn bản
? Xác định luận điểm khái quát nội dung của văn nghệ?
Giảng
* Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu
- Chiếu câu hỏi
? Để chứng minh cho luận điểm đó, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? Tìm các luận cứ ấy
- HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá.
Giảng
* Dạy học cả lớp, máy chiếu
? Nhận xét về những dẫn chứng tác giả đưa ra ? Lời văn như thế nào?
? Qua đó, em hiểu nội dung của văn nghệ là gì?
? Nhận xét khái quát về nội dung của văn nghệ.
* Bình I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
+ Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) quê Hà Nội.
+ Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
+ Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng như: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học.
b. Tác phẩm
+ Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1948, in trong tập “Mấy vấn đề của văn học”.
+ Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích
3. Tìm hiểu chung về văn bản
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Bố cục: 3 phần.
+ P1: Từ đầu đến tâm hồn: Nội dung của văn nghệ
+ P2: Tiếp đến sự sống: Ý nghĩa của văn nghệ.
+ P3: Còn lại: Con đường văn nghệ đến với người đọc và sức mạnh của nó.
II. Phân tích.
1. Nội dung của văn nghệ
* Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.
- Luận cứ : dẫn ra hai tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và An-na Ca-rê-nhi-na của Tôn-xtôi:
+ Hai câu thơ: Cỏ non... chân trời/ Cành lê...bông hoa không chỉ cho biết cảnh mùa xuân ra sao mà còn ...luôn tái sinh ấy.
+ Truyện Kiều và tác phẩm An-na Ca-rê-nhi-na không chỉ ...mà còn gieo vào lòng ta những bâng khuâng, suy nghĩ, vui buồn.
+ Truyện Kiều và tác phẩm An-na Ca-rê-nhi-na nếu chỉ là những bài học luân lí hay triết lí thì sẽ biến thành một thứ Phật giáo diễn ca hay Bác ái giáo diễn thuyết.
+ Ta nhận từ những nghệ sĩ... không những là mấy học thuyết luân lí, triết học mà còn nhận được những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích ... , tư tưởng
- Nhận xét : Dẫn chứng tiêu biểu; phân tích sắc sảo; lời văn giàu hình ảnh.
- Nội dung của văn nghệ:
+ Phản ánh thực tại
+ Chứa đựng tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ
+ Khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới tâm hồn con người qua cái nhìn và cảm nhận của người nghệ sĩ
* Đó là cuộc sống thực tại được khúc xạ qua lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ
C-D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Năng lực: tự học
- Phương pháp: vấn đáp
* Hoạt động cá nhân
- Nêu yêu cầu
? Hãy làm rõ nội dung của văn nghệ (phản ánh thực tại, chứa đựng tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ) qua một tác phẩm VH đã học?
- HS suy nghĩ, chia sẻ, nhận xét
- GV chỉnh sửa, đánh giá
* Hướng dẫn học tập
- Học bài
+ Nội dung của văn nghệ
- Chuẩn bị : mục B.2,3,4; C.1,2
+ Soạn tiếp VB: Ý nghĩa của văn nghệ, con đường văn nghệ đến với người đọc
+ Đọc ví dụ
+ Trả lời các câu hỏi
+ Làm các bài tập
_____________________________________________________
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 19: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (2+3)
Tiết 92
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp
- PP: vấn đáp
* Hoạt động cá nhân
- Nêu câu hỏi
? Hãy lấy ví dụ về 1 tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9 để làm rõ nội dung phản ánh của văn nghệ? Văn bản đó có ý nghĩa gì?
- HS chia sẻ, nhận xét
- GV đánh giá, dẫn vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;
* Dạy học cả lớp, máy chiếu
- Định hướng đầu đoạn văn 4
? Xác định luận điểm nêu lên ý nghĩa của văn nghệ ?
* Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu
- Chiếu câu hỏi
? Để làm sáng tỏ điều này, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào
? Tác giả đã phân tích dẫn chứng này ra sao
? Cuối cùng nhà văn kết luận ra sao
- HS hoạt động, trao đổi, trình bày
- GV chuẩn xác, HS tự đánh giá
* Dạy học cả lớp, máy chiếu
? NT nghị luận trong đoạn văn này có gì đặc sắc
? Từ đó, tác giả cho ta thấy được sức mạnh và ý nghĩa gì của văn nghệ
* Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu
- Chiếu câu hỏi
? Tìm câu văn khái quát con đường văn nghệ đến với người đọc( Tìm luận điểm)
- HS trao đổi, trình bày, bổ sung
- GV chuẩn xác, đánh giá
? Để làm rõ điều này, tác giả đưa ra mấy luận cứ?
* Dạy học cả lớp, máy chiếu
? Luận cứ một là gì
? Tác giả lí giải điều này ra sao ( Theo tác giả, cuộc sống là gì, tâm hồn là gì và chỗ đứng của văn nghệ là gì)
- Giảng
? Luận cứ thứ hai
? Em hiểu như thế nào về câu văn trên
? Tác giả đã phân tích, lí giải điều này ntn
- Giảng
? Nhận xét về cách con đường văn nghệ đến với người đọc
* Hoạt động cặp, máy chiếu
- GV giao nhiệm vụ:
? Tìm câu văn nêu lên sức mạnh của văn nghệ
? Nhận xét về lí lẽ đưa ra? Lời văn ở đây như thế nào?
? Qua đó, em có nhận xét gì về sức mạnh của văn nghệ
- HS hoạt động, trao đổi, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức, đánh giá
* Bình
* Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu
- GV yêu cầu HS khái quát nghệ thuật và nội dung.
- Chiếu chuẩn kiến thức. 2. Ý nghĩa của văn nghệ
* Luận điểm: Văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh gian khổ, vất vả.
- Luận cứ: Những người đàn bà nhà quê khi ru con, khi xem chèo:
+ Những người đàn bà lam lũ khác hẳn khi ru con, hay hát ghẹo nhau, chen nhau xem chèo.
+ Ca dao gieo vào bóng tối cuộc đời cực nhọc một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ.
+ ... buổi chèo... làm cho con người cười hả dạ, rỏ một giọt nước mắt
- Kết luận: Văn nghệ làm cho tâm hồn họ thực được sống.
- Nhận xét: Kết hợp hài hòa giữa việc đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng, giữa phân tích và tổng hợp
* Văn nghệ có một vai trò vô cùng quan trọng.
3. Con đường văn nghệ đến với người đọc và sức mạnh của nó
a. Con đường văn nghệ đến với người đọc
* Luận điểm: Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
* Luận cứ:
- Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc - nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống con người (Văn nghệ đến với người đọc chủ yếu thông qua sự tác động tình cảm, cảm xúc)
- Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa
( Văn nghệ còn đến với người đọc thông qua những tác động tư tưởng)
=> Con đường văn nghệ đến với người đọc bằng cách thức độc đáo với những tác động đa chiều
b. Sức mạnh của văn nghệ
- Tác phẩm ... trong lòng.
- Nhận xét: Lí lẽ sắc sảo, chặt chẽ; lời văn giàu nhiệt huyết.
=> Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức mạnh vô cùng mãnh liệt và diệu kì.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
+ Cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng thuyết phục.
+ Giọng văn chân thành.
b. Nội dung: Văn bản khẳng định văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học;
- Phương pháp: vấn đáp
* HĐ cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực
- Yêu cầu HS trả lời BT 1
- HS suy nghĩ, chia sẻ, nhận xét
- GV đánh giá Bài tập 1
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Năng lực: tự học
- Phương pháp: thuyết trình
* Dạy học cả lớp
- Hướng dẫn HS thực hiện BT 1/D và mục E ở nhà
Tiết 93
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp
- PP: vấn đáp
* Dạy học cả lớp, bảng phụ
- Treo bảng phụ chép ví dụ có thành phần biệt lập.
? Xác định CN, VN của câu? Các thành phần còn lại có vai trò gì trong câu?
- GV đánh giá, dẫn vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự học; hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm; quan sát và phân tích ngôn ngữ
* Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục a
- HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét.
- GV chuẩn xác, đánh giá
- GV chốt
* Hoạt động cặp, máy chiếu
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục b
- HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét
- GV chuẩn xác đáp án, HS tự đánh giá
- GV chốt.
* Chốt: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán được gọi là thành phần biệt lập.
* Hoạt động cá nhân, máy chiếu
- Yêu cầu HS điền từ mục c
- HS suy nghĩ, trình bày, nhận xét
- GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo
* Dạy học cả lớp
? Đặt câu có sử dụng thành phần tình thái, thành phần cảm thán. III. Tìm hiểu về các thành phần biệt lập
1. Tìm hiểu ví dụ
a. VD a
- Các từ in đậm: “chắc, có lẽ”:
+ Những từ ngữ in đậm được dùng để thể hiện nhận định của người nói:
. “Chắc”: nhận định suy nghĩ của ông Sáu với độ tin cậy cao
. “Có lẽ”: nhận định hành động cười của ông Sáu với độ tin cậy thấp.
+ Nếu bỏ các từ này thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi vì chúng được dùng để thể hiện cách nhìn nhận của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới.
=> Các từ in đậm trên được gọi là thành phần tình thái.
b. VD b
+ Các từ in đậm không biểu đạt sự vật, sự việc của câu.
+ Dùng đề bộc lộ tâm lý:
Ồ: vui mừng
Trời ơi: tiếc nuối.
=> Các từ in đậm được gọi là thành phần cảm thán
2. Ghi nhớ
- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...).
- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học;
- Phương pháp: vấn đáp
* Hoạt động nhóm (6), KT chia nhóm (ngẫu nhiên), BP, máy chiếu
- Giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS hoạt động
- HSHĐ trao đổi, trình bày, nhận xét
- Chuẩn xác, GV- HS đánh giá Bài tập 2
a.
- Thành phần tình thái
a) Có lẽ
c) Hình như
d) Chả nhẽ
- Thành phần cảm thán
b) Chao ôi
b.
Dường như ( hình như , có vẻ như ..)
Có lẽ
Chắc là
Chắc hẳn
Chắc chắn
c.
- Chắc chắn: người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc mình nói ra.
- Hình như: người nói phải chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy của sự việc mình nói ra.
- Tác giả dùng từ chắc bởi vì: theo suy nghĩ của bác Ba thì ông tin vào nhận định của mình nhưng dù sao thì đó cũng là phỏng đoán nên tác giả dùng từ chắc.
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phương pháp: thuyết trình
* Dạy học cả lớp
- Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà
+ Viết một đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng 2 thành phần biệt lập đã học
+ Sưu tầm các đoạn văn, đoạn thơ đã học có sử dụng các thành phần biệt lập
* Hướng dẫn học tập
- Học bài
+ Các thành phần biệt lập
+ Hoàn thành các BT
- Chuẩn bị : mục B. 3.4, C.3, D.2
+ Lập dàn ý cho đề 3
+ Tìm hiểu về các sự việc, hiện tượng ở địa phương
____________________________________________________
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20...
BÀI 19: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
III. NỘI DUNG
Tiết 94
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp
- PP: vấn đáp
* Dạy học cả lớp
? Thế nào là văn nghị luận?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá, dẫn vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự học; hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;
* Hoạt động nhóm (4), KT chia nhóm (đếm số), bảng phụ, máy chiếu
- Chiếu câu hỏi (GV bổ sung, sắp xếp lại các câu hỏi mục a/sgk)
+ Xác định vấn đề nghị luận (hiện tượng gì?) ? Thuộc lĩnh vực nào?
+ Hiện tượng đó có ý nghĩa gì đối với xã hội?
+ Nhận xét về hình thức của bài văn (bố cục, lập luận, lời văn)?
+ Xác định các nội dung chính của văn bản?
- HS hoạt động, trao đổi, trình bày, nhận xét
- GV bổ sung, đánh giá
* Dạy học cả lớp
- GV chốt
? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội
* Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu
- GV bổ sung các câu hỏi, chiếu câu hỏi:
+ Cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sống gồm mấy bước? Nhiệm vụ từng bước?
- HS hoạt động, trao đổi, trình bày, nhận xét.
- GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo
* Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu c/17
- HS hoạt động, trả lời, nhận xét
- GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo IV. Tìm hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
a. Tìm hiểu ví dụ
+ Vấn đề: hiện tượng lề mề trong đời sống
->Vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống xã hội
+ Đó là một hiện tượng đáng chê trách
* Hình thức
- Bố cục: 3 phần
+ Mở bài: giới thiệu về bệnh lề mề
+ Thân bài:
. Biểu hiện
. Nguyên nhân
. Tác hại
+ Kết bài: Biện pháp khắc phục
-> Bố cục rõ ràng, mạch lạc
- Phép lập luận: phân tích - phù hợp với kiểu bài
- Lời văn ngắn gọn, chính xác, sống động
* Nội dung
+ Biểu hiện:
. Coi thường giờ giấc.
. Việc riêng đúng giờ, việc chung muộn giờ
+ Nguyên nhân:
. Thiếu tự trọng,
. Chưa biết tôn trọng người khác
. Vô trách nhiệm với việc chung
+ Tác hại:
. Gây thiệt hại cho tập thể
. Làm mất thời gian của người khác
. Tạo tập quán không tốt.
+ B.pháp khắc phục
. Tôn trọng người khác và chính mình
. Làm việc đúng giờ
=> Bài văn nghị luận trên được gọi là bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, xã hội
b. Ghi nhớ
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
2. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
(1) Tìm hiểu đề và tìm ý
* Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: Nghị luận
- Sự việc, hiện tượng cần nghị luận: Tấm gương người tốt, việc tốt Phạm Văn Nghĩa
- Yêu cầu: nêu suy nghĩ
* Tìm ý
- Khái quát những việc làm tốt của Nghĩa (biểu hiện)
- Nguyên nhân Nghĩa làm như vậy
- Ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa
- Đánh giá việc làm của Nghĩa
- Biện pháp phát huy
(2) Lập dàn bài
* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa -> Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề
* Thân bài: (phần tìm ý) -> Chỉ ra các biểu hiện, nguyên nhân, ý nghĩa (tác hại), biện pháp phát huy( khắc phục) - liên hệ, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định
* Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của việc học tập tấm gương Phạm Văn Nghĩa. Liên hệ bản thân -> Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên
(3) Viết bài
(4) Đọc lại bài viết và sửa chữa
3. Yêu cầu của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Chọn các ý 1,3,4
C-D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Năng lực: tự học
- Phương pháp: vấn đáp
* Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực
- Nêu yêu cầu
? Viết MB cho đề văn đã lập dàn ý ở mục B.
- Hướng dẫn viết: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- HS viết, đọc, nhận xét
- GV chỉnh sửa, đánh giá
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Năng lực: tự học, CNTT
- Phương pháp: thuyết trình
* Dạy học cả lớp
- Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà
+ Sưu tầm các đề văn, bài văn về các sự việc, hiện tượng đời sống qua mạng Internet
* Hướng dẫn học tập
- Học bài
+ Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
+ Cách làm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Chuẩn bị : mục C.3, D.2
+ Lập dàn ý cho đề 3
+ Tìm hiểu về các sự việc, hiện tượng ở địa phương
_______________________________________________
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20...
BÀI 19: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
III. NỘI DUNG
Tiết 95
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: tự học, giao tiếp
- PP: vấn đáp
* Dạy học cả lớp
? Dàn bài của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần ?
- HS trả lời, nhận xét
- GV đánh giá, dẫn vào bài
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học; hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm
* Hoạt động nhóm, KT phòng tranh, máy chiếu, bảng phụ
- Yêu cầu các nhóm lập dàn bài cho đề văn 3
- HS hoạt động, thảo luận, trưng bày
- GV- HS tham quan, trao đổi, phản biện
- GV chiếu đáp án, HS đánh giá chéo
* Dạy học cả lớp, máy chiếu
? Nêu một số sự việc, hiện tượng được quan tâm ở địa phương hiện nay
? Bài làm có dàn ý như thế nào
- GV định hướng
- Hướng dẫn HS viết bài và thời hạn nộp bài (trước khi học bài 27)
3. Luyện tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
a. Lập dàn bài
- Đề văn: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
* Mở bài: GT trò chơi điện tử - một vấn đề đang được xã hội quan tâm,
* Thân bài:
- Thực trạng:
+ Trò chơi điện tử phát triển nhanh, mạnh do sự phát triển của CNTT, CN 4.0. Nó có mặt mọi nơi từ thành thị đến nông thôn
+ Số hàng dịch vụ điện tử rất nhiều
+ HS có thể chơi điện tử qua thiết bị thông minh (máy tính, điện thoại) có kết nối internet
- Nguyên nhân:
+ Tính hấp dẫn của các trò chơi điện tử
+ Ý thức tự giác của mỗi HS chưa cao
+ Một số gia đình quản lí con chưa tốt
+ Việc quản lí loại dịch vụ này của chính quyền chưa nghiêm.
- Hậu quả:
+ Một số HS ham chơi điện tử đến mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
+ Nhiều HS sao nhãng học hành, kết quả học tập giảm sút, bỏ học.
+ Có HS mải chơi bị bạn xấu rủ rê, mắc vào những tệ nạn xã hội (trộm cắp...)
- Biện pháp:
+ Mỗi HS cần có ý thức tự quản, điều chỉnh thời gian chơi để không ảnh hưởng đến việc học.
+ Cần tránh những trò chơi không hợp tuổi, có ND không lành mạnh.
+ Cha mẹ, nhà trường cần quan tâm đến việc học, quản lí chặt chẽ thời gian học tập và thời gian ở nhà của con em.
+ Chính quyền cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho HS; cần quản lí chặt chẽ dịch vụ điện tử
* Kết bài:
+ Khẳng định tác hại của trò chơi điện tử
+ Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
b. Tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phương
- Các sự việc, hiện tượng đời sống trong thực tế ở địa phương.
+ Hiện tượng rác thải
+ Giúp đỡ gia đình khó khăn
+ Xây dựng nông thôn mới
+ Tệ nạn xã hội...
* Dàn bài
A. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
B. Thân bài:
+ Biểu hiện
+ Nguyên nhân
+ Tác hại ( tác dụng)
+ Biện pháp
C. Kết bài
+ Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng
+ Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, CNTT
- Phương pháp: thuyết trình
* Hoạt động cả lớp
- Hướng dẫn HS làm bài tập D.2 và sưu tầm một số bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống qua mạng internet (thực hiện ở nhà)
* Hướng dẫn học tập
- Học bài
+ Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống
+ Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị bài 20: mục A, B.1,2
+ Đọc văn bản
+ Trả lời các câu hỏi
Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................