Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 12- Tiết 56
Đọc thêm- Văn bản:
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
(Nguyễn Khoa Điềm)
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
+ Nắm những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Hiểu tình cảm bà mẹ Tà - Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
+ Nắm được nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.
2. Kĩ năng:
+ Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
+ Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả.
+ Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Đánh giá năng lực:
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực, giao tiếp, thảo luận nhóm, thu thập và xử lí thông tin.v.v
4.Thái độ:
+ Thêm yêu mến, tôn trọng, tự hào về những người mẹ Việt Nam trong kháng chiến.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tham khảo tư liệu soạn giáo án, máy chiếu
* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, thảo luận nhóm, giảng bình.
+ Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng Lớp Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt? Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh của người bà trong bài thơ?
* Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét-> giáo viên trình chiếu đáp án
* Đáp án:
+ Đọc diễn cảm bài thơ
+ Hình cảnh người bà tảo tần, giàu tình yêu thương, và đức hi sinh cao cả: bà chăm sóc, bảo ban cháu học hành, dạy cháu làm, là người đã tiếp thêm niềm tin, sự sống cho cháu-> người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa.v.v.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm)
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian:
Cho học sinh nghe bài hát " Lời ru trên nương"- Trần Hoàn
GV dẫn dắt vào bài: Tuổi thơ mỗi người gắn liền với những lời ru ầu ơ của bà, của mẹ. Lời ru nhẹ nhàng ẩn chứa những bài học sâu xa, ý nghĩa về cuộc sống và là tình yêu thương dạt dào của cha mẹ gửi gắm. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung
? - GV đặt câu hỏi: Hãy nêu một vài nét khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm ?
* Giáo viên giới thiệu chân dung nhà thơ và bổ sung thêm một vài chi tiết
? Em biết gì về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Chiếu hình ảnh tác phẩm
* Giáo viên: Bài thơ ra đời trong những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên 2 miền Nam - Bắc. Thời kỳ này, cuộc sống của cán bộ nhân dân ta trên các chiến khu (phần lớn là những miền rừng núi) rất gian nan, thiếu thốn. Cán bộ, nhân dân vẫn bám rẫy, bám đất tăng gia sản xuất và sản xuất chiến đấu bảo vệ căn cứ.
* Học sinh xác định giọng đọc? Giọng tha thiết ngọt ngào, thể hiện tình cảm yêu thương và khát vọng của người mẹ. A. Hướng dẫn TH giới thiệu chung:
1. Tác giả:
+ Sinh năm 1943, là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+ Chất chính luận làm cho thơ N.K.Đ vừa dạt dào cảm xúc, vừa lắng đọng suy nghĩ.
2. Tác phẩm:
+ Bài thơ được sáng tác năm 1971, tại chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
? Giải thích các từ : Akay, Cu Tai ?
? “ Bắp” là từ toàn dân hay từ địa phương ?
+ “Bắp”: từ địa phương - “Ngô”: từ toàn dân. B.Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
1. Đọc- chú thích:
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? thử phân tích nhịp bài thơ ?
* Giáo viên: Bài thơ là khúc hát ru những em bé người dân tộc Tà Ôi "lớn trên lưng mẹ", xuất phát từ thực tế: Hàng ngày những bà mẹ Tà Ôi địu con làm việc, lao động, tham gia kháng chiến...trong gian nan, vất vả,...Em bé lớn lên, trưởng thành trong lời ru ấy, trong hoàn cảnh ấy...
- GV đặt câu hỏi:
Căn cứ vào lời ru có thể chia bài thơ thành mấy phần? Nội dung từng phần như thế nào ?
+ Từ đầu đến lún sân: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
+ Tiếp => Ka Lưi: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
+ Còn lại: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước. 2. Thể thơ - Bố cục
+ Thể thơ: tự do ( trữ tình)
+ Bố cục: 3 phần
? Em có nhận xét gì về cấu tạo của các khúc hát ru?
+ Có 2 câu điệp khúc: Ngủ ngoan A Kay ơi, ngủ ngoan A Kay hỡi.
- > Điệu hát ru vừa có sự lặp lại vừa có sự phát triển qua 3 khúc hát ru của bài thơ + Bài thơ là lời hát ru, có 3 khúc hát ru. Mỗi khúc hát ru gồm 2 lời ru: lời của tác giả, lời ru của mẹ
+ Lời ru của mẹ vừa có sự lặp lại, vừa có sự phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng.
? Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ ?
+ Độc đáo.
+ Vì: đem lại cho người đọc cảm giác vừa quen thuộc vừa lạ lùng. Khúc hát ru là quen, những em bé lên trên lưng mẹ cũng không có gì xa lạ (các dân tộc miền núi phụ nữ thường địu con trên lưng để làm việc)
ghép hai cụm từ lại thành nhan đề bài thơ gây khó hiểu, ngạc nhiên. Ai cũng muốn biết nhà thơ sẽ hát ru những gì, người mẹ ấy sẽ ru con như thế nào
* Giáo viên: Bài thơ có 3 phần mỗi phần ứng với
1 khúc hát ru của người mẹ. Em hãy tìm hiểu nội dung của mỗi khúc hát ru.
? Qua tìm hiểu nội dung của các khúc hát ru em thấy bà mẹ Tà Ôi được giới thiệu ở những khía cạnh nào? Nhóm 1: Sử dụng phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị ở nhà( Chiếu phiếu học tập)
+ Công việc, hoàn cảnh
+ Tình cảm, ước mơ.
? Hình ảnh bà mẹ Tà Ôi được khắc hoạ qua những công việc cụ thể ra sao ?
? Mức độ của các công việc đó ?
? Hãy chỉ rõ điều đó ở từng khúc hát ru ?
* Giáo viên: Tình cảm và ước vọng của người mẹ Tà Ôi được thể hiện ra sao qua 3 khúc hát ru này , cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp b 3. Hướng dẫn phân tích:
a. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi:
+ Mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội.
+ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka Lưi.
+ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng -> tham gia kháng chiến.
=> Công việc càng ngày càng nặng nhọc, vất vả, gian nan.
* Giáo viên chia lớp thành ba nhóm cho chọc sinh thảo luận tìm hiểu tình cảm và ước vọng của bà mẹ Tà Ôi qua các khúc hát ru
Nhóm 2:
Sử dụng phiếu học tập số 2 đã chuẩn bị ở nhà
( Chiếu phiếu học tập)
? Người mẹ gửi gắm ước mơ gì qua lời ru thứ nhất ?
? Biện pháp nghệ thuật qua lời ru thứ nhất:“Mai sau...lún sân”,? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
+ Tác dụng: nghệ thuật phóng đại diễn tả mong muốn của người mẹ muốn con mình trở thành chàng trai khỏe mạnh có sức khỏe thần thông như Đam San phi phàm có sức thần thông phát mười Ka Lưi b Tình cảm và những ước vọng bà mẹ Tà - Ôi:
+ Con mơ hạt gạo trắng ngần
Mai sau...vung chày lún sân.
? Người mẹ gửi gắm ước mơ gì qua lời ru thứ hai
? Biện pháp nghệ thuật qua lời ru thứ hai:“Mai sau...Ka Lưi”? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
+ Tác dụng: nghệ thuật phóng đại diễn tả mong muốn của người mẹ muốn con mình trở thành chàng trai khỏe mạnh có sức khỏe thần thông như Đam San phi phàm có sức thần thông phát mười Ka Lưi + Con mơ hạt bắp lên đều
Mai sau..phát mười Ka Lưi.
=> Nghệ thuật phóng đại: mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường.
* Nhóm 3
? Ước vọng ở khúc hát ru thứ 3 có gì khác so với hai khúc hát ru trước?
+? Người mẹ có ước mong sức khoẻ phi thường cho con nữa không? Người mẹ mong muốn cho con điều gì ?
? Tại sao trong lời ru người mẹ lại sử dụng cụm từ “ con mơ cho mẹ” mà không phải là “ mẹ mơ cho con” hoặc "mẹ mơ con sẽ" ?
+ Con mơ…thấy Bác Hồ Mai sau.. làm người tự do.
=> mong con khôn lớn về tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc.
* Giáo viên: Người mẹ gửi trọn niềm tin mong mỏi vào giấc mơ của đứa con. Mẹ mong con ngủ ngoan, ngủ say có những giấc mơ đẹp, điều em mơ sẽ là điều mẹ ước ao, mong đợi ở nơi con yêu -> Giọng điệu lời ru thêm tha thiết, tin tưởng.=> Sự gắn bó giữa 2 mẹ con.
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”.
( Chế Lan Viên)
? Qua hai câu thơ:
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng”.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ?
+ Nghệ thuật ẩn dụ -> Con là mặt trời của mẹ, là nguồn hạnh phúc ấm áp, gần gũi thiêng liêng của đời mẹ => Con góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.
* Học sinh các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
+ Nghệ thuật ẩn dụ-> Con là mặt trời của mẹ là nguồn sáng, niềm tin, hạnh phúc, sự sống.v.v. của mẹ.
* Theo dõi 3 công việc của bà mẹ
- GV đặt câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về lời ru của mẹ trong mối liên hệ với công việc mẹ đang làm ?
- Tự nhiên, chặt chẽ, phù hợp với hoàn cảnh công việc.
+ Mẹ giã gạo: Mơ gạo trắng ngần
+ Tỉa bắp: Mơ bắp lên đều
+ Giành trận cuối: Mơ thấy Bác Hồ, làm người tự do.
=> Các ước mong đều xuất phát từ công việc mẹ đang làm, hoàn cảnh cuộc sống, rất cụ thể, giản dị, mộc mạc nhưng cũng thật cháy bỏng tràn đầy niềm tin & hi vọng.
+ Những ước mơ ngày càng lớn, sự phát triển trong tình cảm ước mong của người dân kháng chiến -> Bố cục đặc sắc của bài thơ là sự lặp lại nhưng không đơn điệu mà là sự phát triển lên cao trong sự thống nhất.
? Từ hình ảnh, tấm lòng của người mẹ Tà Ôi, tác giả muốn thể hiện điều gì?
(?Gợi: Từ tấm lòng và hình ảnh người mẹ Tà Ôi, nhà thơ muốn thể hiện tình cảm gì và của những ai ?)
+ Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ.
-> Tình cảm, khát vọng của người mẹ ngày càng rộng lớn, hoà cùng cuộc kháng chiến gian khổ anh dũng của quê hương đất nước.
? Qua 3 khúc hát ru em cảm nhận được điều gì về hình ảnh của bà mẹ Tà Ôi ? H Giỏi
=> Người mẹ Tà Ôi bền bỉ quyết tâm trong lao động, chiến đấu. Người mẹ ấy yêu con thắm thiết và cũng nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội, khát khao đất nước được độc lập tự do.
? Qua bài thơ em thấy tình cảm của bà mẹ Tà Ôi được thể hiện như thế nào ?
? Bài thơ " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" có ý nghĩa như thế nào?
4. H ướng dẫn tổng kết:
a Nội dung- Ý nghĩa :
* ND : Qua các khúc hát ru, tình yêu con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu nước, yêu cách mạng, niềm tin tưởng và lạc quan cách mạng.
* Ý nghĩa của văn bản:
+ " Khúc hát ru…" Ca ngợi tình cảm thắm thiết và cao đẹp của bà mẹ Tà Ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
? Em hãy khái quát những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?
* H.S đọc ghi nhớ ( S.G.K-155)
( Chiếu phần tổng kết)
b Nghệ thuật:
+ Sáng tạo trong hết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru.
+ Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
+ Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
c Ghi nhớ: ( SGK- 155 )
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp,
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
- GV đặt câu hỏi:
Khúc hát ru trong bài này có gì kế thừa & đổi mới so với những khúc hát ru truyền thống?
Đánh giá năng lực
+ Kế thừa: Tình yêu con, muốn con nên người, giọng điệu ngọt ngào thắm thiết.
+ Mới : Kết hợp tình yêu con, yêu nước, yêu cách mạng-> hài hoà, nhịp vần có những đổi mới hiện đại trong thơ trữ tình.
? Trong bài thơ em thích nhất hình ảnh thơ nào nhất? Tại sao? C. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
? Em hiểu như thế nào về ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được thể hiện qua các khúc hát ru?
+ Ước mong có sức mạnh để lao động và chiến đấu, quyết tâm bảo vệ và giành độc lập, tự do cho đất nước.
? Em nhận xét gì về hình ảnh của bà mẹ Tà Ôi ?
+ Người mẹ tiêu biểu trong kháng chiến chống Mĩ: tình yêu con hoà trong tình yêu nước, bền bỉ, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian nan để phục vụ cách mạng vì có tình yêu con, tình yêu nước và niềm tin, lạc quan cách mạng.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ .
+ Trình bày nhận xét về giọng điệu của bài thơ “Khúc.....mẹ”
+ Soạn bài: "Ánh trăng" ( Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ, sưu tầm chân dung nhà thơ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, ý nghĩa của bài thơ, tìm hiểu bố cục, PTBĐ, nội dung và nghệ thuật của bài.v.v. )
* Phiếu học tập số 1: vầng trăng trong hoài niệm và nỗi nhớ
Thời gian Chi tiết Nghệ thuật Tác dụng
Hồi nhỏ
Thời chiến tranh
Cảm nhận chung về vầng trăng