Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Thuật ngữ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 6 - Tiết 29
Tiếng Việt: THUẬT NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Khái niệm thuật ngữ.
+ Những đặc điểm của thuật ngữ.
2. Kỹ năng:
+ Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
+ Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
3. Đánh giá năng lực:
+ Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm, vai trò, cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản.
+ Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng thuật ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp.
4. Thái độ: + Giáo dục ý thức sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên: Sưu tầm thêm một số văn bản có sử dụng những yếu tố miêu tả.
* Học sinh: Chuẩn bị theo sách giỏo khoa, đọc kĩ văn bản
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
+ Hỏi đáp, phân tích, qui nạp, thảo luận nhóm
+ Kĩ thuật động não, giải quyết vấn đề, hợp tác
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
GV đặt câu hỏi:
? Tác dụng của việc tạo từ ngữ mới?
? Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài có phải là một cách phát triển từ vựng không? Tại sao?
* Yêu cầu:
+ Tác dụng: Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội cũng là một cách để phát triển từ vựng Tiếng Việt.
+ Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách phát triển từ vựng Tiếng Việt.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm)
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: thuyết trình, đàm thoại
- Thời gian:
Thuật ngữ là một lớp từ đặc biệt của 1 ngôn ngữ. Tuy là một lớp từ vựng đặc biệt nhưng thuật ngữ không tách rời vốn từ chung của một ngôn ngữ. Ngày nay do trình độ văn hoá của người dân ngày càng cao, khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Nhiều thuật ngữ nhanh chóng trở thành từ ngữ thông thường được dùng phổ biến hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy thuật ngữ là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Giáo viên treo bảng phụ ví dụ SGK -học sinh đọc ví dụ
? So sánh hai cách giải thích nghĩa của từ “nước” và từ “ muối”?
+ ? Cách giải thích nào thông dụng ai cũng có thể hiểu đựơc?
? Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học ? Vì sao?
+ Cách giải thích 1: Chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính
+ Cách giải thích 2: Thể hiện đặc tính bên trong của sự vật, phải qua nghiên cứu, bằng lí thuyết và phương pháp khoa học qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ đặc tính của nó. Không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học.
? Theo em đâu là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường? đâu là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ?
* Giáo viên treo bảng phụ các định nghĩa SGK và gọi học sinh đọc
? Em có nhận xét gì về những từ in đậm ( gạch chân ) trong các định nghĩa trên?
+ Là những khái niệm, những thuật ngữ.
? Em đã học những định nghĩa này ở những bộ môn nào?
+ Thạch nhũ : Địa lý
+ Ba- dơ : Hoá học
+ Ẩn dụ : Ngữ văn
+ Phân số thập phân : Toán học
? Những từ ngữ trên chủ yếu được dùng trong các loại văn bản nào?
+ Trong các văn bản khoa học và công nghệ
(các loại văn bản khác ít dùng hơn)
? Vậy từ tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu thuật ngữ là gì?
* GV gọi học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
* Giáo viên: Các em cần chú ý từ “thường” ở đây, như vậy có nghĩa là thuật ngữ đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác. Chẳng hạn: Một bản tin, một phóng sự hay một bài bình luận báo chí có thể sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến những khái niệm có liên quan
->Thuật ngữ rất cần trong đời sống.
* Bài tập nhanh: Hãy tìm thêm một số thuật ngữ em thường gặp trong các môn học?
+ Toán: Tam giác cân, đường tròn nội tiếp..
+ Hoá: ôxi hoá khử, điện phân...
? Tìm thuật ngữ có liên quan đến môi trường?
+ VD: ô xi, Các bon nich...
+ ô nhiễm môi trường,
* Cho học sinh quan sát lại những định nghĩa SGK-88 mục I. 2.
? Em hãy thử tìm xem những thuật ngữ dẫn trên có còn nghĩa nào khác nữa không ?
+ không
? Vậy từ nhận xét trên em rút ra được đặc điểm nào của thuật ngữ?
+ Thuật ngữ có tính chính xác
+ Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ.
* Ví dụ: Trong địa lý, “ Thạch nhũ” chỉ có một cách hiểu như SGK
+ Khi thuật ngữ không trong lĩnh vực khoa học, công nghệ thì nó được dùng với nghĩa chuyển.
( Ví dụ như “ Điểm tựa” trong thơ -> nghĩa chuyển )
* Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi mục II . 2
? Trong hai ví dụ đó, từ muối nào được coi là thuật ngữ ?
- Muối ( A)
? Trong ví dụ, từ muối nào có sắc thái biểu cảm ? Vì sao?
+ Muối (B): là ẩn dụ chỉ mức độ sâu đậm trong tình cảm. (không phải là thuật ngữ)
? Từ ví dụ trên, ta có thể rút ra đặc điểm gì nữa của thuật ngữ?
? Như vậy, thuật ngữ có mấy đặc điểm, đó là những đặc điểm nào?
* Giáo viên: Thuật ngữ có 2 đặc điểm: Tính chính xác ( chỉ có một nghĩa) và không có tính biểu cảm. I.Thuật ngữ là gì:
1 Phân tích VD(SGK- 87)
* Ví dụ 1:
+ Cách giải thích thứ 1: Giải thích nghĩa của từ thông thường
+ Cách giải thích thứ 2: Là cách giải nghĩa yêu cầu phải có kiến thức hoá học( cách giải thích nghĩa của thuật ngữ)
* Ví dụ 2: Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu dùng trong văn bản về khoa học, công nghệ.
2. Ghi nhớ: (SGK-88)
II. Đặc điểm của thuật ngữ:
1. Phân tích VD(SGK -88)
+ Những thuật ngữ trong ví dụ không có nghĩa nào khác
-> Thuật ngữ có tính chính xác
+ Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
- Từ “ muối” (b) có sắc thái biểu cảm.
-> Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
2. Ghi nhớ: (SGK- 89)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp,
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
* GV gọi học sinh đọc bài tập số 1 và nêu yêu cầu của bài tập số 1
? Tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống
Bài tập làm miệng
? Vận dụng kiến thức đã học ở các môn tìm thuật ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống? Cho biết các thuật ngữ vừa tìm đư¬ợc thuộc lĩnh vực khoa học nào?
* Học sinh thảo luận nhóm- 3 phút bài tập số 2- Kĩ thuật mảnh ghép
? Cho biết các thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào?
? Đoạn trích trên, từ “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ hay không ? Ở đây nó có ý nghĩa gì?
Bài 3:
a) Từ "hỗn hợp" được dùng như một thuật ngữ
b) Từ "hồn hợp" được dùng như một từ thông thường
? Đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường?
- Tôi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp.
? Hiện tượng đồng âm (từ “thị trường”) có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở phần ghi nhớ không ? Vì sao ?
II. Luyện tập:
Bài tập số 1( SGK- 89)
+ Thứ tự điền: Lực, xâm thực, hiện tượng hoá học, trường từ vựng, di chỉ, thụ phấn, lưu lượng trọng lực, khí áp, đơn chất, thị tộc phụ hệ, đường trung trực.
Bài tập số 2 ( SGK-90)
+ “ Điểm tựa”: Là một thuật ngữ vật lý có ý nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy thông qua đó lực được tác động truyền đến lực cản.
+ Trong đoạn trích này nó không được dựng như một thuật ngữ, ở đây điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính
( ví như điểm tựa của đòn bẩy) - > nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng của Cách mạng (trong những năm chống Mỹ ác liệt)
Bài tập số 3 (SGK- 90)
A : Từ “ Hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ.
B. Từ “ Hỗn hợp” được dùng như một từ thông thường.
Bài tập số 4 (SGK-90)
+ Định nghĩa “Cá” theo lĩnh vực sinh học: Động vật có xương sống ở dưới nước bơi bằng vây, thở bằng mang
+ Theo cách hiểu của người Việt thì cá Voi, cá heo, cá sấu cũng là cá là hiểu theo trực giác, còn thực chất chúng thuộc lớp thú.
Bài tập số 5 ( SGK-90)
+ Không, vì: chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt là kinh tế và quang học. Có thể coi đây chỉ là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
GV yêu cầu: Gạch chân những thuật ngữ có trong đoạn văn sau
Khí quyển của Sao Hỏa quá mỏng để hỗ trợ cho sự sống. Thành phần chủ yếu của khí quyển là khí cacbonic (95%). Lớp khí quyển rất mỏng này còn có thể rất bụi, bởi bụi từ lớp vỏ bề mặt Hỏa Tinh liên lục bị cuốn vào khí qyển do các cơn lốc xoáy khổng lồ. Đôi khi, có thể tìm thấy cả tuyết trên Sao Hỏa, nhưng là những bông tuyết bằng cacbonic, chứ không phải nước. Những bông tuyết này được cho là có kích thước rất nhỏ, cỡ khoảng tế bào máu
(Theo http://vatlythienvan.com)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian:
GV yêu cầu:
1. Tìm và giải thích 5 thuật ngữ được dùng trong các bộ môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Tin
2. Tìm đọc và ghi lại nghĩa của một số thuật ngữ giúp em hiểu rõ hơn về các hiện tượng tự nhiên (ví dụ: mây, mưa, sấm sét…)
Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, dưới dạng những đám mây, khi gặp điều kiện lạnh, tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa.
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát).
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão.
Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn.
Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn .
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Học bài, hoàn chỉnh các bài tập.
+ Tìm và sửa lỗi do sử dụng thuật ngữ không đúng trong một văn bản cụ thể.
+ Đặt câu có sử dụng thuật ngữ.
+ Chuẩn bị bài tiếp theo