Giáo án PTNL bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết theo PPCT: 13 Tiết chủ đề: 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1 Kiến thức: + Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. + Những trường hợp không tuân thủ hội thoại . 2 Kỹ năng: + Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. + Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại. 3 Thái độ: + Giáo dục học sinh có thái độ lịch sự trong giao tiếp. 4. Phát triển năng lực: + Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân. + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại. B. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập * Học sinh: Các phương châm hội thoại (Đọc, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn SGK). C. PHƯƠNG PHÁP + Phương pháp: Hỏi đáp, phân tích, qui nạp + Kĩ thuật: Động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số( 1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ học 3 Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: 3’ Cho học sinh thể hiện tiểu phẩm 1"Chào hỏi" sgk/36( phần học sinh chuẩn bị ở nhà) ->đây là phương châm hội thoại không phù hợp với tình huống giao tiếp, tạo tình huống gây cười. Chúng ta cần sử dụng các phương châm hội thoại như thế nào cho có hiệu quả bài học hôm nay sẽ giúp ta có câu trả lời.  Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian : NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: tìm hiểu Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: - Mục đích: học sinh hiểu được giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp có mối quan hệ lô gic, chi phối nhau. - Phương pháp: vấn đáp, phân tích mẫu, gợi tìm - Thời gian: 20 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * GV yêu cầu HS: Nhắc lại tiểu phẩm1 (SGK-36) và trả lời câu hỏi: ? Anh chàng trong câu truyện được giới thiệu trong hoàn cảnh như thế nào? 1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: 1. Phân tích ngữ liệu sgk/36 + Truyện cười: " Chào hỏi" + Ở nhà vợ tại một vùng quê. Được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh. . ? Anh ta có thực hiện đúng lời dặn ấy không? Thực hiện như thế nào? + Thực hiện đúng lời dặn, thấy người đốn cành trên một cây cao cũng vẫy xuống để chào. ? Theo em tại sao khi chàng rể ra hiệu thì người đốn cành lại dừng việc, lật đật trèo xuống ? + Người đốn cành tưởng có việc gì quan trọng. ? Trong tình huống này chàng rể đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? + Chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự vì lời chào không đúng lúc, đúng chỗ, không phù hợp với tình huống giao tiếp ( áp dụng máy móc) + Không tuân thủ phương châm lịch sự vì không phù hợp với tình huống giao tiếp. Gây phiền hà, ảnh hưởng công việc của người khác. ? Hãy tìm những tình huống mà lời hỏi thăm như trên được dùng một cách thích hợp bảo đảm tuân thủ là người có phong cách lịch sự? + Nếu anh chàng đốn cành dưới đất hoặc đang đi trên đường thì lời chào phù hợp, lịch sự. ? Từ câu chuyện trên em rút ra bài học gì trong giao tiếp?( Kĩ năng sống) ? Em hiểu thế nào là đặc điểm của tình huống giao tiếp? ? Đặc điểm của tình huống giao tiếp bao gồm các yếu tố nào? -> Cần vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp - Đặc điểm của tình huống giao tiếp : + Nói với ai. ( Đối tượng giao tiếp) + Nói khi nào. (Thời điểm giao tiếp) + Nói ở đâu. ( Địa điểm giao tiếp) + Nói để làm gì. ( Mục đích giao tiếp) * GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ( Sgk- 36) 2.Ghi nhớ: (SGK-36) * GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh: Trò chơi tiếp sức ( nhóm lớn- 3 phút) ? Hãy lấy ví dụ về việc vận dụng không đúng các phương châm hội thoại ? a, Khi đứa trẻ quấy khóc người mẹ dỗ “ Nín đi không ông ngoáo ộp bắt”-> Không tuân thủ phương châm về chất. b, Khi đến thăm bệnh nhân thấy bệnh nhân rất mệt mỏi liên tục hỏi thăm hết chuyện này đến chuyện khác-> không tuân thủ phương châm lịch sự. c, Khi đến chơi nhà bạn, mẹ bạn đang ngủ, gọi dậy để chào.... * Giáo viên lưu ý: Có thể một câu nói phù hợp trong tình huống này nhưng không phù hợp trong tình huống khác. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã vi phạm 1 phương châm hội thoại nào đó. Để tránh việc vi phạm này ta sẽ theo dõi những nguyên nhân dẫn tới vi phạm phương châm hội thoại * GV gọi học sinh đọc yêu cầu phần 1 (SGK - 37) * Các ví dụ 1 (SGK- 8), truyện cười “ Quả bí khổng lồ” (SGK-9), đọc 1 số thành ngữ (SGK- 21), truyện “ người ăn xin” (SGK-22). 2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: 2.1.Phân tích VD ? Trong các ví dụ đã phân tích trên khi học về các phương châm hội thoại, trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ + Tình huống trong truyện " Người ăn xin" phương châm lịch sự được tuân thủ. + Tất cả các tình huống còn lại không tuân thủ PC hội thoại. * HS thảo luận nhóm bàn(3 phút) ? Các ví dụ sau vi phạm phương châm hội thoại nào? * GV chiếu các tình huống: 1. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. 2. “Mắt tinh, tai tinh” Có 2 anh bạn gặp nhau, một anh nói: - Mắt tớ tinh không ai bằng! Kìa! Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồm một cả từ sợi râu cho đến bước chân nó. Anh kia nói: -Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu vù vù và chân nó bước kêu sột soạt. -> Vi phạm phương châm về chất. 3. "Cắn răng mà chịu" Mẹ chồng và con dâu nhà kia chẳng may đều goá bụa. Mẹ chồng dặn con dâu: - Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu! Không bao lâu, mẹ chồng muốn đi bước nữa, con dâu nhắc lại lời dặn ấy thì mẹ chồng trả lời: - Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ có còn răng đâu mà cắn. * GV chiếu đáp án gọi các nhóm bạn nhận xét, phân tích TH 1:Vi phạm phương về lượng TH 2: “Mắt tinh, tai tinh” -> Vi phạm phương châm về chất. TH3: "Cắn răng mà chịu"Vi phạm phương quan hệ * HS đọc đoạn đối thoại phần 2, chú ý từ in đậm. ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không ? ? Trong tình huống này thì phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ? + Phương châm về lượng không được tuân thủ vì Ba không cung cấp đủ thông tin như An mong muốn là năm nào-> cụ thể, rõ ràng chứ không phải chung chung đầu TK 20. ? Vì sao Ba trả lời như vậy mà không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu ? + Vì Ba không biết cụ thể, chắc chắn, chính xác chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào nên không dám khẳng định, không dám trả lời An..... ? Vậy Ba đã tuân thủ phương châm nào trong trường hợp này? + Vi phạm phương châm về lượng để đảm bảo phương châm về chất. + Ba tuân thủ phương châm về chất (Ba trả lời chung chung, không nói những điều mà chưa có bằng chứng xác thực, không biết chính xác, chắc chắn.) ? Tìm những tình huống tương tự tình huống trên? A. Bạn có biết bao giờ lớp mình họp phụ huynh không ? B. Hình như cuối tháng này thì phải. C Bạn có biết nhà cô giáo chủ nhiệm mới lớp minh ở đâu không? D Ở hướng đường đi Hòn Gai. * GV gọi học sinh đọc phần 3 trong (SGK-37) ? Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ ?? Tại sao bác sĩ phải làm như vậy? + Bác sĩ: vi phạm phương châm về chất để người bệnh không rơi vào trạng thái bi quan, tuyệt vọng. + Bác sĩ chỉ có thể nói thật với người nhà bệnh nhân. Là việc làm nhân đạo phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. ? Em hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm hội thoại cũng không được tuân thủ? ?(HS khá giỏi) + Giả thiết người chiến sĩ, người lính, nhà hoạt động Cách mạng khi bị rơi vào tay địch. Không khai thật hết những thông tin bí mật mà mình biết về đơn vị hay những bí mật quân sự vì có thể dẫn đến hậu quả rất tệ hại -> vi phạm phương châm về chất vì điều đó có lợi cho đơn vị, cho nhân dân đất nước thì vẫn phải làm. * Giáo viên: Trong bất kì tình huống giao tiếp nào nếu có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cần tuân thủ 1 phương châm hội thoại khác thì người nói có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó. * Giáo viên đưa bảng phụ tình huống:(KT khăn phủ bàn) A. Anh dạo này sướng nhỉ? Tiền bạc như nước. B. Tiền bạc chỉ là tiền bạc! ? Em hiểu nội dung của câu nói trên như thế nào? Ý nghĩa của câu nói đó ? + Nội dung: Tiền bạc chỉ là phương tiện để con người sinh sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. -> Răn dạy con người không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống. ? Trong câu nói trên, có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không ? Vì sao ? + Xét theo nghĩa tường minh: Không tuân thủ phương châm về lượng, không cho người nghe hiểu thêm một thông tin nào. + Nghĩa hàm ý: Có nội dung, có ý nghĩa, muốn khẳng định một bài học triết lí. Như vậy phương châm về lượng vẫn được tuân thủ. + Người nói muốn người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý khác. ? Em còn biết những câu nói nào tương tự như câu nói trên ?(HS khá giỏi) + Chiến tranh là chiến tranh. + Mẹ là mẹ của chúng ta mà. ? Các phương châm hội thoại có phải là những quyết định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp không? + Chỉ là yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là quyết định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống. Nhưng trong những tình huống nếu người nói không tuân thủ theo phương châm hội thoại thì sẽ trở thành người vô ý, vụng về, thiếu văn hoá khi giao tiếp. ? Từ tất cả những ví dụ và tình huống đã phân tích, hãy cho biết: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào + Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau. + Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp . + Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn . + Muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó... * GV gọi học sinh đọc ghi nhớ (SGK- 37) * HS đọc bài tập 1 và hoàn thành (KT mảnh ghép - Mỗi nhóm làm một bài tập - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung) 2. Ghi nhớ: (SGK- 37 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: củng cố kiến thức về các phương châm hội thoại, biết cách sử dụng các phương châm hội thoại một cách phù hợp trong các tình huống giao tiếp. - Phương pháp: thực hành, luyện tập - Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành: GV đặt câu hỏi: ? Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào trong tình huống này ? Vì sao ? ? Em hãy phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy. II. Luyện tập: Bài tập số1 (SGK-37) Ông bố không tuân thủ PCCT vì cậu bé chỉ 5 tuổi chưa biết cuốn sách Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” cho nên sẽ không tìm được quả bóng.=> Cách nói không rõ, không phù hợp đối tượng. * Gọi học sinh đọc đoạn trích bài tập số 2. ? Thái độ và lời nói của các nhân vật trong truyện đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp ? ? Việc không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có lí do chính đáng không ? Vì sao ? Bài tập số2: (SGK- 38) Lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ PC lịch sự. + Qua tìm hiểu nội dung câu chuyện: Sự giận dữ và nói năng nặng nề như vậy là không có lí do chính đáng. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ? Để không vi phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì? + Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. ? Những nguyên nhân nào dẫn tới sự vi phạm phương châm hội thoại? + Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp . + Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn . + Muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: GV nêu yêu cầu: Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vận dụng hoặc vi phạm p/c hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:( 5 phút) * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: + Học thuộc ghi nhớ + Xây dựng hoàn chỉnh đoạn hội thoại ở phần bài tập. * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: + Chuẩn bị cho Viết bài Tập làm văn số 1 ( Văn thuyết minh ): ( Xem lại các kiến thức liên quan đến thể loại văn thuyết minh, Bố cục bài văn thuyết minh theo các dạng đề khác nhau ( Con vật, cây cối), các yếu tố cần kết hợp trong văn bản thuyết minh: Biện pháp tu từ, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. Tìm hiểu đề và tìm ý cho những đề trong SGK - 42, chú ý tới hai đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam và Thuyết minh về cây lúa.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo), giáo án hay bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo), giáo án chi tiét bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác