Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết theo PPCT:5
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo.v.v.)
- Hiểu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .
2. Kĩ năng
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một thứ đồ dùng cụ thể
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần MB cho bài văn thuyết minh ( có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng .
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân
4. Thái độ
- Nghiêm túc, yêu thích viết văn thuyết minh có sử dụng một số BPNT
Các nội dung tích hợp
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy sáng tạo: biết lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
- Kĩ năng ra quyết định: phát biểu
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
* Giáo dục đạo đức: lòng yêu tiếng nói của dân tộc, qua việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong diễn đạt.
C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC
* Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
* Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”,
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: đồ dùng học tập
- Kiểm tra nội dung bài học
? Biện pháp nghệ thuật có tác dụng như thế nào trong văn bản thuyết minh? Khi thuyết minh ta có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho VD và phân tích
Đáp án - Biểu điểm
- Khi thuyết minh có thể vận dụng những biện pháp nghệ thuật: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa, vè diễn đạt.( 2 điểm)
- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VBTM: Giúp VBTM trở nên sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc( 3 điểm)
- Lấy VD đúng( 2 điểm)
- Phân tích : Chỉ ra một số biện pháp nghệ thuật trong VD, phân tích ( 3 điểm)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: câu hỏi, bài tập ; kể chuyện, quan sát tranh ; trò chơi,...
- Thời gian: 3’
- Cách thức tiến hành: (thể hiện phần chuẩn bị ở nhà)
? Hãy đóng vai một đồ vật (cái quạt hay chiếc bút) tự giới thiệu về mình
HS trình bày, nhận xét. GV nhận xét
GV: Giờ trước chúng đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh. Để tạo lập một văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao các
em cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật một cách có hiệu quả. Hôm nay, chúng ta cùng nhau luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động hệ thống kiến thức thông qua tìm hiểu đề bài và lập dàn ý
- Thời gian: 15’
- Cách thức tiến hành
GV Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu của đề.
GV đặt câu hỏi :
? HS xác định kiểu bài, nội dung thuyết minh?
? Bài văn thuyết minh có thể sử dụng các yếu tố kết hợp nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung Đề bài
Thuyết minh một trong những đồ dùng sau: Quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón
I. Xác định yêu cầu của đề
- Kiểu bài: Thuyết minh
- Nội dung: Nêu nguồn gốc, lịch sử phát triển, cấu tạo, công dụng, cách dùng, chủng loại, cách làm( Cách bảo quản) của cái quạt (hoặc cái kéo, cái bút, chiếc nón)
- Hình thức: Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá
THẢO LUẬN NHÓM (BÀN)
- Thời gian: 10 phút
- Yêu cầu: Lập dàn ý cho các đề bài
Phân công:
Tổ 1 và ½ tổ 2: Đề 1
Tổ 2 và ½ tổ 3 : Đề 2
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức
II. Dàn bài
1. Thuyết minh về cái quạt.
a. Mở bài:
- Giới thiệu quạt máy là một vật dụng quen thuộc đối với đời sống
B. Thân bài: Giới thiệu cụ thể về cái quạt:
- Nguồn gốc- Quá trình phát triển
+ Người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832
+ Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện
+ Giữa năm 1882 đến năm 1886, phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân
+ Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.
- Cấu tạo:
+ Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt.
+ Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí.
+ Mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất
- Phân loại: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn.
- Công dụng
+ Chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế
+ Thường dùng để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,…
+ Nếu sử dụng không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ
- Cách dùng
+ Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30- 60 phút là hợp lý
+ Dùng đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm
C. Kết bài: Quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất.
GV đặt câu hỏi :
? Nêu nhiệm vụ phần mở bài văn thuyết minh?
? Khi thuyết minh về đồ vật này ta cần thuyết minh về những vấn đề gì?
- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung
? Nêu nhiệm vụ phần kết bài?
* Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm:
+ Tổ 1, tổ 2: Thuyết minh về cái nón
+ Tổ 3: Thuyết minh về cái quạt
* Học sinh các nhóm trao đổi, thảo luận, thống nhất dàn ý ( 2 bàn 1 nhóm).
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung
* Giáo viên nhận xét, kết luận.
Đề bài: Thuyết minh cái nón
A. Mở bài: Nón là một vật dụng, quen thuộc của người phụ nữ VN
B. Thân bài: Giới thiệu, trình bày đặc điểm của chiếc nón
- Lịch sử của cái nón:
+ Từ rất lâu khi con người lao động sản xuất...=> nhu cầu bảo vệ bản thân trước sự bất thường của thời tiết.
+ Nơi làm nón nổi tiếng và lâu đời nhất: Làng Tây Hồ, thành phố Huế.
- Cấu tạo:
+ Trước: nón phẳng như cái mâm, ngoài cùng có đường thành nhô cao
+ Nay: Nón hình chóp nhọn
Gồm: Khung nón, lá nón, quai nón
- Cách làm nón:
+ Chuẩn bị nguyên liệu: cật tre, lá nón, chỉ màu, quai nón
+ Cách làm: Làm khung, cách khâu, trang trí
- Công dụng: che mưa, nắng, tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ.
C. Kết bài: Nón là nét đẹp tinh tế mang bản sắc độc đáo văn hoá Việt Nam cần được giữ gìn, lưu truyền.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp, kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: 10’
- Cách thức tiến hành
III. Luyện tập: Viết đoạn văn
HS hoạt động theo nhóm theo KT các mảnh ghép
Giáo viên chia nhóm để viết đoạn văn thuyết minh cái quạt.
- Thời gian: 10 phút
- Yêu cầu: Viết bài
Phân công
- Tổ 1: Viết đoạn văn phần mở bài và kết bài.
- Tổ 2: Viết đoạn văn phần thân bài( nguồn gốc, lịch sử phát triển, cấu tạo, ).
- Tổ 3: Viết đoạn văn phần thân bài ( công dụng, cách dùng, và cách bảo quản)
Trình bày kết quả
* Giáo viên lưu ý học sinh có sử dụng biện pháp nghệ thuật:
Có thể để cho cái quạt tự thuật, kể chuyện, hoặc tạo ra tình huống: thăm một nhà sưu tầm các loại quạt, sử dụng phương pháp thuyết minh: định nghĩa quạt là một dụng cụ như thế nào? Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại như thế nào? Cấu tạo, công dụng? (có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật: kể chuyện, tự thuật....)
* Gọi đại diện các nhóm trình bày, (chú ý rèn kĩ năng cho các đối tượng h.sinh)
- HS nhận xét
- GV nhận xét (chú ý rèn kĩ năng cho các đối tượng h.sinh)
- GV cung cấp cho h.sinh đoạn văn mẫu (sử dụng phương pháp tự thuật) để các em học tập.
MB: Tôi là quạt máy. Tôi là một vật dụng quen thuộc đối với đời sống của người dân Việt Nam hiện nay.
KB: Quạt máy chúng tôi là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của con người. Nếu con người sử dụng tôi đúng cách sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng chúng tôi nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé!
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp, kĩ thuật: Trả lời nhanh
- Thời gian: 3’
GV đặt câu hỏi : Nêu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?Cho VD và phân tích
HS: Góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú...
- Lấy 1VD
- Phân tích tác dụng
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (3’)
- Mục tiêu: Mở rộng những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp, kĩ thuật: Tìm tòi qua sách, báo, các phương tiện thông tin, hỏi người hiểu biêt hơn
- Thời gian: 3’
? Tưởng tượng mình là một người bán hàng online trên face book, bán mặt hàng là đặc sản địa phương hoặc các sản phẩm gắn với địa phương mình và hãy viết một bài đăng trên fb để giới thiệu sản phẩm của mình (nón lá, bánh gai, bánh đậu xanh, bánh pía, kẹo dừa...)
4. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
* Hướng dẫn học ở nhà
- Hoàn chỉnh các bài tập ( viết thành bài văn).
- Xác định và chỉ ra tác dụng của BPNT được sử dụng trong VBTM “Họ nhà kim”
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình