Giáo án PTNL bài Viếng lăng Bác (tiết 1)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Viếng lăng Bác (tiết 1). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Viếng lăng Bác (tiết 1)

Ngày soạn :

Ngày dạy :                                        

Tuần 25- Tiết 117

Văn bản : VIẾNG LĂNG BÁC

                                              (Viễn Phương)

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của người con từ Miền Nam ra viếng lăng Bác.

 + Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ

  1. Kỹ năng:

+ Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình

+ Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

  1. Thái độ:

+ Kính trọng và biết ơn Bác.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn

  1. Định hướng phát triển năng lực học sinh.
  2. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

  1. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

  1. Chuẩn bị:

* Giáo viên:  Đọc kĩ SGK, tham khảo tư liệu soạn giáo án. Chân dung của nhà thơ và tranh ảnh về lăng Bác, máy tính, máy chiếu.Tài liệu về Hồ Chủ tịch: Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp ( P.V.Đồng, Hồ Chí Minh, tác giả tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, trang 3-71)

* Học sinh: Chuẩn bị theo sách giáo khoa (Thể thơ, PTBĐ, mạch cảm xúc, bố cục, các hình ảnh tiêu biểu, biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó...).

  1. Phương pháp:

+  Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, quy nạp, thảo luận nhóm.

+ Kĩ thuật động não; suy nghĩ, trình bày cảm nhận về ước muốn của tác giả, từ đó liên hệ với bản thân để thể hiện ý thức phấn đấu học tập và làm theo tấm gương cao cả của Bác Hồ.

+ Trình bày một phút: trình bày những cảm nhận, ấn tượng sâu đậm của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:
  2. 3. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

- GV : Trải nghiệm- chiếu hình ảnh lăng Bác + nghe bài hát" Viếng lăng Bác" của nhạc sĩ  Dân Huyền phổ thơ Viễn Phương

GV dẫn dắt : Khi Bác mất nhà thơ Tố Hữu đã khóc Bác bằng bài thơ " Bác ơi" thật xúc động, ngậm ngùi. Xong Bác đã mãi mãi đi xa khi chưa kịp trở lại miền Nam từ khi rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, cho đồng bào miền Nam thỏa nỗi khát khao mong chờ. Viễn Phương người con của miền Nam khi ra viếng Bác đã có tâm trạng và suy nghĩ ra sao, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm điều đó.

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

 

- GV đặt câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Viễn Phương.

- HS trả lời.

* Giáo viên trình chiếu chân dung nhà thơ và bổ sung:

 

Viễn Phương quê ở tỉnh An Giang, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Các tác phẩm đã xuất bản: Chiến thắng và hoà bình( Trường ca 1953) Mắt sáng học trò ( Tập thơ 1970) Nhớ lời di chúc ( Trường ca 1972) Như mây mùa xuân ( Tập thơ 1978) Phù sa quê mẹ ( Tập thơ 1991) v.v.... Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mơ mộng trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường, ví dụ Mắt sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân.

- GV đặt câu hỏi:Bài “Viếng Lăng Bác” được viết trong hoàn cảnh nào ?

* Giáo viên nói thêm về hoàn cảnh ra đời của văn bản: Sau năm 1975, với sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô cũ, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh đã được hoàn thành. Miền Nam lúc này cũng vừa giải phóng, đồng bào miền Nam có thể được ra viếng Bác cho thoả nỗi khát khao mong chờ. Nhà thơ Viến Phương cũng ở trong số đồng bào chiến sĩ miền Nam ra viếng lăng Bác. Xúc động trước tấm lòng và tình yêu thương mênh mông của Người, ông đã sáng tác bài thơ “ Viếng lăng Bác” sau này được nhạc sĩ Dân Huyền phổ nhạc thành bài hát được rất nhiều người yêu thích. Bài học hôm  nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu tâm trạng của Viễn Phương cũng là của rất nhiều người Việt Nam khi đến viếng lăng Bác qua bài thơ của ông.

- GV đặt câu hỏi:

 Theo em, văn bản nên đọc theo giọng điệu như­ thế nào ?

+ Giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, càng ngày càng dâng cao, có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết.

* Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Giọng trang nghiêm, thành kính, có cả sự đau xót lẫn niềm tự hào, càng ngày càng dâng cao, có đoạn lắng sâu, có đoạn tha thiết. Khổ cuối đọc nhanh hơn, giọng cao hơn.

* Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc, nhận xét cách đọc.

* GV đặt câu hỏi:

 Em hiểu trung hiếu theo có nghĩa là gì ?

+ Là phẩm chất quan trọng của con ng­ười.Theo quan niệm ngày x­ưa: Kẻ làm tôi phải trung với vua, con cái phải có hiếu với cha mẹ. Ngày nay cần hiểu rộng hơn: trung với Đảng, với lí tư­ởng không những có hiếu với cha mẹ mà còn hiếu với nhân dân, đất nư­ớc.

? Bài thơ đ­ược viết theo thể thơ nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ ?

+ Thể thơ 8 chữ ( nhưng có dòng 7, 9 chữ) không câu nệ vào qui định cũ. Cách gieo vần trong từng khổ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Đó là sự sáng tạo rất linh hoạt của nhà thơ trong sáng tác thơ 8 chữ, nhằm diễn tả tình cảm xúc động thành kính và tự hào pha lẫn nỗi đau xót  của tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác cũng như cảm nhận riêng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng, giàu nhạc điệu.

? Hãy xác định ph­ương thức biểu đạt chính của bài thơ ?

* Giáo viên trình chiếu câu hỏi thảo luận nhóm bàn

? Cảm xúc bao trùm trong bài thơ ? Mạch cảm xúc ấy được tác giả triển khai theo trình tự nào?

+ Cảm xúc bao trùm là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót.

+ Mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác ( Trư­ớc khi vào lăng viếng Bác, khi vào trong lăng, trư­ớc khi ra về).

? Dựa vào mạch cảm xúc ấy em hãy nêu bố cục của bài thơ ?

+ Phần 1 Khổ thơ 1&2: Cảm xúc của tác giả

 trư­ớc khi vào lăng viếng Bác.

+ Phần 2- Khổ thơ 3: Cảm xúc của tác giả khi  vào viếng lăng Bác.

+ Phần 3- Khổ thơ 4: Cảm xúc của tác giả trư­ớc khi rời lăng

? Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ ?

+ Đơn giản, tự nhiên, hợp lí. Bài thơ nh­ư một câu chuyện giản dị, như­ văn xuôi, nh­ư lời nói thường ngày, bình dị mà chan chứa tình cảm.

* Giáo viên trình chiếu khổ thơ 1.

? Đọc khổ thơ thứ nhất và nhắc lại nội dung ?

?  Câu thơ thứ nhất có chức năng như một lời thông báo, ngoài chức năng đó nó còn thể hiện tâm trạng nào của nhà thơ?

+  Câu thơ ngắn gọn, vừa như một lời thông báo việc người con Miền Nam ra viếng lăng Bác vừa hàm chứa tâm trạng xúc động, bồi hồi của tác giả lần đầu tiên được nhìn thấy Bác.

* Giáo viên bình: Là người con của mảnh đất phía Nam Tổ Quốc, từng là tuyến đầu, mảnh đất thép trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ => Niềm tự hào của cả dân tộc. Mảnh đất Bác đã ra đi tìm đường cứu nước rồi ch­ưa có dịp trở về mà trong Bác luôn thư­ơng nhớ, ngóng chờ. Bác Hồ đã từng nói “ Miền Nam trong trái tim tôi” Cho đến những ngày trước lúc lâm chung thì trái tim người vẫn luôn hướng về Miền Nam ruột thịt. Nơi có biết bao đồng bào chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu và hi sinh vì một ngày mai nước nhà thống nhất, Bắc Nam sum họp. Nhưng Bác đã không chờ được đến ngày đó, Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm tiếc thương cho dân tộc và bạn bè thế giới.

Đồng bào Miền Nam cũng mang hình ảnh Bác trong trái tim mình

 “ Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha "

 ? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả trong câu thơ thứ nhất ?

+ Gọi Bác

+ Xưng Con

 ? Qua  cách xưng hô đó em hiểu tình cảm của tác giả đối với Bác nh­ư thế nào?

=> Gần gũi, kính trọng, ruột thịt dễ bộc lộ cảm xúc, chân thành, sâu sắc.

* Giáo viên bình: Cách xưng hô giản dị, mộc mạc mà chứa chan bao tình cảm gần gũi, thân thương mà kính trọng, mang đậm phong cách miền Nam qua đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác thật tha thiết, thành kính thiêng liêng-> là tiếng nói, là nỗi niềm của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam đối với Bác- vị cha già của dân tộc. Đây cũng chính là cách xưng hô thường gặp của các nhà thơ đối với Bác. Tố Hữu trong bài thơ Bác ơi đã viết:

    “ Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

     Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa

     Sáng nay con chạy về thăm Bác

     Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa”

=> Viễn Phương là một người con Miền Nam ra viếng Bác nên càng đặc biệt hơn.

* Giáo viên cho học sinh chốt kiến thức về cách xưng hô

Giáo viên trình chiếu câu hỏi thảo luận nhóm bàn- 2 phút

? Tại sao nhan đề bài thơ tác giả dùng từ viếng mà ngay câu mở đầu lại dùng từ thăm?

(Học sinh thảo luận 2 phút)-> sau khi học sinh trả lời giáo viên trình chiếu đáp án

+ Viếng: Tỏ lòng thương tiếc người đã chết trước linh cữu hoặc trước mộ-> “Viếng” theo đúng nghĩa đen, trang trọng, khẳng định sự thật Bác đã mất.

+ Thăm: đến gặp gỡ, trò chuyện, hỏi han để biết được tình hình, tỏ sự quan tâm->  nói giảm,  gợi sự gần gũi, thân mật => Bác chưa ra đi, Bác vẫn sống trong trái tim mọi người: Con về thăm Cha, thăm nhà Bác ở, thăm nơi Bác nằm.

? Đến thăm lăng Bác, hình ảnh nào gây ấn tượng đầu tiên với tác giả ?

? Quanh lăng Bác có rất nhiều loại cây đẹp, nhưng tại sao tác giả lại chọn miêu tả hàng tre?

+ Đó là hình ảnh quen thuộc của làng quê, đất nư­ớc, con ng­ười Việt Nam

? Hàng tre được tác giả miêu tả như thế nào?

+ Bát ngát, xanh xanh, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ở đây ?

? Cách sử dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây?

+ Thành ngữ: Bão táp mưa sa: khẳng định sức sống bền bỉ, kiên cường, mãnh liệt của tre. Trước khó khăn, dông tố cuộc đời hàng tre vẫn trải dài, tư­ơi tốt => vừa mang ý nghĩa thực lại vừa mang ý nghĩa ẩn dụ thể hiện ý chí, tinh thần của ng­ười dân Việt Nam. Tre Việt Nam đã trở thành biểu tượng quen thuộc của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đối với nhân dân toàn thế giới, một dân tộc: anh hùng, bất khuất, kiên cường với sức sống mạnh mẽ.

* Giáo viên: Ở lớp dưới các em đã được tìm hiểu bài thơ Tre Việt Nam

          “ Thân gầy guộc, lá mong manh

            Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi

            Ở đâu tre cũng xanh tươi

           Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.”

Hình ảnh cây tre hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam, đất nước Việt Nam, trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam: ý chí, nghị lực, sự sống .v.v... Chỉ bằng những nét chấm phá tài tình và độc đáo kết hợp với thành ngữ

Bão táp mưa sa” chỉ những khó khăn gian khổ nhưng vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta vượt qua. Đứng thẳng hàng -> tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Màu xanh của tre là màu xanh của sự sống Việt Nam, của hi vọng, hạnh phúc và hòa bình-> tứ thơ độc đáo và giàu ý nghĩa tượng trưng.

=> Giáo viên chốt lại nội dung trên bảng: Hàng tre…

? Cảm xúc chung của nhà thơ đã thể hiện như thế nào trong khổ thơ đầu ?

* Giáo viên tiểu kết: Khổ thơ đầu chan chứa tình cảm, qua cách xưng hô, cách tả hàng tre, thể hiện sự xúc động, niềm tự hào về Bác, về dân tộc và đất nước Việt Nam. Đứng trước lăng chúng kiến dòng người vào lăng viếng Bác, tác giả đã có cảm nhận như thế nào chúng ta cùng theo dõi tiếp khổ thơ thứ 2

* Giáo viên trình chiếu khổ thơ thứ 2

* Học sinh đọc khổ 2

? Cảm xúc, suy ngẫm của tác giả về Bác được thể hiện qua những câu thơ nào?

? Tại sao nói cách sử dụng từ mặt trời của tác giả trong 2 câu thơ này là sự sáng tạo độc đáo?

+ Mặt trời 1: Mặt trời trên lăng là một vật thể tự nhiên đ­ược dùng theo nghĩa thực để diễn tả hình ảnh ngày lại ngày từ sáng đến tối mặt trời chiếu trên lăng Bác->đem ánh sáng và sự sống cho mọi vật trên trái đất xong cũng có lúc bị mây che u ám

+  Mặt trời trong lăng: Là một ẩn dụ, ví ngầm Bác như­ mặt trời rất đỏ nằm trong lăng luôn luôn tỏa sáng, vĩnh hằng, có giá trị gợi cảm: ý nói Bác như ánh mặt trời soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam, xóa bỏ cuộc sống nô lệ tăm tối, đem hạnh phúc no ấm cho nhân dân, độc lập tự do cho Tổ Quốc.

* Giáo viên: Hình ảnh ẩn dụ mặt trời với Bác Hồ đặt trong cái nhìn của mặt trời thực là sự sáng tạo của Viễn Phương dựa trên sự quen thuộc của nhiều nhà thơ khác:

+  Lê Hữu Phước đã viết " Hồ Chí Minh- ánh thái dương toả sáng đời đời"

+ Còn Tố Hữu cũng đã khẳng định:

 " Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

   Mà đế quốc là loài rơi hốt hoảng

 Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người"

  Bác chính là vầng mặt trời tỏa sáng soi rọi con đường giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bến bờ thắng lợi. Dù đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đi lên -> Khẳng định sức sống bất diệt của Bác & thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới đối với Bác..

* Giáo viên kết luận nội dung trên bảng

* Học sinh chú ý hai câu tiếp theo của khổ thơ 2

? Ngắm nhìn dòng người vào lăng viếng Bác, tác giả có cảm nhận gì? Hãy chỉ ra sự đặc sắc của 2 câu đó?

+ Câu đầu là hình ảnh tả thực, câu dưới là hình ảnh sáng tạo, một sự liên tưởng độc đáo và cảm động mỗi người đến viếng Bác là một bông hoa tạo thành những tràng hoa kính dâng lên Bác

+ Kết hợp với điệp từ ngày ngày-> ngày nào cũng thế dòng người liên tục vào viếng Bác, không ngừng không nghỉ => những tràng hoa của lòng thương nhớ đang lặng lẽ nối nhau dâng lên 79 mùa xuân của cuộc đời Bác.

? Tại sao nhà thơ không biết “79 tuổi” mà lại viết “79 mùa xuân”?

+ Chỉ tuổi của Bác-> Hoán dụ

+ Mùa xuân bất tử, còn mãi -> Bác cũng như mùa xuân trường tồn cùng thiên nhiên đất nước.

* Giáo viên chốt kiến thức cho học sinh ghi bảng…

? Em có nhận xét gì về nhịp điệu trong khổ thơ thứ 2? Qua đó tác giả muốn khẳng định nội dung nào ?

+ Nhịp điệu chậm rãi như mô phỏng nhịp điệu trang nghiêm tiến dần từng bước của đoàn người đi vào lăng viếng Bác. Nhịp điệu thơ thể hiện được sự xúc động, niềm tiếc thương của nhà thơ nói riêng và nhân dân nói chung đối với Bác.

* Giáo viên chốt kiến thức cho học sinh ghi bảng…

* Giáo viên tổng kết tiết 1

A. Giới thiệu chung:

1. Tác giả:

+ Viễn Phư­ơng ( 1928- 2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn.

+ Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm:

+ Viết 1976 khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. In trong tập thơ “ Như mây mùa xuân” xuất bản 1978.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Đọc- hiểu văn bản:

 

1. Đọc - chú thích:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Thể loại, bố cục:

+ Thể thơ: Tám chữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ PTBĐC: Biểu cảm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Bố cục: 3 phần

 

 

 

 

 

 

3. Phân tích:

a Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác:

+ Câu thơ như­ một lời thông báo thể hiện tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ miền Nam đ­ược ra viếng Bác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cách xưng hô: con: gần gũi, thân thương, kính trọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Viếng: trang trọng, khẳng định sự thật Bác đã mất.

 

 

+ Thăm: đến gặp gỡ, trò chuyện, hỏi han để biết được tình hình, tỏ sự quan tâm->  nói giảm,  gợi sự gần gũi, thân mật => Bác chưa ra đi, Bác vẫn sống trong trái tim mọi người: Con về thăm Cha, thăm nhà Bác ở, thăm nơi Bác nằm.

 

 

 

 

+ Hàng tre:Bát ngát, xanh xanh, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hàng tre vừa tả thực, vừa ẩn dụ là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cư­ờng của dân tộc Việt Nam

-> Niềm mong mỏi, xúc động, tự hào của người con từ miền Nam ra thăm lăng Bác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Mặt trời 1: Mặt trời trên lăng là một vật thể tự nhiên

 

+ Mặt trời trong lăng- ẩn dụ: khẳng định sự vĩ đại lớn lao của Bác, lòng kính trọng sâu sắc của nhân dân dành cho Bác -> hình ảnh sáng tạo độc đáo mới mẻ của nhà thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tràng hoa- ẩn dụ; bảy mươi chín mùa xuân->  liên tưởng: sự thành kính, nhớ thương của nhân dân đối với Bác cũng như sự trường tồn vĩnh cửu của Bác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhịp điệu chậm dãi, trầm  lắng thiết tha, số tiếng thay đổi. Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi.

  => Niềm kính yêu, tiếc thương vô hạn của nhân dân đối với Bác.

 

  1. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

- Đối với bài tiết này:

+ Học thuộc lòng bài thơ, nắm tiểu sử tác giả, tác phẩm, phân tích 2 khổ thơ đầu

+ Sưu tầm những bài thơ hay viết về Bác Hồ.

- Đối với bài tiết sau:

+ Soạn: ( Tìm hiểu tiếp phần 2,3 bài thơ “ Viếng lăng Bác”( Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng và khi chuẩn bị rời lăng->  Em hãy tìm những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ 3 &4 )

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Viếng lăng Bác (tiết 1) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Viếng lăng Bác (tiết 1), giáo án hay bài Viếng lăng Bác (tiết 1), giáo án chi tiết bài Viếng lăng Bác (tiết 1), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác