Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 18 Nói và nghe: Kể chuyện: Lửa thần

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 18 Nói và nghe: Kể chuyện: Lửa thần - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NÓI VÀ NGHE - KỂ CHUYỆN: LỬA THẦN

(1 tiết) 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Dựa vào tranh và CH gợi ý, kẻ được câu chuyện Lửa thần.
  • Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
  • Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện (Con người phát hiện ra lửa, làm thay đổi cuộc sống.)
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết kể chuyện và trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tinh thần dũng cảm và ý thức trách nhiệm trước công việc chung.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2).
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2).

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập, HĐ nhóm, HĐ lớp. 
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đặt câu hỏi cho HS: Trong các câu chuyện dân gian em đã được đọc, nghe em ấn tượng với vị thần nào nhất?

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và gợi ý: Sơn Tinh, Thủy Tinh, ông Bụt, bà Tiên,...

- GV dẫn dắt và giới thiệu vào bài mới: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô (thầy) kể (hoặc xem video) một câu chuyện có tên là Lửa thần. Đây là truyện dân gian Việt Nam nói về ngọn lửa quý giá. Các em đều biết lửa quan trọng thế nào. Thật khó hình dung cuộc sống của loài người sẽ ra sao nếu không có lửa. Câu chuyện này giải thích thuở ban đầu con người lấy lửa từ đâu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nghe GV kể chuyện và nắm được nội dung câu chuyện.

b. Tổ chức thực hiện

- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó (nếu có), lưu ý HS đọc một số câu hỏi định hướng dưới 6 tranh minh hoạ khi nghe kể chuyện để nhớ chuyện. 

- GV chỉ tranh kể lần 2, lần 3, chiếu video cho HS xem:

https://www.youtube.com/watch?v=XLW16i0Log4

Hoạt động 2: Kể chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận dụng kiến thức để hoàn thiện bài tập.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Kể chuyện trong nhóm

- GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm đôi.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện đúng YC của BT.

Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp

- GV mời HS xung phong kể toàn bộ (hoặc một đoạn của câu chuyện), các HS khác và GV góp ý.

- GV mời 1 − 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS trao đổi về nội dung câu chuyện.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 3 HS lần lượt đọc các CH a, b, c của BT 2:

a) Qua câu chuyện trên, em hình dung người xua lấy lửa từ đâu? 

b) Theo em, khi không lấy được lửa từ thiên nhiên, người ta làm cách nào để có lửa? 

c) Lửa thay đổi cuộc sống của con người thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các CH.

- GV yêu cầu HS dựa theo câu chuyện và theo kiến thức đã học được ở các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, phát biểu ý kiến. 

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và chốt đáp án:

(a) Qua câu chuyện trên, em hình dung người xưa lấy lửa từ các đám cháy rừng. GV: Các đám cháy này có thể do sét hoặc gió nóng làm cháy lá khô, cây khô.

(b) Theo em, người ta lại vào rừng tìm đám cháy./ Người ta xát mạnh 2 hòn đá hoặc 2 nhánh cây khô vào nhau làm toé ra tia lửa, để tia lửa bén vào cỏ khô, lá khô, thành ngọn lửa./ Còn ngày nay thì người ta tạo ra lửa rất dễ dàng bằng bật lửa, diêm,...

(c) Lửa làm chín thức ăn, giữ ấm cho người, thắp sáng, xua đuổi thú dữ,..

* Dưới đây là văn bản truyện tham khảo:

Lửa thần

1. Ngày xửa ngày xưa, có vị Thần Lửa tên là Bà Hoả. Thần được giao giữ ngọn lửa thiêng. Ngọn lửa ấy rất mầu nhiệm. Nhưng Thần Lửa sợ người trần có lửa sẽ gây tai hoạ nên không cho dùng.

2. Một hôm, có một người đàn ông đi mãi vào rừng sâu, bất ngờ thấy bếp của Thần Lửa. Lúc đó, Thần đi vắng.

3. Người đàn ông bèn chặt mấy ống nứa, đặt lên bếp. Chỉ trong chốc lát, mấy ống nứa đã đầy cơm và thịt nướng. Ông ăn no rồi ngủ thiếp đi.

4. Chẳng ngờ trong lúc ông ngủ say, Thần Lửa về. Thấy có người tìm ra bếp của mình, Thần liền giập tắt lửa, rồi bay đi mất.

5. Người đàn ông tỉnh dậy, thấy bếp tắt ngóm, bèn bới đống tro ra xem thì vẫn còn một ít than đỏ. Ông mừng rỡ, bọc mấy hòn than, mang về. Từ đó, nhà ông có lửa để sưởi ấm, thắp sáng và nấu chín thức ăn,... Lửa cũng khiến thú dữ không dám bén mảng đến gần nhà.

Truyện dân gian Việt Nam

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học.

- GV nêu nhận xét về bài viết để cả lớp rút kinh nghiệm.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài mới.





- HS lắng nghe, chuẩn bị.



- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.















- HS lắng nghe, tiếp thu.



- HS lắng nghe, tiếp thu.








- HS hoạt động nhóm.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.



- HS kể chuyện.


- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.






- HS đọc bài.







- HS thảo luận nhóm.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.



- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.




































- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 18 Nói và nghe Kể chuyện Lửa thần, Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 18 Nói và nghe Kể chuyện Lửa thần

Xem thêm giáo án khác