Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Đọc 3: Bức ảnh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 14 Đọc 3: Bức ảnh - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ĐỌC 3: BỨC ẢNH

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn học ki I.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Tìm từ trong từ điển nhanh hơn trước. Trả lời được các CH về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi các chiến sĩ chiến đấu bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc vì người dân; đề cao lòng yêu thương, tình cảm biết ơn – những phẩm chất tốt đẹp có sức mạnh kết nối mọi người.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời các Ch đọc hiểu.

Năng lực văn học: 

  • Chia sẻ được với bạn cảm xúc của bản thân về những chi tiết xúc động trong bài đọc.
  1. Phẩm chất
  • Góp phần bồi dưỡng lòng nhân ái (tình yêu thương, biết sống vì người khác, lòng biết ơn,...
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
    • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2). 
  • Tranh minh họa bài đọc.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt 4 (NXB Đại học Huế) hoặc từ điển.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2). 

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). 
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: HS đọc tên bài và quan sát bức ảnh hai cô cháu: Tên bài đọc này là gì? Hãy nói 1 đến 2 câu về bức ảnh trong bài?

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và giới thiệu bài: Trung tâm của bức ảnh là hình ảnh một cô bộ đội trẻ vai khoác súng, tay bế một bé gái. Bức ảnh có vẻ bình thường như bao bức ảnh khác nhưng lại gây xúc động lớn. Vì sao vậy? Chúng ta hãy cùng đọc bài Bức ảnh để tìm câu trả lời nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Tự luyện đọc theo hướng dẫn. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu bài Bức ảnh, giọng thể hiện sự lo lắng (trước hoàn cảnh của đất nước và của riêng em bé), cảm phục (trước nghĩa cử cao đẹp của các cô chú bộ đội). Nhấn giọng, gây ấn tượng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: trẻ con khóc, chia nhau đi tìm, thay nhau công, xuyên đêm luồn rừng.... Giọng đọc chậm rãi, nghẹn ngào ở câu cuối. GV kết hợp với HS giải nghĩa từ ngữ khó: trinh sát, ân nhân,... và những từ ngữ khác HS chưa hiểu (nếu có).

- GV tổ chức cho HS tập tra Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt 4 (hoặc từ điển) để giải nghĩa một số từ (VD: hành quân, quân y, phóng viên). Tổ chức luyện đọc như đã hướng dẫn ở các bài trước.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.

- Hiểu được nội dung của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 CH trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo:

+ Câu 1. Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào? 

+ Câu 2. Theo em, vì sao bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu bé lại gây xúc động lớn?

+ Câu 3. Những ai đã giúp cô bé trong bức ảnh năm xưa tìm lại được ăn nhân của mình? 

+ Câu 4. Cuộc gặp gỡ của cô Hiền và bà Mũi diễn ra như thế nào? 

+ Câu 5. Qua câu chuyện, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là vì ai?

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. 

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. 

- GV nhận xét và chốt đáp án:

(1) Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh: Một tổ - trinh sát của bộ đội ta nghe tiếng trẻ con khóc, liền chia nhau đi tìm. Họ phát hiện ra một cháu gái chừng ba tuổi gào khóc lạc cả giọng bên người mẹ trúng đạn địch, nằm ngất bên đường mòn. GV bổ sung: Câu chuyện này xảy ra vào tháng 2 năm 1979, trong cuộc kháng chiến chống quân Trung Quốc xâm lược.

(2) HS phát biểu theo cảm nghĩ riêng, dựa trên những gợi ý của GV, VD: Bức ảnh gây xúc động lớn vì nó thể hiện tình yêu thương của các chiến sĩ với nhân dân, với trẻ em./ vì nó tố cáo tội ác của quân xâm lược./ vì nó làm người xem lo lắng cho số phận của cô bé./ ...)

(3) Một nhóm phóng viên đã giúp cô bé trong bức ảnh năm xưa tìm lại được ân nhân của mình.

(4) Cuộc gặp gỡ của cô Hiền và bà Mùi rất cảm động: Bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mùi, cô Hiền trảo nước mắt, lao tới bên giường bệnh, chi gọi được hai tiếng “Mẹ ơi!” rồi cứ thế, hai mẹ con ôm nhau nức nở, không nói nên lời.

(5) Các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là vì nhân dân, vì chúng em.

- GV tóm tắt chủ đề của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương của các chiến sĩ với nhân dân, với trẻ em. Câu chuyện cũng đề cao lòng nhân ái, tình cảm biết ơn – những phẩm chất tốt đẹp có sức mạnh kết nối mọi người.

Hoạt động 3: Đọc nâng cao

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng đọc của nhân vật. 

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

 GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bộ bài Bức ảnh; chú ý hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài, nhấn giọng từ ngữ quan trọng và thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp khi đọc. VD:

a. “Tháng 2 năm 1979, trên đường hành quân bảo vệ biên cương của Tổ quốc,/ một tổ trinh sát của bộ đội ta nghe tiếng trẻ con khóc,/ liền chia nhau đi tìm.// Họ phát hiện một phụ nữ trúng đạn địch,/ nằm ngất bên đường mòn.// Đứa con gái chừng ba tuổi/ gào khóc bên mẹ đã lạc cả giọng.// Các chiến sĩ thay nhau/ cõng bà mẹ và cháu bé/ xuyên đêm luồn rừng,/ tìm về trạm quân y.// Trên suốt chặng đường dài,/ cháu bé được một nữ chiến sĩ trẻ dỗ dành,/ chăm sóc”.

b) “Được biết địa chỉ ân nhân,/ cô Hiền bắt xe đi suốt đêm/ từ Cao Bằng về Hà Nội/ rồi ngược lên Phú Thọ.// Cả đêm ấy,/ cô không sao ngủ được.// Bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mùi,/ cô trào nước mắt,/ lao tới bên giường bệnh,/ chi gọi được hai tiếng “Mẹ ơi!”/ rồi cứ thế,/ hai mẹ con ôm nhau nức nở, / không nói nên lời”.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương những HS học tốt.

- Khuyến khích HS tìm đọc những bài viết về chủ điểm.






- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.










- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.














- HS lắng nghe, tiếp thu.









- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.











- HS đọc bài.












- HS đọc bài.


- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.
























- HS lắng nghe, tiếp thu.











- HS luyện đọc.























- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, thực hiện.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Đọc 3 Bức ảnh, Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Đọc 3 Bức ảnh

Xem thêm giáo án khác