Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Luyện từ và câu: Trạng ngữ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 14 Luyện từ và câu: Trạng ngữ - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ NGỮ

(1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu khái niệm, nhận biết được trạng ngữ của câu.
  • Đặt được câu theo yêu cầu, trong câu có trạng ngữ.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

    • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết thể hiện rõ ràng suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự hoàn thiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực sáng tạo: Biết vận dụng nhũng điều đã học để đặt câu theo yêu cầu.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước (yêu đất nước, tự hào về lịch sử giữ nước của nhân dân ta, tự hào được sống trên đất nước độc lập, tự do).
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2).
  • Bảng phụ máy chiếu (nếu có). 
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SBT.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS cùng hát một bài hát các em yêu thích, tạo không khí thoải mái, sôi động và vui vẻ trước khi vào lớp.

- GV dẫn dắt, giới thiệu về bài mới: Hôm nay, trong bài Trạng ngữ, các em sẽ tìm hiểu thế nào là trạng ngữ. Sau đó, các em sẽ tìm trạng ngữ của câu và tập viết câu có trạng ngữ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nắm được yêu cầu bài tập.

- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm thông tin phù hợp với bộ phận câu in đậm

- GV mời 1 − 2 HS đọc BT 1. Cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn cách làm bài: Đọc các câu a, b, c, d, e và các thông tin 1, 2, 3, 4, 5; ghép mỗi câu với một thông tin phù hợp. 

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 - 4, làm bài trên phiếu nhóm.

- GV tổ chức cho báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng (bộ phận in đậm là trạng ngữ):

Câu

Thông tin

a. Ở Ea Lâm, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.

2. Địa điểm diễn ra sự việc.

b. Bây giờ, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu. 

1. Thời gian diễn ra sự việc.

c. Vì chịu khó lao động, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.

4. Nguyên nhân của sự việc.

d. Bằng hai bàn tay lao động, người dân Ea Lâm đã thay đổi cuộc sống của mình.

5. Phương tiện thực hiện hoạt động.

e. Để có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu, nhà nào cũng chịu khó lao động.

3. Mục đích của hoạt động.

Nhiệm vụ 2: Tìm CH phù hợp với bộ phận in đậm 

- GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2. Cả lớp đọc thầm theo: Mỗi bộ phận trên trả lời cho câu hỏi nào?

- GV hướng dẫn HS cách làm bài: Đọc lại các câu a, b, c, d, e ở BT1; chọn 1 trong các CH Ở đâu?, Bao giờ?, Vì sao?, Bằng gì? Phù hợp với mỗi bộ phận in đậm. 

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 – 4, làm bài trên phiếu nhóm, GV theo dõi và hỗ trợ HS.

- GV mời đại diện một số nhóm nêu kết quả, các HS khác bổ sung, nêu ý kiến.

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng:

Câu

Thông tin

a. Ở Ea Lâm, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.

Ở đâu?

b. Bây giờ, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu. 

Bao giờ?

c. Vì chịu khó lao động, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.

Vì sao?

d. Bằng hai bàn tay lao động, người dân Ea Lâm đã thay đổi cuộc sống của mình.

Bằng gì?

e. Để có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu, nhà nào cũng chịu khó lao động.

Để làm gì?


Hoạt động 2: Rút ra bài học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Từ nhận xét rút ra bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 1 – 2 HS đọc to bài học trong SGK. Các HS khác đọc thầm theo: Trạng ngữ là một thành phần phụ của câu, bổ sung cho câu những thông tin sau:

a) Thời gian diễn ra sự việc (trả lời câu hỏi Khi nào?, Bao giờ?).

b) Địa điểm diễn ra sự việc (trả lời câu hỏi ở đâu?).

c) Nguyên nhân của sự việc (trả lời câu hỏi Vì sao?). d) Mục đích của hoạt động (trả lời câu hỏi Để làm gì?). 

e) Phương tiện thực hiện hoạt động (trả lời câu hỏi Bằng gì?).

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận dụng kiến thức vào BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm trạng ngữ trong các câu.

- GV mời 1 – 2 HS đọc BT1: 1. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:

a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trí của địch. Vì bị mất lương thảo và vũ khí tích trữ ở đó, hơn một năm sau, nhà Tổng mỗi cử Quách Quỳ chỉ huy đại quân tràn vào Đại Việt.

Danh tướng Lý Thường Kiệt

b) Trên dòng sông mênh mông, những chiếc xuống với lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

Theo NGUYỄN QUANG SÁNG

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời HS báo cáo kết quả, các HS khác nêu ý kiến.

- GV nhận xét và nêu đáp án đúng (bộ phận trạng ngữ được in đậm): 

a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch. Vì bị mất lương thảo và vũ khí tích trữ ở đó, hơn một năm sau, nhà Tống mới cử Quách Quỷ chỉ huy đại quân tràn vào Đại Việt.

b) Trên dòng sông mênh mông, những chiếc xuống với lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

Nhiệm vụ 2: Đặt câu nói về hoạt động ở trường em, trong câu có trạng ngữ

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Chọn một nội dung để viết: viết về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em.

+ Viết 1 câu theo nội dung đã chọn, trong câu có trạng ngữ.

+ Chỉ ra trạng ngữ trong câu mới viết.

- GV tổ chức cho HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả, các bạn khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, góp ý để bài làm thêm hoàn thiện.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học.

- GV nêu nhận xét về bài viết để cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS chuẩn bị bài mới.

 





- HS hát cùng cả lớp.



- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.













- HS đọc yêu cầu BT.

- HS làm bài.




- HS thảo luận nhóm.


- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.





















- HS đọc yêu cầu BT.







- HS lắng nghe, tiếp thu.




- HS thảo luận nhóm.


- HS nêu kết quả.


- HS lắng nghe, tiếp thu.























- HS đọc bài học.

















- HS đọc yêu cầu BT.











- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.


- HS nêu đáp án.











- HS làm bài.







- HS làm BT.

- HS báo cáo kết quả.


- HS lắng nghe, hoàn thiện.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, thực hiện.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Luyện từ và câu Trạng ngữ, Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Luyện từ và câu Trạng ngữ

Xem thêm giáo án khác