Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 13 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc đơn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 13 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc đơn - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC ĐƠN

(1 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được tác dụng của dấu ngoặc đơn: đánh dấu phần chú thích trong câu.
  • Biết sử dụng dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích trong câu.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết thể hiện rõ ràng suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết nhận xét về tác dụng của dấu ngoặc đơn; nhận xét bài làm của bạn; biết sửa câu van cho đúng và hay.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, chăm học, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2).
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2).

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập, HĐ nhóm, HĐ lớp. 
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV đặt CH cho HS: Em hãy nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và nhắc lại kiến thức: Dấu gạch ngang được dùng để nối các từ trong một liên danh.

- GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới: Ở những bài trước, các em đã học về dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một loại dấu câu mới: dấu ngoặc đơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được yêu cầu bài tập.

- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV mời 1 HS đọc 3 CH ở phần Nhận xét. Cả lớp đọc thầm theo: 

+ Câu 1: Đọc các câu dưới đây và trả lời câu hỏi:

Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội). Vào thời điểm hoàn thành (năm 2010), đây là cây cầu lớn và hiện đại nhất được người Việt Nam thực hiện ở tất cả các khâu trong xây dựng. 

Phan Anh

+ Câu 2: Em biết mỗi tông tin trên là nhờ những từ ngữ nào?

+ Câu 3: Những từ ngữ nois trên được đánh dấu bằng dấu câu nào?

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 – 4, trả lời 3 CH ở phần Nhận xét. GV theo dõi, hỗ trợ HS.

- GV mời đại diện một số nhóm nêu ý kiến, Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến.

- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:

(1)

a) Cầu Vĩnh Tuy thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

b) Cầu Vĩnh Tuy được hoàn thành năm 2010. 

(2) Em biết những thông tin trên nhờ các từ ngữ: trên địa bàn Hà Nội và năm 2010.

(3) Những từ ngữ nói trên được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn.

Hoạt động 2: Rút ra bài học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS rút ra được bài học cần ghi nhớ.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hỏi HS: Qua 3 BT ở phần Nhận xét, các em hiểu dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?

- GV mời 2 − 3 HS phát biểu; các HS khác nêu ý kiến.

- GV chốt câu trả lời đúng; chiếu II. Bài học lên màn hình.

- GV mời 3 – 4 HS đọc lại II. Bài học. Các lớp đọc thầm theo:

Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

- GV nhắc HS học thuộc ghi nhớ.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS thực hiện luyện tập.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 BT ở phần Luyện tập. Cả lớp đọc thầm theo:

+ Câu 1. Tìm các phần chú thích trong câu dưới đây:

Đoạn trích Chuyện của loài chim (trích từ truyện ngắn Những câu chuyện của nhân văn Võ Quảng) tuy không dài (chỉ gần 300 chữ) nhưng đã khắc hoạ sinh động những thay đổi nhanh chóng trong công cuộc xây dựng đất nước ta.

+ Câu 2. Cần đặt dấu ngoặc đơn vào những vị trí nào trong câu sau?

Sau hơn 30 năm đổi mới, kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, trong đó có những công trình xây dựng ghi dấu ấn đậm nét: Nhã Quốc hội (Hà Nội), cầu quay sông Hàn cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, đường hầm sông Sài Gòn còn gọi là hầm Thủ Thiêm,...

Theo báo vov.vn

+ Câu 3. Dựa vào ghi chú dưới ảnh, viết vào vở một câu giới thiệu hầm Hải Vân, trong câu có sử dụng dầu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.

* Hầm Hải Văn: Hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á xuyên qua đèo Hải Vân.

- GV hướng dẫn HS làm từng BT; HS báo cáo kết quả, hướng dẫn HS thực hiện các bước cụ thể theo gợi ý sau:

* Tìm các phần chú thích trong câu (BT 1)

- GV mời 1 HS đọc BT 1 ở phần Luyện tập. Cả lớp đọc thầm theo. 

- GV hướng dẫn HS tìm phần chú thích bằng cách dựa vào:

+ Nội dung: Phần chú thích làm rõ nội dung cho bộ phận khác trong câu.

+ Hình thức: Phần chú thích được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn. 

- GV tổ chức cho HS làm việc độc lập, viết vào VBT hoặc vở ô li.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả. GV chiếu bài làm của HS lên màn hình.

- GV mời một số HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng (phần chú thích được in đậm): 

Đoạn trích Chuyện của loài chim (trích từ truyện ngắn Những câu chuyện của nhà văn Võ Quảng) tuy không dài (chỉ gần 300 chữ) nhưng đã khắc hoạ sinh động những thay đổi nhanh chóng trong công cuộc xây dựng đất nước ta.

- GV hỏi thêm: Mỗi phần chú thích em mới tìm được giải thích hoặc bổ sung thông tin cho từ ngữ nào trong câu?

+ Bộ phận (trích từ truyện ngắn “Những câu chuyện" của nhà văn Võ Quảng) Chú thích cho đoạn trích "Chuyện của loài chim".

+ Bộ phận (chi gần 300 chữ) chú thích cho không dài.

* Đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí thích hợp (BT 2)

- GV hướng dẫn HS:

+ Đọc kĩ các câu trong BT 2 (SGK, trang 44 – 45), tim tử ngữ có tác dụng chú thích cho từ ngữ đứng trước nó.

+ Đánh dấu từ ngữ mới tìm được (tức là phần chú thích) bằng dấu ngoặc đơn.

- GV tổ chức cho HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả. GV chiếu bài làm của HS lên màn hình.

- GV mời một số HS nhận xét; GV chốt kết quả đúng:

Sau hơn 30 năm đổi mới, kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, trong đó có những công trình xây dựng ghi dấu ấn đậm nét: Nhà Quốc hội (Hà Nội), cầu quay sông Hàn (cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công), đường hầm sông Sài Gòn (còn gọi là hầm Thủ Thiêm),...

- GV hỏi thêm: Mỗi phần chú thích em mới tìm được giải thích cho từ ngữ nào trong câu?

+ Bộ phận (cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công) chú thích cho cầu quay sông Hàn.

+ Bộ phận (còn gọi là hầm Thủ Thiêm) chủ thích cho đường hầm sông Sài Gòn. 

* Viết 1 câu giới thiệu hầm Hải Vân, trong câu có sử dụng dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chủ thích (BT 3)

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Quan sát ảnh hầm đường bộ Hải Vân.

+ Đọc ghi chú dưới ảnh; tìm thông tin chính (tên hầm: Hầm Hải Vân) và thông tin bổ sung, chú thích về hầm Hải Vân (hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á xuyên qua đèo Hải Vân).

+ Viết 1 câu giới thiệu hầm Hải Vân, trong câu có phần chú thích lấy từ thông tin hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á hoặc xuyên qua đèo Hải Vân. 

- GV tổ chức cho HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả. GV chiếu bài làm của HS lên màn hình.

- GV mời một số HS nhận xét, GV góp ý để HS hoàn thiện bài viết, VD:

+ Hầm Hải Vân (xuyên qua đèo Hải Vân) là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.

+ Hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á là hầm Hải Vân (hầm đường bộ xuyên qua đèo Hải Vân).

+  Hầm Hải Vân (hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á) chạy xuyên qua đèo Hải Vân.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV khen ngợi, biểu dương HS.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo.





- HS lắng nghe, chuẩn bị.


- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.











- HS đọc bài.













- HS thảo luận nhóm.


- HS chia sẻ.


- HS lắng nghe, tiếp thu.












- HS lắng nghe.


- HS phát biểu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS đọc bài học.




- HS lắng nghe, tiếp thu.





- HS đọc bài.








































- HS lắng nghe, tiếp thu.



- HS đọc bài.


- HS lắng nghe, tiếp thu.






- HS làm việc.


- HS báo cáo kết quả.


- HS lắng nghe, tiếp thu.







- HS lắng nghe.









- HS lắng nghe, tiếp thu.






- HS làm bài vào VBT.

- HS báo cáo kết quả.


- HS lắng nghe, tiếp thu.




















- HS làm bài.









- HS làm bài.

 - HS báo cáo kết quả.


- HS lắng nghe, tiếp thu.









- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 13 Luyện từ và câu Dấu ngoặc đơn, Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 13 Luyện từ và câu Dấu ngoặc đơn

Xem thêm giáo án khác