Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Nói và nghe: Kể chuyện: Cứu người trước đã

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 14 Nói và nghe: Kể chuyện: Cứu người trước đã - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NÓI VÀ NGHE - KỂ CHUYỆN: CỨU NGƯỜI TRƯỚC ĐÃ

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhớ nội dung, dựa vào gợi ý kể lại được câu chuyện đã nghe ở lớp.
  • Biết ghi chép, nhận xét, đóng góp ý kiến cho lời kể vầ ý kiến trao đổi của bạn.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn kể lại câu chuyện đã học bằng hình thức nối tiếp.
  • Năng lực sáng tạo: bước đầu biết kể/ đọc thơ bằng giọng diễn cảm kết hợp thể hiện vẻ mặt, cử chỉ phù hợp.

Năng lực văn học: Thể hiện được lời kể bằng từ ngữ phù hợp, giọng kể/ đọc thơ diễn cảm, động tác có nét mặt phù hợp với câu chuyện.

  1. Phẩm chất
  • Phẩm chất yêu nước, yêu đất nước, tự hào về lịch sử bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên

 

  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2).

 

  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh

 

  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2).

 

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập, HĐ nhóm, HĐ lớp. 
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức kiểm tra bài cũ: Nhớ lại kiến thức bài đọc, em hãy cho biết chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nước ta.

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và gợi ý: Chiến thắng Bạch Đẳng đã chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Các em đã đọc bài Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán và được biết danh tướng Ngô Quyền với chiến công hiển hách của ông cùng quân sĩ trên sông Bạch Đằng. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe và tập kể chuyện về một vị Anh hùng khác của dân tộc, đó là danh tướng Lý Thường Kiệt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được nội dung câu chuyện.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tạo tâm thế học tập cho HS bằng cách phù hợp; chỉ tranh, giới thiệu câu chuyện sẽ kể.

- GV cho HS xem hình và nghe kể: giọng kể hào hùng ở các đoạn 1 – 4; kể thong thả, chậm rãi ở đoạn 5. Đọc bài thơ Nam quốc sơn hà với giọng dõng dạc, mạnh mẽ, hào hùng.

- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó. Sau khi kể xong lần 1, GV dừng lại, YC cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lại các CH gợi ý dưới tranh.

- GV kể tiếp lần 2, lần 3.

Hoạt động 2: Kể chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thực hành kể chuyện trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Kể chuyện trong nhóm:

- GV hướng dẫn HS dựa vào các CH trong BT 1 để tập kể trong nhóm; nói cho HS biết: Các em chỉ cần kể đúng những chi tiết chính trong câu chuyện, có thể thay hoặc thêm bớt từ:

- GV chiếu bài thơ Nam quốc sơn hà, cho HS tập đọc thơ trước khi tập kể theo đoạn.:

- GV tổ chức cho HS tập kể trong nhóm, đổi lượt để HS nào cũng được kể tất cả các đoạn.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS kể chuyện; hướng dẫn để mỗi HS đều kể được tất cả các đoạn.

Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp

- GV mời HS xung phong kể toàn bộ (hoặc một đoạn của câu chuyện), Ccc HS khác và GV góp ý.

- GV mời 1 − 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS kể lại câu chuyện.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 2 và các CH:

a) Câu chuyện trên cho thấy điều gì về tài năng của Lý Thường Kiệt? 

b) Chi tiết não trong câu chuyện gây ấn tượng mạnh nhất đối với em? Vì sao?

- GV tổ chức HS làm việc độc lập, báo cáo kết quả.

- GV nhận xét và gợi ý:

a) Lý Thường Kiệt là người có tài quân sự: biết chủ động chặn đứng âm mưu xâm lược của địch; lập mưu đánh thắng địch; chọn lúc địch yếu nhất để tấn công; biết cách động viên quân sĩ đánh giặc giữ nước. Ông là người cứng rắn, quyết tâm nhưng cũng rất mềm dẻo: sẵn sàng cho người nghị hoà mở lối rút cho giặc để sớm kết thúc chiến tranh, để cuộc sống của người dân được trở lại yên bình.

b) HS nói theo suy nghĩ cá nhân, dựa trên gợi ý của GV, VD: Chi tiết Lý Thường Kiệt chủ động cho quân phả tan ba thành trì của địch cho thấy ông là người rất chủ động, kiên quyết./ Chi tiết Lý Thường Kiệt chờ địch sang sông bằng cầu phao, cho quân mai phục đánh úp đồng thời chặt đứt cầu phao của địch cho thấy ông rất mưu trí. / Chi tiết Lý Thường Kiệt cho quân ném đá và bắn tên khi bè địch đến giữa sông cũng cho thấy ông rất mưu lược. / Bài thơ của Lý Thường Kiệt rất hay, vừa khích lệ được quân sĩ vừa làm giặc kinh hoàng bạt vía. / Chi tiết Lý Thường Kiệt cho người sang nghị hoả với quân Tổng cho thấy Lý Thường Kiệt rất thương dân, yêu hoà bình.

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện.

* Văn bản truyện tham khảo:

Danh tướng Lý Thường Kiệt

1. Tháng 12 năm 1075, biết nhà Tống đang tích trữ lương thảo, vũ khí để chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch. Mất lương thảo, vũ khí, hơn một năm sau, nhà Tống mới cử Quách Quỳ chỉ huy đại quân tràn vào Đại Việt.

2. Quân Tống đến bờ bắc sông Như Nguyệt, làm cầu phao vượt sông. Bất ngờ, quân ta mai phục từ trước xông ra vây đánh dữ dội. Quân Tống không chống đỡ nổi, định rút quân nhưng cầu phao đã bị chặt đứt từ bao giờ. Bí thế, chúng lao bừa xuống sông, bị dòng nước cuốn trôi vô số.

3. Quách Quỷ cho quân đóng bè lớn để vượt sông lần thứ hai. Lý Thường Kiệt đợi bè tới giữa dòng, cho lính bắn tên và quăng đá khiến nhiều bè bị vỡ, hàng ngàn tên giặc bị vùi dưới sông. Số quân Tống lên được bờ thì bị quân Đại Việt từ các chiến luỹ tràn xuống tiêu diệt.

4. Lý Thường Kiệt quyết định cho quân đánh thẳng vào trại địch. Đêm ấy, trước khi xuất quân, ông cho người vào đền thờ thần bên bờ sông, bắc loa đọc vang một bài thơ:

Sông núi nước Nam vua Nam ở 

Rành rành định phận tại sách trời 

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm 

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Quân sĩ Đại Việt tin đó là lời thần dạy nên hăng hái xông thẳng vào trại địch. Quân giặc sợ mất mật, giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết đến quá nửa.

5. Đến lúc ấy, Lý Thường Kiệt mới cử người sang nghị hoà, mở đường cho quân xâm lược rút lui để sớm kết thúc chiến tranh. Quách Quỷ mừng rỡ, lập tức đồng ý và nhanh chóng rút quân. Đất nước sạch bóng quân thù, cuộc sống nhân dân trở lại thanh bình.

Theo sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh

* Chú thích: 

- Lý Thường Kiệt (1019 – 1105); vị Anh hùng dân tộc có nhiều công lao to lớn trong đấu tranh chống xâm lược và xây dựng đất nước thời nhà Lý.

- Đại Việt; tên nước ta từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi.

- Nhà Tống: một triều đại ở Trung Quốc ngày xưa (960 – 1279).

- Như Nguyệt: một khúc sông Cầu, chảy qua các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương ngày nay.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học.

- GV nêu nhận xét về bài viết để cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS chuẩn bị bài mới.





- HS lắng nghe, chuẩn bị.



- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.



- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.












 - HS lắng nghe.









- HS lắng nghe, tiếp thu.




- HS lắng nghe, tiếp thu.



- HS lắng nghe, ghi nhớ.






- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.




- HS lắng nghe, tiếp thu.








- HS hoạt động nhóm.


- HS lắng nghe, tiếp thu.



- HS kể chuyện.


- HS kể chuyện.







- HS đọc yêu cầu BT.





- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.






















- HS lắng nghe, tiếp thu.





















































- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, thực hiện.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Nói và nghe Kể chuyện Cứu người trước đã, Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Nói và nghe Kể chuyện Cứu người trước đã

Xem thêm giáo án khác