Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 17 Đọc 2: Đường đi Sa Pa

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 17 Đọc 2: Đường đi Sa Pa - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ĐỌC 2: ĐƯỜNG ĐI SA PA

(1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / phút; đọc thầm nhanh hơn nửa đầu học kì II.
  •  Hiểu nội dung bài: Miêu tả cảnh đẹp kì thú của Sa Pa và đường lên Sa Pa, vùng đất được coi là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho nước ta.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học: 

  • Yêu thích những hình ảnh đẹp trong bài; biết chia sẻ cảm xúc với mọi người.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước (thể hiện tình yêu với cảnh đẹp thiên nhiên và con người của đất nước trong bài học).
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
    • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2). 
  • Tranh minh họa bài đọc.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2). 

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). 
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV trình chiếu cho HS xem ảnh Sapa và hỏi: Em biết đây là nơi nào không? Em đã đến đây chơi bao giờ chưa, em có kỉ niệm gì với nơi này, hãy chia sẻ nhé?

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và gợi ý, VD: Đây là SaPa, em đã từng đến đây cùng gia đình em vào tháng chín năm ngoái. Em nhớ cảnh vui chơi nơi ruộng lúa bậc thang, ngắm nhìn cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

- GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới: Trong tiết kể chuyện trước, các em đã theo chân Gu-li-vợ tham quan xứ sở của những người tí hon. Nhưng xứ sở tí hon chỉ có trong cổ tích. Ngay ở trong nước mình, có những vùng đất mà cảnh vật, con người ở đó luôn luôn thu hút những người ưa thích du lịch, khám phá bằng vẻ đẹp đặc biệt của nó. Trong bài đọc hôm nay, chúng ta sẽ cùng theo chuyến xe lên Sa Pa để tìm hiểu xem đường đi Sa Pa đặc biệt như thế nào nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Tự luyện đọc theo hướng dẫn. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ trong bài hoặc tranh ảnh, video về Sa Pa.

- GV đọc mẫu bài đọc Đường đi Sa Pa, giọng đọc nhẹ nhàng, trầm lắng. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.

- Hiểu được nội dung của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện.

- GV tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc 5 CH trong SGK: 

+ Câu 1. Những chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trên duong di Sa Pa?

+ Câu 2. Đoạn 2 miêu tả vẻ đẹp bình dị trong đời sống của người dân qua những hình ảnh nào?

+ Câu 3. Tìm những từ ngữ, chi tiết ở đoạn 3 miêu tả khí hậu đặc biệt ở Sa Pa.

+ Câu 4. Em thích những từ ngữ hoặc hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?

+ Câu 5. Bài văn cho thấy tinh cảm của tác giả với Sa Pa như thế nào?

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài văn, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi phỏng vấn (phỏng vấn nhiều HS để ý kiến được phong phú).

- GV nhẫn xét và chốt đáp án:

(1) Những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trên đường đi Sa Pa:

+ Những dốc núi cao chênh vênh.

+ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.

+ Những thác trắng xoá tựa mây trời.

+ Những rừng cây âm âm.

+ Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

+ Những con ngựa đủ màu sắc.

(2) Đoạn 2 miêu tả vẻ đẹp bình dị trong đời sống của người dân qua những hình ảnh:

+ Hình ảnh phố huyện hiền hoà với các em nhỏ người dân tộc Hmông, Tu Di, Phù Lá ăn mặc sặc sỡ chơi đùa trước trước các cửa hàng. 

+ Hình ảnh người ngựa dập dìu trong sương núi tím nhạt của buổi chợ.)

(3) Những từ ngữ, chi tiết ở đoạn 3 miêu tả khí hậu đặc biệt ở Sa Pa, VD: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu./ Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận./ Thoắt cái, giỏ xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

* GV nói thêm cho HS hiểu: Thời tiết, phong cảnh Sa Pa luôn thay đổi, mỗi ngày như có 4 mùa. Sự thay đổi đó rất nhanh chóng, thể hiện qua từ thoắt mà tác giả lặp lại ở các câu.

(4) HS trả lời theo cảm nhận của bản thân dựa trên những gợi ý của GV, VD:

+ Em thích hình ảnh phong cảnh Sa Pa thay đổi một cách đột ngột, thoắt cái lá vàng rơi khiến người ta có cảm giác đang ở giữa mùa thu, thoắt cái lại thấy mưa tuyết trắng xoá như đang ở giữa mùa đông.

+ Em thích hình ảnh phố chợ dập dìu chìm dần trong màn sương tím buổi chiều.

(5) Bài văn cho thấy tình cảm của tác giả với Sa Pa: Tác giả yêu vẻ đẹp của mỗi cảnh vật trên đường đi Sa Pa./ Tác giả tự hào về cảnh đẹp của Sa Pa./...

- GV đặt CH cho HS: Qua bài đọc, em hiểu nội dung bài văn nói về điều gì? 

- GV mời HS phát biểu. 

- GV chốt lại: Bài văn miêu tả cảnh đẹp kì thú của đường lên Sa Pa và của Sa Pa, qua đó nói lên tình cảm yêu mến và tự hào về vùng đất được coi là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho nước ta.

Hoạt động 3: Đọc nâng cao

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng đọc của nhân vật. 

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3. Đoạn 2 giọng trầm, chú ý đến hình ảnh hơi buồn của một thị trấn nhỏ mờ ảo trong sương chiều. Đoạn 3 thể hiện được sự ngạc nhiên, thú vị của tác giả khi chứng kiến cảnh vật thay đổi qua từng khoảnh khắc, giọng đọc sôi nổi, hào hứng. VD:

Hôm sau/ chủng tôi đi Sa Pa.// Phong cảnh ở đây thật đẹp.// Thoắt cái, lá vàng rơi/ trong khoảnh khắc mùa thu.// Thoắt cái,/ trắng long lanh một cơn mưa tuyết/ trên những cành đào,/ lê,/ mận.// Thoắt cái/, gió xuân hây hẩy nồng nàn/ với những bông hoa lay ơn/ màu đen nhung hiếm quý.

- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm các đoạn văn đã luyện đọc.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương những HS học tốt.

- Khuyến khích HS tìm đọc những bài viết về chủ điểm.






- HS xem ảnh và trả lời.










- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.





- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

















- HS quan sát tranh minh họa.


- HS nghe GV đọc mẫu.



- HS luyện đọc.









- HS đọc câu hỏi.












- HS đọc bài.



- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.


- HS lắng nghe, tiếp thu.






































- HS lắng nghe, chuẩn bị.


- HS phát biểu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.










- HS lắng nghe, tiếp thu.












- HS thi đọc.



- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 17 Đọc 2 Đường đi Sa Pa , Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 17 Đọc 2 Đường đi Sa Pa

Xem thêm giáo án khác