Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 17 Luyện từ và câu: Luyện tập về lựa chọn từ ngữ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 17 Luyện từ và câu: Luyện tập về lựa chọn từ ngữ - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ LỰA CHỌN TỪ NGỮ
(1 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết những từ ngữ có giá trị biểu đạt cao; hiểu tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ để biểu đạt nội dung. Bước đầu lựa chọn được từ ngữ phù hợp để hoàn thiện đoạn văn cho trước hoặc để viết đoạn văn tả hương thơm, màu sắc của một số loài hoa.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.
Năng lựa văn học:
- Cảm nhận được cái hay của một số từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong bài. Có ý thức lựa chọn từ ngữ khi nói, viết; bước đầu biết lựa chọn từ ngữ phù hợp để biểu đạt nội dung một cách hình ảnh và biểu cảm.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2).
- Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2).
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi khởi động: Cách chơi: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía trên bục giảng. Người điều khiển hô “chim bay" đồng thời giang hai cánh tay như chim đang bay Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hộ theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hộ những vật không bay được như “nhà bay" hay “bàn bay" mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bi phạt. - GV dẫn dắt, giới thiệu về bài mới: Hôm nay, trong bài Luyện tập về lựa chọn từ ngữ, các em sẽ tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ của các nhà văn Nguyễn Phan Hách, Vũ Tú Nam trong những đoạn văn miêu tả của mình. Sau đó, các em tập lựa chọn từ ngữ để viết đoạn văn miêu tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận xét về việc dùng từ ở đoạn văn. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Nắm được kiến thức. - Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 HS đọc BT 1. Cả lớp đọc thầm theo: Đọc và trả lời câu hỏi: Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vuôn đảo ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lượt thuốt liễu rủ. Theo NGUYỄN PHAN HÁCH a) Tác giả sử dụng những từ nào để tả màu sắc của mỗi con ngựa? b) Tìm những từ chỉ màu sắc có nghĩa giống mỗi từ trên. (M) trắng tuyết – trắng xoá, trắng tinh. c) Theo em, vì sao tác giả lại lựa chọn sử dụng các từ chỉ màu sắc đó? - GV hướng dẫn cách làm bài: HS hỏi đáp theo nhóm. - GV mời HS chia sẻ, các HS khác bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và chốt đáp án: a) Tác giả sử dụng những từ để tả màu sắc của mỗi con ngựa: Đen huyền, trắng tuyết, đỏ son. b) Những từ chỉ màu sắc giống mỗi từ trên. VD: trắng tuyết – trắng xoá, trắng tinh. c) Các từ đen huyền, trắng tuyết, đỏ son mà tác giả sử dụng làm cho người đọc có thể tưởng tượng một cách rõ ràng về màu sắc tuyệt đẹp của những con ngựa mà tác giả nhắc đến. Việc sử dụng các từ này giúp đoạn văn trở nên hay và gần gũi với người đọc. Hoạt động 2: Nhận xét về việc dùng từ ở đoạn văn (BT 2) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được kiến thức. - Vận dụng vào hoàn thiện BT và trả lời những câu hỏi có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 HS đọc YC của BT 2. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm từ thích họp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sùng sũng như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa (hồng tươi, hồng hào). Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nền (trong vắt, trong xanh). Tất cả đều (long lanh, lồng lãnh), lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,.... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và (tranh luận, tranh cãi) nhau, ổn mà vui không thể tưởng được. Theo VŨ TÚ NAM - GV hướng dẫn cách làm bài: + Xác định các từ trong ngoặc đơn và nghĩa của chúng. + Thử dùng từng từ với câu văn. + GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét: Dùng từ nào đúng hơn, hay hơn, biểu đạt được hình ảnh và cảm xúc rõ nét hơn? Vì sao? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. GV theo dõi, hỗ trợ HS. - GV mời đại diện một số nhóm nêu ý kiến. Các HS khác bổ sung, nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượng xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Hoạt động 3: Viết đoạn văn. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được kiến thức để luyện viết. - Vận dụng vào luyện tập, hoàn thiện BT và trả lời những câu hỏi có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 HS đọc YC của BT 3. Cả lớp đọc thầm theo: Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) tả màu sắc, hương thơm của một số loài hoa trong vườn hoa. - GV hướng dẫn HS làm bài: + Nhớ lại bài văn tả cây cối đã học. + Hình dung lại một vườn hoa mà em đã biết. + Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) tả một số cây hoa trong vườn hoa. Chú ý lựa chọn từ ngữ thể hiện màu sắc, hình dạng riêng (đặc trưng) của các cây hoa em định tả. + Đọc lại các câu mới viết; thay những từ ngữ chưa ưng ý (nếu có) bằng từ ngữ khác. - GV tổ chức cho HS làm bài vào VBT. - GV mời một số HS báo cáo kết quả. GV chiếu bài làm của HS lên màn hình (nếu có điều kiện). - GV yêu cầu HS chọn một từ ưng ý nhất, giải thích vì sao. - GV mời một số HS nhận xét; GV góp ý để HS hoàn thiện bài viết. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV khen ngợi, biểu dương HS. | - HS chơi trò chơi khởi động. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS đọc yêu cầu BT. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc yêu cầu BT. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận nhóm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc yêu cầu BT. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS báo cáo kết quả. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo