Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 16 Đọc 4: Mùa xuân em đi trồng cây

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 16 Đọc 4: Mùa xuân em đi trồng cây - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ĐỌC 4: MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY

(1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
  • Đọc diễn cảm trôi chảy toàn bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc diễn cảm bài thơ. Tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn nửa đầu học kì II.
  • Hiểu được nghĩa của các từ ngữ được chú giải; biết tra từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu nghĩa các từ khác (nếu cần); hiểu được ý nghĩa của bài thơ (ngợi ca những đóng góp của các bạn nhỏ trong công cuộc bảo vệ môi trường, xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp).
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tổ chức và tham gia thảo luận nhóm, biết trình bày, báo cáo kết quả công việc trước người khác.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Độc lập suy nghĩ để trả lời đúng.

Năng lực văn học: 

  • Nhận biết được các biện pháp nghệ thuật, các chi tiết, hình ảnh giàu giá trị biểu đạt trong bài thơ.
  1. Phẩm chất

 

  • Bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh.

 

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
    • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2). 

 

  • Tranh minh họa bài đọc.

 

  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2). 

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). 
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS cùng hát theo nhạc bài hát “Em yêu trường em” để tạo không khí sôi động trước tiết học:

https://www.youtube.com/watch?v=SdzBsOFOBrc

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Ở Bài viết 3, chúng ta đã được tìm hiểu cách trồng một cây xanh. Tiết học hôm nay, qua bài đọc Mùa xuân em đi trồng cây của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng, các em sẽ hiểu thêm về lợi ích, niềm vui mà việc trồng cây mang lại cho mỗi chúng ta cũng như cho quê hương đất nước là gì nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Tự luyện đọc theo hướng dẫn. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV (hoặc HS khá, giỏi) đọc mẫu: Toàn bài thơ đọc với giọng vui tươi, tự hào; nhấn giọng ở những từ ngữ: trồng cây, đồi hoang, bùng màu xanh, này em, này chị, này anh, vun gốc, nâng cành, ...

- GV lưu ý cho HS cách ngắt giọng: 

Mùa xuân/ em đi trồng cây

Nắng lên/ từ phía bàn tay em trồng

Đồi hoang/ sẽ hoá rừng thông

Núi loang lổ cháy/ sẽ bùng màu xanh.//

Này em,/ này chị/, này anh

Người vun gốc,/ kẻ nâng cành non tơ

Dốc nghiêng,/ mũ nón/ nhấp nhô

Đàn chim vui/ hót líu lo/ quanh đồi./

Gió ngoan/ chạm giọt mồ hôi

Để gương mặt/ nở nụ cười hồn nhiên

Nắng xuân/ lấp lánh mọi miền

Niềm vui háo hức/ trải trên núi đồi.//

Từ bàn tay nhỏ đấy thôi !/

Góp mầm xanh/ với đất trời yêu thương

Rồi đây/ trên khắp quê hương

Màu xuân xanh biếc/ nẻo đường tương lai.

- GV tổ chức, hướng dẫn HS đọc: 

+ 4 HS đọc nối tiếp bài thơ (mỗi em đọc một khổ); từng tổ, dãy đọc.

+ Luyện đọc tiếng, từ khó (cho HS tìm tiếng, từ ngữ khó đọc): đồi hoang, loang lổ, dốc nghiêng, quanh đồi, ... và những tiếng, từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- GV mời HS giải nghĩa các từ khó (loang lổ, háo hức,...); giải nghĩa những từ ngữ khác HS chưa hiểu (nếu có).

- GV luyện đọc theo cặp, một vài HS đọc trước lớp.

- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.

- Hiểu được nội dung của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 4 CH. Cả lớp đọc thầm theo: 

+ Câu 1: Các bạn nhỏ hình dung quang cảnh sễ thay đổi như thế nào khi tham gia trồng cây cùng mọi người?

+ Câu 2: Tìm trong khổ thơ 2 những hình ảnh thể hieenn cảnh nhộn nhịp của buổi trồng cây.

+ Câu 3: Những từ ngữ nào ở khổ thơ thứ ba thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ.

+ Câu 4: Tác giả muốn nói điều gì qua khổ thơ cuối.

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. 

- GV nhận xét và chốt đáp án:

(1) Các bạn hình dung: “Đồi hoang sẽ hoá rừng thông/ Núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh.”.

(2) Đó là các hình ảnh: rất nhiều người tham gia trồng cây (em, chị, anh), người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ, mũ nón nhấp nhô; đàn chim vui hót líu lo.

(3) Các từ ngữ: gương mặt nở nụ cười hồn nhiên; niềm vui háo hức trải trên núi đồi.

(4) Tác giả tự hào, ngợi ca những đóng góp của các bạn nhỏ trong việc trồng cây xanh bảo vệ môi trường, xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp.

Hoạt động 3: Đọc nâng cao

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng đọc của nhân vật. 

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm bằng trò chơi lật mảnh ghép:

+ GV thiết kế một bức tranh có 4 mảnh ghép theo thứ tự số 1, 2, 3, 4. Cho HS lần lượt chọn các mảnh ghép, mỗi mảnh ghép được mở ra sẽ có một hình ảnh minh hoạ cho nội dung của từng khổ thơ, HS nhìn tranh minh hoạ để chọn đúng khổ thơ mình phải đọc.

Ví dụ: Mảnh ghép số 1 có bức tranh tia nắng đang chiếu vào đôi bàn tay của một bạn nhỏ cầm một cây con để trồng (HS đọc khổ thơ 1); mảnh ghép số 2 vẽ bức tranh đàn chim đang bay quanh núi đồi (HS đọc khổ thơ 2); mảnh ghép thứ 3 có bức tranh gương mặt hồn nhiên của bạn nhỏ đang nở nụ cười (HS đọc khổ thơ 3); mảnh ghép thứ 4 có bức tranh những con đường rợp bóng cây xanh (HS đọc khổ thơ thứ 4).

+ Mời 2 bạn lên thi đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ.

- GV mời HS nhận xét bạn, bình chọn người đọc hay nhất (gợi ý HS nhận xét về giọng đọc, cách ngắt nghỉ, nhấn giọng,...).

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS học tốt.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết học mới.






- HS cùng hát.




- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.















- HS lắng nghe, tiếp thu.




- HS lắng nghe, tiếp thu.

















- HS đọc bài.







- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.



- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.







- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.











- HS đọc bài.


- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


















- HS chơi trò chơi.

















- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.




- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, thực hiện.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 16 Đọc 4 Mùa xuân em đi trồng cây, Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 16 Đọc 4 Mùa xuân em đi trồng cây

Xem thêm giáo án khác