Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 13 Đọc 3: Đoàn thuyền đánh cá
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 13 Đọc 3: Đoàn thuyền đánh cá - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC 3: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn học kì I.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài; biết tra sổ tay từ ngữ (từ điển) để hiểu nghĩa của các từ khác, nếu chưa hiểu.
- Phát hiện được một số từ ngữ hay và hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển, vẻ đẹp của những người lao động trên biển.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.
Năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.
- Biết liên hệ nội dung bài thơ với thực tiễn xây dựng đất nước..
- Phẩm chất
- Phẩm chất yêu nước, nhân ái (tự hào về đất nước giàu đẹp và người lao động Việt Nam cần cù, yêu lao động, lạc quan).
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2).
- Tranh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu.
- Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt 4 (NXB Đại học Huế) hoặc từ điển, từ điển HS.
- Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2).
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV đặt câu hỏi cho HS: Các em đã từng đi biển chưa? Em thường đi vào khoảng thời gian nào và em đi cùng ai? - GV mời HS trả lời. - GV nhận xét và gợi ý, VD: Em thường đi biển vào mùa hè trong năm. Đây là chuyến du lịch cả gia đình em đi nghỉ hè, em rất mong đến nghỉ hè để được tắm biển. - GV dẫn dắt, giới thiệu về bài mới: Hôm nay, chúng ta học bài Đoàn thuyền đánh cả. Đây là một trong nhiều bài thơ rất hay của tác giả Huy Cận. Bài đọc như một khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp của những người lao động trên biển. Các em hãy cùng luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài thơ nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Tự luyện đọc theo hướng dẫn. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó và những từ ngữ khác, Giọng đọc thể hiện cảm xúc vui, say mê,... - GV hướng dẫn HS đọc chú giải trong SGK để hiểu nghĩa các từ ngữ thoi, gõ thuyền và tập tra Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt 4 (hoặc từ điển) để hiểu nghĩa một số từ ngữ khác (VD: khơi, xoăn, rạng đông,...). - GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn ở các bài trước. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn. - Hiểu được nội dung của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện. - GV mời 6 HS tiếp nối nhau đọc 6 CH trong SGK: + Câu 1. Qua khổ thơ 1, em hiểu đoàn thuyền đánh cả ra khoi vào lúc nào? + Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết những người đánh cá đã làm việc suốt đêm? + Câu 3. Tiếng hát vang lên suốt quá trình lao động nói lên điều gì? + Câu 4. Nếu một hình ảnh so sánh hoặc nhãn hoa mà em thích. Vì sao em thích hình ảnh đó? + Câu 5. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm nhận của người lao động về vẻ đẹp huy hoàng, thơ mộng của thiên nhiên, + Câu 6. Cảm nhận của người lao động về vẻ đẹp của thiên nhiên nói lên điều gì về họ? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 với 5 CH đầu. - Với CH 6, GV tổ chức cho HS làm việc độc lập, sau đó thảo luận nhóm đôi, trao đổi ý kiến với bạn bên cạnh. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận đáp án đúng: (1) Đoàn thuyền ra khơi vào lúc hoàng hôn. * GV hỏi thêm: Những dòng thơ nào cho em biết điều đó? (Đó là các dòng thơ: Mặt Trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then, đêm sập cửa.) (2) Đó là các từ ngữ: + Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao + Sao mở, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng loẻ rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. + Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng Mặt Trời, Mặt Trời đội biển nhỏ màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. (3) Tiếng hát vang lên suốt quá trình lao động thể hiện niềm vui của những người lao động: vui với công việc của mình và vui với thành quả lao động của mình. (4) HS nói theo suy nghĩ riêng dựa tren gợi ý của GV, VD: a) Một số hình ảnh nhân hoá: - Em thích hình ảnh Sóng đã cài then, đêm sập cửa, vì hình ảnh này khiến em nghĩ đến một ngôi nhà khổng lồ trong truyện cổ tích, sóng và đêm là những người khổng lồ trong câu chuyện đó. - Em thích hình ảnh cả thu đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng vì đọc những câu thơ này, em tưởng tượng những đàn cá muôn ngàn con bơi đi bơi về, vẽ những luồng sáng trên mặt biển, tạo nên những tấm lưới lấp lánh vô cùng lớn. - Em thích hình ảnh Đoàn thuyền chạy đua cùng Mặt Trời vì khi đọc những câu thơ này, em tưởng tượng thấy một đoàn thuyền lao rất nhanh về phía đất liền, phía sau đoàn thuyền là Mặt Trời đang nhô dần lên, trông như đang chạy đua cùng đoàn thuyền. b) Một số hình ảnh so sánh: - Em thích hình ảnh Mặt Trời xuống biển như hòn lửa vì hình ảnh này khiến em nghĩ tới ông Mặt Trời rất to và đỏ, rất đẹp đang khuất dần trên mặt biển. - Em thích hình ảnh Cả thu Biển Đông như đoàn thoi vì hình ảnh này khiến em nghĩ đến muôn vàn con cá đua nhau bơi đi bơi lại rất nhanh và vui mắt. - Em thích hình ảnh Biển cho ta cả như lòng mẹ. Em thấy hình ảnh so sánh này rất đúng, vì biển rất rộng lớn và ấm áp, biển cho ta rất nhiều thứ tốt đẹp, như tình yêu mẹ dành cho con. (5) Đó là các từ ngữ, hình ảnh: cá bạc Biển Đông lặng, cá thu Biển Đông như đoàn thoi, đêm ngày dệt biển muốn luồng sáng, đến dệt lưới ta...; gõ thuyền đã có nhịp trăng cao; (cả) vảy bạc đuôi vàng loẻ rạng động; lưới xếp buồm lên đón nắng hồng; đoàn thuyền chạy đua cùng Mặt Trời; Mặt Trời đội biển nhỏ màu mới; mắt cả huy hoàng muôn dặm phơi. (6) Những người lao động rất yêu biển, yêu thiên nhiên đất nước và gắn bó với biển. Họ yêu công việc, tự hảo với công việc của mình. Hoạt động 3: Đọc nâng cao a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV chọn một số khổ thơ để hướng dẫn HS luyện đọc. - GV tổ chức cho HS đọc theo hướng dẫn, chú ý thể hiện đúng nhịp thơ, cảm xúc vui, tự hào của những người lao động. VD: Hát rằng:/ cả bạc Biển Đông lặng// Cả thu Biển Đông/ như đoàn thoi// Đêm ngày dệt biển/ muôn luồng sáng// Đến dệt lưới ta,/ đoàn cá ơi!// Ta hát bài ca/ gọi cá vào,// Gõ thuyền/ đã có nhịp trăng cao,// Biển cho ta cả/ như lòng mẹ// Nuôi lớn đời ta/ tự buổi nào. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa của bài đọc. + GV hỏi: Theo em, nội dung chính của bài thơ là gì? HS phát biểu theo cảm nhận cá nhân. + GV mời HS chia sẻ. + GV nhận xét và gợi ý, VD: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên / của biển cả. / ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động. / nói lên niềm vui, tinh thần lạc quan của người lao động. / ca ngợi sự giàu có của biển cả. + GV kết luận về ý nghĩa của bài đọc: Bài đọc như một khúc ca hay, như một bức tranh đẹp ca ngợi vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp của những người lao động trên biển. - GV biểu dương, khen ngợi HS. - GV dặn HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối, chuẩn bị cho bài luyện nói Em đọc sách báo. | - HS lắng nghe, chuẩn bị. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS thảo luận nhóm. - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS luyện đọc. - HS luyện đọc. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo