Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 12 Góc sáng tạo: Gương dũng cảm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 12 Góc sáng tạo: Gương dũng cảm - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

GÓC SÁNG TẠO: GƯƠNG DŨNG CẢM

(1 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Viết được đoạn văn theo 1 trong 2 đề: (a) Nêu cảm nghĩ về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12; b) Nêu cảm nghĩ về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết.
  • Biết cách trình bày và tham gia thảo luận.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
  •  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn có hình ảnh, cảm xúc.

Năng lực văn học: 

  • Viết đoạn văn có hình ảnh, cảm xúc, thể hiện được nhận thức và tỉnh cảm của bạn thân về PC của các nhân vật trong truyện và trong cuộc sống..
  1. Phẩm chất
  • Có nhận thức đúng và có ý thức vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2).
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 2).

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập, HĐ nhóm, HĐ lớp. 
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS nghe nhạc, tạo không khí vui tươi và dành thời gian cho HS chuẩn bị.

https://www.youtube.com/watch?v=Nlqm8qXOwCM

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Sau 2 tuần học các câu chuyện, bài thơ về lòng dũng cảm, hôm nay, các em sẽ thể hiện những điều mình đã học được để viết và trình bày đoạn văn của mình về một nhân vật trong tác phẩm văn học hoặc trong cuộc sống để lại cho em ấn tượng sâu sắc về lòng dũng cảm. Cô (thầy) và các bạn đang chờ đợi để thưởng thức, tháo luận về đoạn văn của mỗi em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết đoạn văn về nhân vật hoặc hành động dũng cảm (BT1)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận dụng kiến thức viết đoạn văn.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 2 HS đọc to BT 1 (1 HS đọc câu lệnh và đề a. 1 HS đọc đề b); cả lớp đọc thẩm theo: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em.

b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến, cho biết các em chọn đề nào.

- GV tạo điều kiện yên tĩnh để HS làm bài; theo dõi, trả lời thắc mắc (nếu có) của HS.

Hoạt động 2: Trình bày, thảo luận về các đoạn văn đã viết (BT 2).

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS giới thiệu sản phẩm mình chuẩn bị.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV mời một vài HS trình bày đoạn văn của mình trước lớp.

- GV lưu ý HS: Trước khi đọc đoạn văn, các em nên cho biết mình chọn đề nào, viết về ai. Khi đọc, cần đọc to, rõ và có những chỗ dừng lại, nhìn xuống lớp để thu hút sự chú ý của các bạn.

- GV lấy VD cho HS tham khảo:

+ VD đoạn văn về một nhân vật dũng cảm trong tác phẩm văn học:

Trong các câu chuyện, bài thơ đã học, em thích nhất nhân vật "chú lính nhỏ" trong truyện “Người lính dũng cảm". Chú lính ấy nhỏ nhất trong nhóm bạn chơi trò đánh trận giả. Chủ bị chê là "hèn" khi định chui qua hàng rào nửa tép để "diệt máy bay địch" (là một con chuồn chuồn ngô). Các bạn chủ trèo qua hàng rào, đã làm để cải hàng rào yếu ớt và giập luồng hoa mười giờ trong vườn trường. Nhưng khi thầy giáo hỏi, các bạn chỉ không ai dám nhận lỗi. "Chú lính nhỏ" không có lỗi nhưng sau giờ học đã "quả quyết bước về phía vườn trường" để sửa lại hàng rào và luống hoa. Chú hiểu: khổng dám nhận lỗi và khắc phục lỗi của mình mới là “hèn”. Cuối cùng, tất cả các bạn đã hiểu ra và bước theo chủ lính nhỏ như "bước theo một người chỉ huy dũng cảm". Hành động của "chú linh nhỏ" là tấm gương về lòng dũng cảm.

+ VD đoạn văn về một bạn nhỏ dũng cảm trong cuộc sống:

Hôm ấy, trên đường đi học về, em đã được chứng kiến hành động dũng cảm của một bạn nhỏ. Em thấy bạn ấy mặc đồng phục, đeo khăn quàng, đang đứng cạnh một em bé. Em bé này chỉ khoảng 6, 7 tuổi, nước mắt ngắn nước mắt dài. Xung quanh là bốn năm bạn bằng tuổi em. Cả nhóm có vẻ lúng túng như bị bắt quả tang đang làm việc gì sai. Bạn đeo khăn quàng nói: “Sao các cậu vừa lớn, vừa đông lại bắt nạt em nhỏ này thể?”. Thấy em và một vài người lớn đến gần, nhóm bạn kia vội vàng xin lỗi rồi đi ngay. Em không kịp hỏi tên bạn nhỏ đeo khăn quàng nhưng nhớ mãi hành động dũng cảm, thương người của bạn ấy.

Hoạt động 3: Bình chọn 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS bình chọn sản phẩm chất lượng nhất.

b. Tổ chức thực hiện

- GV nêu yêu cầu bình chọn: 

- GV chọn hình thức thích hợp để HS cả lớp bày tỏ ý kiến, bình chọn người có đoạn văn hay, người trình bày tốt và người có ý kiến hay trong thảo luận. 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV phát biểu tổng kết.

- Dặn HS về nhà làm BT Tự đánh giá. 






- HS nghe nhạc.




- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.














- HS đọc yêu cầu BT.









- HS phát biểu ý kiến.


- HS làm bài.







- HS trình bày đoạn văn.


- HS lắng nghe, tiếp thu.




- HS lắng nghe, tiếp thu.







































- HS đọc bài.





- HS bình chọn.




- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 12 Góc sáng tạo Gương dũng cảm, Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 12 Góc sáng tạo Gương dũng cảm

Xem thêm giáo án khác