Giáo án vnen bài Ý nghĩa văn chương

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ý nghĩa văn chương. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Ý nghĩa văn chương
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 23: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:  Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu của văn chương.  Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của HT. 2. Kĩ năng:  Đọc và phân tích được bố cục, dẫn chứng, lí lẽ và cách lập luận và cách hành văn có cảm xúc, hình ảnh. 3. Thái độ:  Yêu thích văn chương, thấy được ý nghĩa của nó trong đời sống của con người. 4. Năng lực, phẩm chất:  Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.  Phẩm chất: sống có trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, hình ảnh, tài liệu, dụng cụ trợ giảng liên quan… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? - HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ ? Mỗi nhóm một trong các luận điểm sau và mỗi bạn trong nhóm hãy nói một câu để tạo nên một đoạn văn chứng minh. + Học văn rất khó + Học văn rất cần thiết + Học văn không khó - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. Luận điểm: Học văn rất cần thiết + Trong đời sống cũng như trong sinh hoạt hàng này,chúng ta dùng văn chương để giao tiếp. + Có hiểu văn mới hiểu người + Văn học là một thế giới riêng được ghi trên giấy. + Thử hỏi nếu thế giới này mà không có văn chương thì không biết như thế nào? + Không có văn chương, con người không thể truyền lại cho thế hệ con cháu những gì họ đãhọc được từ trước đến nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Gv cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Tác giả? Tác phẩm? chú thích? ? Bố cục? Thể loại? - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản * Tác giả: - Hoài Thanh ( 1909-1982) - Quê: Nghi Xuân- Nghi Lộc- Nghệ An. - Là nhà phê bình văn học xuất sắc. - Năm 2000 được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT. - Tác phẩm nổi tiếng: Thi nhân Việt Nam. *Tác phẩm: - Viết năm 1936, in trong sách Văn chương và hành động. - Chú thích: sgk - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến “Muôn loài” -> Nguồn gốc cốt yếu của Văn chương + Phần 2: Phần còn lại -> Ý nghĩa và công dụng của Văn chương - Thể loại: Nghị luận văn chương Hoạt động 1: - GV cho hs hoạt động cặp thực hiện yêu cầu 2a. - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? ? Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý gì của tác giả? - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 2b,c. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Trong văn bản, tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương. Công dụng đó là gì? ? Tác giả đã lập luận như thế nào để thể hiện quan điểm về nguồn gốc, công dụng của văn chương? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của văn bản. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản a. Nguồn gốc cốt yếu : tình thương, lòng nhân ái và vị tha. - Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý: + Cách mở bài độc đáo như trên đã thu hút sự chú ý của người đọc. + Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương. + Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một con người hoặc một hiện tượng nào đó trong cuộc sống. b. Công dụng của văn chương : + Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. + Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. c. Lập luận của tác giả : Trình bày vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, chặt chẽ, dễ hiểu, có lí lẽ, có cảm xúc, hình ảnh… =>thể hiện quan điểm về nguồn gốc, công dụng của văn chương. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng". Hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 6-8 câu để làm sáng tỏ nhận định này. ? Chứng minh những đặc sắc nghệ thuât trong bài nghị luận của Hoài Thanh dựa trên những gợi ý sau: - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2 - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Chọn một trong những chủ đề sau để viết thành đoạn văn chứng minh ( khoảng 6-8 câu) - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1a. Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Văn chương lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Qua văn chương thôi mà chúng ta dường những cũng đã hiểu được cuộc sống. Có thể hiểu được cuộc sống chính là việc thông qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. Qua đó ta như cũng đã thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và hơn hết đó còn chính là tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Hay như nếu ta đọc câu thơ của Bác Hồ đó chính là “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa”, câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, và bức tranh đó dường như cũng thật là gợi cảm, tuyệt đẹp. Và còn rất nhiều những tác phẩm thơ ca chứng minh văn chương chính là tiếng nói phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng quanh chúng ta. 2. Đề: Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng Xem tại đây: https://tech12h.com/de-bai/chon-mot-trong-nhung-chu-de-sau-de-viet-thanh-doan-van-chung-minh-khoang-6-8-cau.html HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tìm hiểu và ghi chép về những con người hoặc những sự việc, cảnh vật,... ở địa phương em sinh sống đã được thể hiện trong các loại hình nghệ thuật (văn, thơ, nhạc, họa,..) đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh: Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay 2. Chứng minh là phương pháp được vận dụng nhiều để giải quyết các tình huống thực trong thực tiễn. Em hãy ghi lại từ 3 đến 4 tình huống cho thấy nếu sử dung tốt phương pháp lập luận chứng minh thì ta có thể giải quyết vấn đề hiệu quả. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tìm đọc một tác phẩm văn chương mà em tâm đắc, sau đó trò chuyện về tác dụng của văn chương thông qua tác phẩm đó. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, Ý nghĩa văn chương, giáo án Ý nghĩa văn chương vnen 7, giáo án vnen Ý nghĩa văn chương

Giải bài tập những môn khác