Giáo án ngữ văn 7: Bài Dấu gạch ngang

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Dấu gạch ngang. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: 28/3/2020 Tiết theo PPCT: 124 Tiếng Việt : DẤU GẠCH NGANG A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản. - Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu gạch ngang cho đúng. - Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu câu trong bài viết của mình và của bạn. 2. Kĩ năng - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. - Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản. - Đặt câu có dấu dấu gạch ngang. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu đúng. Vận dụng sử dụng dấu dấu gạch ngang trong những trường hợp cụ thể. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 4. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức học tập, nắm vững nội dung bài học, biết vận dụng trong nói, viết đạt hiệu quả. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Hình ảnh minh họa. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. + Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) 7A1 7A2 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. 2.2. Kiểm tra nội dung bài ? Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy? * Trả lời - Dấu chấm lửng dùng để: + Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. + Làm giãn nhịp điệu câu văn,chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. - Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê phức tạp. 3. Bài mới (35) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh h­íng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút GV chiếu đoạn văn: Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư? Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương: - Đi vào nhà kẻo nắng, cháu! ? Tìm những câu có sử dụng dấu gạch ngang trong đoạn trích? - HS tìm - GV vào bài: Trong khi nói và viết, để diễn tả đầy đủ, sâu sắc các khía cạnh khác nhau của thực tế hoặc tư tưởng tình cảm, ngoài việc sử dụng một số dấu câu như dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy người ta còn dùng dấu gạch ngang. Vậy dấu gạch ngang có công dụng cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng Giảng, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Động não, giao việc Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang - GV treo Bảng phụ ghi ngữ liệu ?Hãy đọc VD (SGK- 129, 130) ?Trong mỗi câu, dấu gạch ngang dùng để làm gì? Câu a: Đánh dấu bộ phận giải thích. ?Hãy chỉ ra bộ phận giải thích đó? - “Mùa xuân của Hà Nội thân yêu” Câu b: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Câu c: Dùng để liệt kê… Câu d: + Tách tên VaRen - Phan Bội Châu + Nối các từ trong một liên danh ?Tại sao cùng là một dấu câu nhưng ở mỗi ví dụ công dụng lại khác nhau? - HS trao đổi cặp trong 2 phút, trình bày - Khác nhau vì chúng ở những vị trí khác nhau trong câu : Giữa câu, đầu câu, giữa hai tên riêng. ?Qua bài tập trên, em thấy dấu gạch ngang có những tác dụng gì? ?Hãy đọc ghi nhớ 1 (SGK- 130) - GV: Đưa phiếu học tập: Yêu cầu HS xác định công dụng dấu gạch ngang trong câu sau: - 3p “Từ nơi đây, tiếng thơ của Xuân Diệu - thi sĩ tình yêu sẽ hoà nhập với tiếng thơ giàu chất trữ tình của dân ca xứ Nghệ âm vang mãi trong tâm hồn của bao lứa đôi giao duyên.” (Võ Văn Trực) a. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích. b. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp. c. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh. I. Công dụng của dấu gạch ngang 1. Phân tích ngữ liệu (SGK -129, 130) - Câu a: Đánh dấu bộ phận giải thích. - Câu b: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. - Câu c: Dùng để liệt kê… - Câu d: Nối các bộ phận trong một liên danh. 2. Ghi nhớ: (SGK- 130) Hoạt động 2: Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối ?Quan sát lại VD d (Mục I), cho biết: dấu gạch nối trong từ Va-ren được dùng để làm gì? - Để nối các tiếng trong phiên âm tiếng nước ngoài. VD: Pa-ri, Mát-xcơ-va, Bun-ga-ri… ?Dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang? ?Em hãy lấy VD cho từng trường hợp (HS lên bảng làm)? ?Em hãy đọc ghi nhớ 2 (SGK- 130) - GV: Đưa bài tập vận dụng c - HS thực hiện theo nhóm bằng bảng nhóm. (3’) Đặt dấu gạch ngang, gạch nối vào vị trí thích hợp. a. Sài Gòn hòn ngọc viễn đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt. b. Nghe ra đi ô là một thói quen thú vị của người già. c. Chuyến tàu khách Bắc Nam đã được khởi hành. - HS: Các nhóm trình bày kết quả -> GV nhận xét. II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối: 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK- 130) - Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. - Dùng để nối các tiếng trong phiên âm tiếng nước ngoài. 2. Ghi nhớ : (SGK- 130) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác, chia sẻ - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập - HS đọc yêu cầu bài tập 1. ?Nêu công dụng của dấu gạch ngang? - HS Hoạt động cá nhân ?HS đọc yêu cầu BT2? - HS thực hiện cá nhân ?HS đọc yêu cầu BT3? - 2 HS lên bảng làm cá nhân: +HS1: Dấu gạch ngang dùng để giải thích. + HS2: dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận liên danh. III. Luyện tập 1. Bài tập 1: (SGK- 130, 131):Nêu công dụng của dấu gạch ngang - Câu a, b: Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. - Câu c: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích. - Câu d, e: Dùng nối các bộ phận trong một liền danh. 2. Bài tập 2: (SGK- 131): Nêu công dụng của dấu gạch nối. - Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. 3. Bài tập 3: (SGK- 131): Đặt câu có dấu gạch ngang. VD: - Thị Kính - nhân vật nữ chính trong vở chèo Quan Âm Thị Kính là người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3 phút) *Đối với bài cũ + Học thuộc ghi nhớ. + Hoàn thành các bài tập. + Viết đoạn văn có dùng dấu gạch ngang và dấu gạch nối. *Đối với bài mới: Chuẩn bị bài “Ôn tập phần Tiếng Việt”. Hệ thống hoá kiến thức đã học về các dấu câu, các kiểu câu đơn.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Dấu gạch ngang, giáo án chi tiết bài Dấu gạch ngang, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Dấu gạch ngang, giáo án 5 bước bài Dấu gạch ngang

Giải bài tập những môn khác