Giáo án vnen bài Bánh trôi nước
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Bánh trôi nước. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20…
BÀI 7: BÁNH TRÔI NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nêu được những chi tiết, hình ảnh,... thể hiện vẻ đẹp, thân phận chìm nổi, bản lĩnh sắt son của người phụ nữ trong xã hội cũ và niềm xót thương, đồng cảm, trân trọng của Hồ Xuân Hương đối với họ trong bài bánh trôi nước; nhận xét được một số đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương.
Nhận biết quan hệ từ và ý nghĩa của quan hệ từ.
2. Kĩ năng
Sử dụng quan hệ từ trong khi nói và viết.
Biết cách tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn bài và viết bài văn biểu cảm.
3. Thái độ
Yêu mến và trân trọng hình ảnh người người phụ nữ và cảm thông cho số phận của họ thông qua các văn bản văn học Trung đại
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh, bảng phụ, máy chiếu…
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
• Câu 1: Đọc thuộc bài thơ Qua Đèo Ngang và nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo Ngang?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh để học sinh hiểu cách làm món bánh trôi.
- Phương pháp: thuyết trình, hoạt động cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv cho hs hoạt động cá nhân.
? Em hãy tìm hiểu về món bánh trôi và cách làm món bánh trôi?
- Gv chuẩn kiến thức, chuyển. Cách làm bánh trôi nước:
- Đường phên cắt nhỏ hạt lựu
- Viên bột thành những viên nhỏ vừa ăn
- Ấn dẹt ở giữa viên bột rồi cho đường bánh trôi đã cắt thành những viên nhỏ vào.
- Bao bột lại rồi vê tròn cho kín viên đường. Vê bột cho thật khít, tránh để không khí vào, tuy nhiên các bạn cũng lưu ý không nên vê quá kĩ, bánh có thể bị vỡ khi đun.
- Đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi vào.
- Khi bánh nổi lên là bánh đã chín rồi đấy! Bạn vớt bánh ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội cho bánh săn và đỡ dính.
- Cho bánh ra đĩa, gạn bớt nước.
- Rắc vừng rang hoặc dừa nạo lên mặt bánh. Bạn cũng có thể cho thêm nước hoa bưởi để bánh có mùi thơm đặc biệt hơn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu:
+ Nêu được những chi tiết, hình ảnh,... thể hiện vẻ đẹp, thân phận chìm nổi, bản lĩnh sắt son của người phụ nữ trong xã hội cũ và niềm xót thương, đồng cảm, trân trọng của Hồ Xuân Hương đối với họ trong bài bánh trôi nước; nhận xét được một số đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương.
+ Nhận biết quan hệ từ và ý nghĩa của quan hệ từ.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- GV gọi h/s chia sẻ về cách đọc
? Bài thơ này chúng ta cần đọc với giọng như thế nào?
- GV đọc, hs đọc, nhận xét.
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động cá nhân
- Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu chú thích về tác giả tác phẩm
- H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
- GV quan sát trợ giúp khi cần
? Nhắc lại những nét chính về tác giả?
? Phương thức biểu đạt?
? Thể loại văn bản ?
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp.
- Gv chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản
Bài thơ đọc với giọng: giọng vừa dịu, vừa mạnh, vừa ngậm ngùi.
-Tác giả: Hồ Xuân Hương- bà chúa thơ Nôm.
- PTBĐ: biểu cảm, miêu tả
*Thể thơ:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Số câu trong bài: 4
- Số chữ trong câu: 7
- Cách hiệp vần của bài thơ: vần chân (cuối tiếng thứ 7 các câu 1-2-4 có thể vần bằng hoặc vần chắc), nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
Hoạt động 1:
- Gv cho h/s nghiên cứu và trả lời câu hỏi:
? Bài thơ có điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động cá nhân
- Gv chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
- Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.a,b,c
- H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
- Gv quan sát trợ giúp khi cần
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ...
? Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả ra sao? Bài thơ gợi hình ảnh ng phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào?
? Trong hai hình ảnh trên hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
? Tình cảm, thái độ của HXH đối với thân phận ng phụ nữ ntn? Chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung
- Gv chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản
* So sánh với những câu hát than thân: bắt đầu bằng cụm từ “thân em”, nói về nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa.
a. Hình ảnh bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát…
…giữ tấm lòng son.
- Miêu tả hình dáng chiếc bánh vừa trắng,vừa tròn: tròn trịa xinh xắn. Miêu tả việc luộc bánh trong nồi nước sôi. Bánh còn sống thì chìm, khi chín thì dần nổi lên.
- Bánh trôi rắn hay nát là do tay người nặn. Bên trong vẫn nguyên vẹn chất lượng.
b. Số phận người phụ nữ
=> Ẩn dụ về vẻ đẹp duyên dáng trắng trong tròn trịa xinh xắn của người phụ nữ.
Số phận nổi trôi bấp bênh khổ đau của người phụ nữ.
=> Phẩm giá của người phụ nữ bị vùi dập vẫn luôn giữ phẩm chất trong sạch.
c. Hình ảnh thứ hai quyết định ý nghĩa, giá trị của bài thơ.
e. Tình cảm thai độ của tác giả:
- Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam, cảm thương sâu sắc cho thân phận chim nổi của họ: “mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
- Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.3.a,b,c,d.
- H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
- Gv quan sát trợ giúp khi cần
? Em hãy xác định quan hệ từ trong các câu?
? Các quan hệ từ ở các câu liên kết những từ ngữ hay câu nào với nhau?
? Trong 4 ví dụ: ví dụ nào quan hệ từ dùng để biểu thị: quan hệ sở hữu, quan hệ nhân quả, so sánh, tương phản?
? Trong các ví dụ trường hợp nào bắt buộc phải có qht trường hợp nào không?
? Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ cho sẵn.
- PP, KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ...
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung
- Gv chuẩn kiến thức 3. Tìm hiểu về quan hệ từ
a. Xác định quan hệ từ:
(1) và, của, (2) như, (3) bởi-nên, (4) nhưng.
b.
(1) Quan hệ từ “của” liên kết định ngữ với trung tâm, “và” liên kết giữa hai vế.
Quan hệ từ “như” liên kết bổ ngữ với trung tâm
Quan hệ từ “ bởi-nên” nối hai vế của câu ghép.
Quan hệ từ “nhưng” liên kết hai câu.
(2)
- Của: quan hệ sở hữu,
- Như : quan hệ so sánh,
- Bởi - nên: quan hệ nhân quả,
- Và: quan hệ tương đồng
- Nhưng: quan hệ tương phản.
c.
- Trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: 1, 2’, 3, 4’.
- Trường hợp không bắt buộc có quan hệ từ: còn lại.
d. Cặp quan hệ từ:
- Nếu-thì, tuy-nhưng, vì-nên, hễ-thì, sở dĩ-là vì.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cặp
Hoạt động 1:
- Gv cho h/s hoạt động cặp đôi yêu cầu 1,2,3,4
- H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
- GV quan sát trợ giúp khi cần
? Bài thơ có sử dụng từ Hán Việt nào không? Từ ngữ trong bài thơ gần với loại thơ nào đã học?
? Tìm quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản “Cổng trường mở ra”?
? Trong các câu, câu nào đúng, câu nào sai?
? Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống?
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp.
- Gv chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
- Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.5,6
- H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận
- Gv quan sát trợ giúp khi cần
- PP, KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ...
? Phân biệt ý nghĩa của hai câu có qht “nhưng” sau?
? Lập dàn ý chi tiết cho đề bài “Loài cây em yêu”
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung
- Gv chuẩn kiến thức.
1. Không sd từ HV.
2. Quan hệ từ:
- Của, còn, với, như, của, và, như
- Mà , nhưng, của, nhưng, như
3. Câu đúng a, b, c, c, d, e.
4. Điền quan hệ từ: với, và , với, với, nếu, thì, và.
5. Hai câu khác nhau về trật tự giữa từ khỏe và đắt. Cách sắp xếp khác nhau dẫn đến ý nghĩa sắc thái biểu cảm khác nhau giữa hai câu.
- Nó gầy nhưng khỏe -> Tỏ ý khen
- Nó khỏe nhưng gầy -> Tỏ ý chê.
6. Lập dàn ý: Loài cây em yêu.
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về cây phượng.
- Lí do yêu thích: cây phượng gắn bó với tuổi học trò.
b. Thân bài:
- Tả đặc điểm của cây phượng qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông ->Tả những đặc điểm gợi cảm.
- Tác dụng của cây phượng đối với đời sống con người: Tạo bóng mát, cung cấp ôxi, hút cácboníc làm sạch không khí.
- Tác dụng của cây phượng đối với em: là người bạn chia sẻ với em mọi nỗi buồn vui của tuổi học trò. Màu hoa đỏ rực rỡ gợi nhớ mùa hè, gợi những sự chia tay.
c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây phượng. Nhớ phượng, nhớ lũ bạn cùng lớp khi nghỉ hè.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Gv giao nhiệm vụ cho từng hs về nhà thực hiện yêu cầu.
Câu 1. Viết đoạn văn ngắn về một loài cây, trong đó có sử dụng quan hệ từ, gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn.
Câu 2. Viết phần mở bài, kết bài của bài văn biểu cảm về loài cây em yêu.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Gv giao nhiệm vụ cho từng hs về nhà thực hiện yêu cầu.
1. Sưu tầm một số bài văn đoạn văn hay viết về các loài cây.
2. Đọc thêm: Sau phút chia li.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập…..
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, Bánh trôi nước, giáo án bánh trôi nước vnen 7, giáo án vnen bánh trôi nước