Giáo án ngữ văn 7: Bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết Văn bản : NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao về tình yêu đất nước, con người; - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình; - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 3. Thái độ - Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước, con người,. - Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý, trân trọng, giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp thiên nhiên bản sắc văn hoá dân tộc, quê hương, gia đình - Tự hào về nền văn học dân tộc 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; viết sáng tạo; giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. - Năng lực chuyên biệt: + Tự nhận thức được tình yêu với quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca, thường bày tỏ tâm tình, nhắc nhở con người phải luôn nhớ về quê hương, đất nước - cội nguồn của tình yêu thương. + Làm chủ bản thân: Tự xác định được giá trị của quê hương, đất nước... đối với mỗi con người, từ đó rút ra bài học về sự trân trọng, yêu mến quê hương, đất nước mình; trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng quê hương, đất nước... II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Đọc diễn cảm, giới thiệu, phân tích, bình giảng, đàm thoại, gợi mở. - Kĩ thuật dạy học: + Động não: suy nghĩ về khái niệm ca dao, dân ca; ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tình cảm trong các bài ca dao. + Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người .... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. - Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV . TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ¬- GV nêu câu hỏi: Hãy đọc thuộc, diễn cảm 1 bài cao dao về tình cảm gia đình mà em thích và nêu cảm nhận của em? - HS suy nghĩ lên bảng trả bài * Gợi ý: - HS đọc thuộc, diễn cảm bài ca dao đã chọn. - Cảm nhận nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật đặc sắc. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: cho HS xem 1 số bức tranh và trả lời câu hỏi: Kể tên các địa danh xuất hiện trong ảnh và nêu cảm nhận (1) Ruộng bậc thang SaPa (2) Cố đô Huế (3) Hồ Gươm - HS tự nêu cảm nhận, GV nhận xét - GV chuyển ý: Nhà văn I-li-a E-ren-bua đã từng nói: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh...". Quả thật trong mỗi con người chúng ta ai cũng có một tình yêu quê hương đất nước mạnh mẽ. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời nhắn gởi ấy là cả một tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế với quê hương đất nước, con người. Hôm nay, trong tiết học này, cô và các em cùng tìm hiểu những tình cảm ấy qua: "Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người". HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Giới thiệu nhanh trên cơ sở tiết 1 đã học: Dân ca VN rất phong phú về làn điệu, đa dạng về hình thức, độc đáo về nội dung. Hát xướng và hát đối đáp cũng là một loại dân ca có nhiều bài rất hay, rất hóm hỉnh. Tình yêu quê hương đất nước, tình thương người là những tình cảm rất đậm đà của nhân dân ta được diễn tả qua nhiều bài hát đối đáp và là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN. I. Giới thiệu chung Mảng ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản * Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài 1 và 4. ( Theo PPCT và giảm tải, Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bài 1 và 4, không dạy bài 2,3). - Hướng dẫn HS đọc: giọng hỏi đáp hồ hởi, tình cảm phấn khởi, tự hào (bài 1), bài 4 chú ý 2 câu 1,2 nhịp 4/4/4. - HS Đọc, GV nhận xét, cho điểm. - GV đặt câu hỏi: Em biết gì về những địa danh: Sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng? - HS Giải thích theo chú thích SGK - GV hỏi: Những từ em vừa giải thích thuộc từ loại nào? Cách viết? - HS trả lời, GV chuẩn KT Từ loại danh từ riêng  Viết hoa. - GV yêu cầu: Hãy chỉ rõ và phân nhóm các bài ca dao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Bài 1: tình yêu quê hương, đất nước. + Bài 4: kết hợp tình yêu con người. - GV đặt câu hỏi: Vì sao 4 câu hát dân ca khác nhau nhưng lại hợp thành 1 văn bản? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Cùng 1 chủ đề: tình yêu quê hương đất nước, con người. - GV yêu cầu Nhận xét cách diễn tả tình cảm trong 2 bài ca dao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Bằng nhiều hình thức khác nhau. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Các bài ca có chung hình thức diễn đạt nào? Theo em, những câu hát này thuộc kiều văn bản tự sự, MT hay BC? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT -> Đây là những câu hát thuộc kiểu văn biểu cảm bộc lộ cảm nghĩ của con người. II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu chú thích 2. Kết cấu – bố cục - Hình thức diễn đạt: thơ lục bát là chủ yếu, đối đáp, gọi mời. - PTBĐ: biểu cảm. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích bài ca dao 1 *Bước 1: Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài ca dao 1 -> HS khác nhận xét. - GV đặt câu hỏi: So với những bài ca dao khác, bài ca dao 1 có bố cục như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT - Bài ca dao khác là lời cuả 1 người, có 1 phần. - Bài ca dao có 2 phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái. * Bước 2: GV yêu cầu: Đọc những câu ca dao nào có hình thức đối đáp tương tự mà em bắt gặp? - HS Trình bày sản phẩm chuẩn bị. - GV nhận xét ( Cung cấp một số bài: Cau già quá lứa bán buôn Em già quá lứa có buồn không em? Cau già quá lứa bửa phơi Em già quá lứa có nơi đợi chờ ) - GV tiếp tục hỏi: Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp của chàng trai, cô gái? Các địa danh đó có những đặc điểm chung và riêng nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Đặc điểm riêng: gần với mỗi địa phương. + Chung: đều là những nơi nổi tiếng về lịch sử văn hóa của miềm Bắc nước ta. * Bước 3: Bức tranh sau chỉ địa danh nào? Địa danh đó gắn với câu chuyện nào em đã được học ở lớp 6? (Tích hợp Địa lý, Ngữ văn, Lịch sử) Núi đức Thánh Tản, thờ thần Sơn Tinh…. - GV. Đặt câu hỏi Em có nhận xét gì về các địa danh được nhắc đến? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Đều xoay quanh 1 chủ đề, đề tài nào đó về sự vật hoặc cảnh giàu đẹp của quê hương: dòng sông, ngọn núi… - GV tiếp tục hỏi (1) Theo em, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi, đáp? Điều đó có ý nghĩa gì? (2) Qua đó em thấy chàng trai, cô gái là những người như thế nào? ¬- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Lịch lãm, tế nhị; có hiểu biết, yêu mến tự hào về quê hương, đất nước. (GV Bình: Đoạn ca dao trích lời hỏi đáp của chàng trai, cô gái. Lời hỏi gồm 6 câu, mỗi câu hỏi về một địa danh, tên dòng sông, ngọn núi, tòa thành trên đất nước ta. Mỗi vùng một nét riêng hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa. Không trực tiếp nói ra nhưng cả hai đều thể hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương, tổ quốc mình.) 3. Phân tích 3.1. Bài ca dao số 1 - Hình thức đối đáp  phổ biến trong ca dao , dân ca. + Phần đầu: Lời hỏi + Phần sau: Lời đáp - Địa danh: Thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, Núi Tản, đền Sòng, tỉnh Lạng. -> gắn với mỗi địa phương, là nơi nổi tiếng về đặc điểm tự nhiên, lịch sử văn hóa ở Bắc Bộ. => Nhằm thử tài hiểu biết, trí thông minh, chia sẻ, bày tỏ tình cảm và bộc lộ lòng yêu qúy, niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS phân tích bài ca dao 4 * Bước 1: Yêu cầu HS đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi: Giải nghĩa từ ni - tê, chẽn lúa đòng đòng? - Yêu cầu HS giải thích theo SGK, GV chuẩn KT ni - tê là những từ địa phương dùng ở miền Trung  sẽ tìm hiểu bài từ địa phương. - GV Cho HS quan sát tranh để hiểu rõ hình ảnh Chẽn lúa đòng đòng: - GV yêu cầu: Nhận xét số tiếng trong mỗi câu? Nhịp thơ có gì đặc biệt? Ý nghĩa của sự đặc biệt đó? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KTL: Câu 1,2 : 12 tiếng / dòng nhịp 4/4/4 Câu 3: 7 tiếng/dòng  nhịp 2/3/2 Lục bát biến thể. * Bước 2: GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hai câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối, đối tượng miêu tả có gì khác nhau? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: 2 câu đầu tả cảnh; 2 câu cuối tả người - GV yêu cầu: (1) Nhận xét nghệ thuật trong 2 câu đầu? ( Từ ngữ, biện pháp tu từ ) (2) Cảm nhận về không gian ở đây? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Gợi không gian rộng lớn, dài rộng của cánh đồng lúa xanh tốt. Dù đứng bên ni hay bên tê cánh đồng vẫn thấy mênh mông, bát ngát. Không gian ấy biểu hiện sự phấn chấn, yêu đời của người nông dân.. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Phân tích hình ảnh cô gái ở 2 dòng cuối? - HS suy nghĩ trả lời (Gợi ý: hình ảnh cô gái được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật gì? Cách dùng từ ngữ ở đây ntn? - Phép so sánh; từ ngữ : Chẽn lúa, đòng đòng, phất phơ, hồng...  Gợi tả.) - GV yêu cầu: Nhận xét cách dùng từ " Thân em"? Chỉ ra cái hay của phép so sánh đó? ( Có phù hợp không ? Vì sao?) - HS Thảo luận nhóm bàn (2’) -> HS cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung. ( GV bình : Thân em cách dùng thường gặp trong ca dao dân ca: - Thân em như hạt mưa sa... - Thân em như tấm lụa đào... - Những từ ấy mang đậm tâm trạng buồn, than trách. - Cách so sánh: Thân em .... đòng đòng: So sánh đặc sắc, phù hợp, có nét tương đồng: gợi tả sự trẻ trung, phơi phới, tràn đầy sức sống căng tràn.) - GV đặt câu hỏi: Câu thơ " Phất phơ ... ban mai" giúp em hiểu thêm gì về vẻ đẹp người con gái ? ¬- HS liên hệ trả lời, GV chuẩn KT Sự mềm mại, uyển chuyển, vươn lên, hoà cùng ánh nắng ban mai của buổi sớm: mát mẻ, dễ chịu. * Bước 3: GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hai câu đầu miêu tả cánh đồng, 2 câu cuối miêu tả hình ảnh người con gái. Có phải bài ca dao thiếu tính mạch lạc không? Vì sao? - HS tự bộc lộ (GV Bình : - Hai câu đầu tả cảnh, 2 câu cuối tả người nhưng người và cảnh hài hoà  tạo nên một bức tranh. Người làm cho cảnh trở nên sống động, có hồn  Bức tranh càng quyến rũ lòng người: - Hai câu cuối lấy sự vật ở 2 câu đầu chẽn lúa đòng đòng – ví với người  Liên kết, mạch lạc.) - GV đặt câu hỏi: Bài ca dao là lời của ai? Người ấy muốn bày tỏ tình cảm gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Có thể hiểu là lời chàng trai, bày tỏ tình cảm với cô gái , ngợi ca... + Có thể hiểu là lời cô gái... ( SGV - câu hỏi 7 - b/c /48). 3.2. Bài ca dao số 4 * Hai câu đầu: tả cảnh. - Từ gợi tả. - Phép đối, điệp ngữ, đảo ngữ Không gian rộng lớn, mênh mông, trù phú, đầy sức sống của cánh đồng lúa. *Hai câu cuối: tả cô gái - Từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc, gợi tả. -> Gợi vẻ đẹp trẻ trung, phơi phới, căng tràn sức sống của cô thôn nữ. Hoạt đông 5: Tổng kết nội dung, nghệ thuật văn bản - GV yêu cầu nêu: Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca? - HS suy nghĩ trình bày trong vòng 1 phút. - GV đặt câu hỏi: Nội dung các bài ca dao? Ca dao, dân ca về tình yêu quê hương đất nước, con người gợi lên trong em những tình cảm và mong ước gì? - HS rút ra và trả lời ¬- GV tiếp tục hỏi: Ca dao dân ca có ý nghĩa gì đối với đời sống con người? - HS tự liên hệ trả lời Đọc ghi nhớ SGK – 40. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật -Thể thơ lục bát, lục bát biến thể - Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu tha thiết, tự hào, giàu tính gợi tả. - Cấu tứ đa dạng, độc đáo. - Biện pháp tu từ: so sánh điệp từ, liệt kê,... 4.2. Nội dung – ý nghĩa * Nội dung - Cảnh sắc, vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người. - Tình yêu, lòng tự hào của nhân dân ta. * Ý nghĩa văn bản Ca dao bồi dáp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước. 4.3. Ghi nhớ (SGK - 40) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm Thảo luận theo nhóm - tổ - GV đưa ra 2 câu hỏi: (1) Nhận xét về thể thơ trong 2 bài ca? (2) Tình cảm chung thể hiện trong 2 bài ca là gì? - HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét. GV đưa ra đáp án và cho điểm: - Thể thơ lục bát biến thế (bài 1 số tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát. Bài 3 kết thúc là dòng lục chữ không phải là dòng bát. - Thể thơ tự do, 2 dòng đầu bài 4. - GV lưu ý HS: việc phân chia chủ đề chỉ là tương đối, có tính chất quy ước: tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gắn với những tình cảm khác. Ngược lại, những bài ca dao diễn tả tình cảm khác vẫn có thể gợi nghĩ đến tình yêu quê hương, đất nước. Điều này được thể hiện rõ ở bài 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm GV đưa ra câu hỏi: Qua hai bài ca dao,em hiểu thêm gì về tình cảm đối với quê hương, đất nước, con người? HS: Tự bộc lộ. GV nhận xét và cho điểm HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm GV tổ chức Trò chơi: Ai nhanh hơn. Luật chơi: Lớp chia thành 3 tổ, trong thời gian 2’ tổ nào tìm được nhiều đáp án hơn, tổ đó chiến thắng. Câu hỏi của trò chơi này là: Tìm những bài ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước, con người? GV đưa ra một số bài: - Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng - Bắc Cạn có suối đãi vàng, Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh. - Ai đi trẩy hội chùa Hương Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm Mớ rau sắng, quả mơ non Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng? 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà * Đối với bài cũ - Thuộc ghi nhớ, thuộc 2 bài ca dao; nắm được nội dung, nghệ thuật từng bài. - Tìm hiểu và phân tích 2 bài ca dao còn lại ở nhà. - Sưu tầm những bài ca dao khác cùng chủ đề. * Đối với bài mới Chuẩn bị: Từ láy ? Thế nào là từ láy ? (xem lại lớp 6)? Có những loại từ láy nào ? Nghĩa của từ láy ?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án hai cột bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, giáo án chi tiết bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Giải bài tập những môn khác