Giáo án ngữ văn 7: Bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm văn bản nghị luận.
- Thấy được nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Hiểu được đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận.
- Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng … khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận.
4. Thái độ
Ý thức được ý nghĩa quan trọng của văn nghị luận để học tập nghiêm túc hơn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
- GV nhận xét phần chuẩn bị của HS.
3. Bài mới (35’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
- GV: Đưa ra câu hỏi giả định: Có người ý kiến cho rằng: "Đội nón bảo hiểm là không cần thiết". Ý kiến đó đùng hay sai, vì sao?
- HS: Đưa ra ý kiến cá nhân
- GV: Cách các em trả lời câu hỏi và đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình chính là các em đang sử dụng phương thức nghị luận. Vậy giữa phương thức nghị luận và bài văn nghị luận có mối liên hệ như thế nào, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm được nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
- GV: Gọi HS đọc câu hỏi a trong mục 1.
- GV: Hãy nêu các câu hỏi về các vấn đề có nội dung tương tự?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
- GV: Yêu cầu HS ghi câu hỏi của mình vào trong vở và sửa chữa những câu sai cho HS.
* Phân tích: Đây là những câu hỏi rất hay, nó cũng chính là những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày khiến người ta phải bận tâm và nhiều khi phải tìm cách giải quyết.
- GV: Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó. Em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
* Giải thích: Không thể dùng các kiểu văn bản trên mà phải dùng văn bản nghị luận (Nghị luận là bàn, lí giải, đánh giá rõ một vấn đề nào đó). Vì bản thân câu hỏi buộc người trả lời phải có những lý lẽ xác đáng, có sức thuyết phục, phải sử dụng khái niệm thì người nghe mới hiểu và tin được. VD, con người không thể thiếu tình bạn, vậy bạn là gì, không thể kể về một người cụ thể mà giải quyết đc vấn đề. Bàn luận, chứng minh, giải thích, là những nhu cầu nghị luận trong cuộc sống. Do vậy đòi hỏi chúng ta phải tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới đáp ứng yêu cầu trả lời các câu hỏi loại đó trong cuộc sống.
- GV: Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo đài em thường gặp những kiểu văn bản nào? Kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
- Các ý kiến trong cuộc họp.
- Bài xã luận, bình luận.
- Bài phát biểu trên báo chí.
Những văn bản trên là văn bản nghị luận.
- GV: Vậy theo em, khi nào ta có nhu cầu nghị luận?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
1. Nhu cầu nghị luận
-> Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm đặc điểm của văn biểu cảm. 2. Thế nào là văn bản nghị luận ?
Gọi HS đọc ngữ liệu
* Yêu cầu HS thảo luận nội dung câu hỏi SGK.
- GV đặt câu hỏi:
+ Bác Hồ viết văn bản này nhằm hướng tới đối tượng nào?
+ Bác Hồ muốn nói với nhân dân về điều gì? Mục đích của Bác khi viết văn bản?
+ Để thực hiện mục đích ấy, Bác Hồ đã đưa ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những ý chính nào?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
+ Em hiểu thế nào là câu luận điểm? Tìm những câu văn mang luận điểm?
Là những câu văn khẳng định 1 ý kiến, 1 quan điểm tư tưởng của tác giả.
a. Khảo sát ngữ liệu
* Văn bản “Chống nạn thất học” (HCM).
- Đối tượng: quốc dân
- Mục đích của văn bản: Xác lập cho mọi người quan điểm, tư tưởng, ý thức chống nạn thất học.
- Hệ thống luận điểm:
+ Sự cần thiết phải nâng cao dân trí.
+ Mọi người trước hết cần phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
Thảo luận nhóm (8’), GV chiếu yêu cầu.
Yêu cầu: HS hoàn thành phiếu học tập sau:
Luận điểm – Câu mang luận điểm Lí lẽ Dẫn chứng
Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
* Đưa ra đáp án: (Máy chiếu)
- GV: Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
*Khái quát: Không. Vì các loại văn trên khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách rõ ràng, chặt chẽ và có sức thuyết phục như vậy. Vì thế, lí lẽ, dẫn chứng của người viết mới thuyết phục được người nghe.
GV: Đây là một bài văn nghị luận tiêu biểu: ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục.
- GV: Trong giai đoạn sau Cách mạng tháng 8, bài nghị luận của chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa với thực tế đời sống như thế nào?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Nạn dốt là một trong những nạn cần phải xoá bỏ nhanh thì mới có thể xây dựng nước nhà. Bài viết đã đề cập tới một vấn đề bức xúc nhất lúc bấy giờ, thức tỉnh người đọc.
=> Văn bản nghị luận phải hướng đến giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
GV: Gọi văn bản "Chống nạn thất học” là văn bản nghị luận.
- GV: Em hiểu thế nào là văn bản nghị luận? Theo em, văn bản nghị luận cần có những yếu tố nào?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
- HS : Đọc ghi nhớ
=> Văn bản nghị luận là vb được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
* Yêu cầu:
- Có luận điểm rõ ràng.
- Có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
3. Ghi nhớ: (SGK-9)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
Bài tập nhanh (máy chiếu)
- GV: Trong các tình huống sau, tình huống nào yêu cầu em dùng phương thức biểu đạt nào?
a. Quang cảnh lũ lụt ở miền Trung vừa qua.
b. Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn lũ lụt.
c. Cảm nghĩ của em về phong trào “ Vì người nghèo”.
d. Bàn về biện pháp phòng chống cận thị học đường.
Suy nghĩ trình bày.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV: Làm thế nào để nhận biết một văn bản thuộc thể văn nghị luận?
Gợi ý:
Một văn bản thuộc thể văn nghị luận bao giờ cũng thể hiện ở một số khía cạnh:
- Nội dung: bàn bạc về các vấn đề thiết yếu được mọi người quan tâm tranh luận.
- Mục đích: hướng tới một hoặc nhiều đối tượng nhằm bàn luận, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc, làm sáng tỏ chân lí, đồng thời thuyết phục người đọc, người nghe.
- Phương thức biểu đạt: chủ yếu là lập luận, có luận điểm cụ thể rõ ràng, hệ thống lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
- GV giao BTVN: Với câu hỏi “Sống đẹp là gì?”, em sẽ dùng các kiểu văn bản đã học ( tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận) để giải quyết yêu cầu này như thế nào?
HS trình bày cá nhân, HS khác nhận xét.
- GV đưa ra một số gợi ý:
- Dùng văn tự sự => Kể chuyện một hay nhiều gương sống đẹp.
- Dùng văn miêu tả => Tái hiện sống động một hay nhiều tấm gương sống đẹp.
- Dùng văn biểu cảm => Bộc lộ cảm xúc trước lối sống đẹp
=> Đều không đủ sức khái quát, làm sáng tỏ nội dung câu hỏi, không thuyết phục người nghe.
- Dùng văn nghị luận( lí lẽ, lập luận, dẫn chứng) làm sáng tỏ vấn đề thông qua ra các câu hỏi :
+ Sống là thế nào?
+ Thế nào là sống đẹp?
+ Tại sao phải sống đẹp?
+ Sống đẹp có những biểu hiện cơ bản nào?
+ Sống đẹp và sống không đẹp khác nhau như thế nào?
4. Hướng dẫn HS về nhà (2’)
* Đối với bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ sgk.
- Đọc lại văn bản nắm chắc luận điểm, lí lẽ. Sưu tầm văn bản nghị luận.
* Đối với bài mới: Chuẩn bị: Phần luyện tập (tiếp)
Văn bản: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
Tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi:
? Đây có phải là bài văn nghị luận không? Tại sao?
? Trong bài viết của mình tác giả đề xuất ý kiến gì?
? Những dòng văn nào thể hiện ý kiến đó (luận điểm)?
? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu những lý lẽ và dẫn chứng nào? Nhận xét về lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra?
? Văn bản này có bố cục mấy phần?
- Văn bản “Hai biển hồ” có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?
- Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận, giáo án chi tiết bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận, giáo án 5 bước bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận