Giáo án vnen bài Lập luận chứng minh
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Lập luận chứng minh. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20…
BÀI 21: LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Nhận biết được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh
2. Kĩ năng: Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng văn bản nghị luận chứng minh trong cuộc sống
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
+ Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
+ Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, một số hình ảnh về cốm, ví dụ về chơi chữ, bảng phụ…
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT:chia nhóm, động não
-GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A1.2
? Nêu ví dụ cho thấy trong đời sống có những lúc cần phải sử dụng đến phương pháp chứng minh.
? Câu tục ngữ : “Nói có sách, mách có chứng” khuyên chúng ta điều gì ?
-HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức, chuyển ý.
1. Chúng ta cần chứng minh một câu nói, một vấn đề trong cuộc sống, làm rõ nhận định đó để rút ra bài học cho chính bản thân mình như:
VD: Chứng minh bản thân mình không làm việc gì đó cần đưa ra chứng cứ xác thực
2. Câu tục ngữ : “Nói có sách, mách có chứng” khuyên chúng ta muốn nói một điều gì đó thì phải có bằng chứng cụ thể, không đc nói "đại", nói suông,...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- GV cho hs hoạt động cặp thực hiện yêu cầu 1a,b.
- HĐ: cặp
- PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan
- KT: động não, trình bày 1 phút
? Để khuyên người ta " đừng sợ vấp ngã" bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin hay không?
? Đọc nội dung bảng sau và cho biết mục đích của chứng minh và các phương pháp được sử dụng để chứng minh là gì.
- Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
1. Tìm hiểu chung về lập luận chứng minh
a. Bài văn lập luận theo hai vấn đề :
Vấp ngã là thường. Tác giả đã dùng những dẫn chứng để chứng minh :
+ Lần đầu tiên chập chững bước đi
+ Lần đầu tiên tập bơi
+ Lần đầu tiên chơi bóng bàn
Đưa ra những dẫn chứng cụ thể:
+ Oan Đi‐nây từng bị tòa báo sa thải
+ Lu‐i Pa‐xtơ chỉ là học sinh trung bình môn hóa
+ Lép‐Tôn‐X tôi bị đình chỉ học đại học vì vừa không có năng lực vừa thiếu ý chí học tập
+ Hen‐ri‐pho thất bại và cháy túi tới 5 lần
+ Ca sĩ En‐ri‐cô Ca‐ru‐xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được
Phần kết bài , đưa ra những điều đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố dắng hết mình
=> Các sự thật đưa ra đáng tin cậy.
b. Mục đích của chứng minh: chứng tỏ những điều đáng tin cậy
+ Các phương pháp sử dụng để chứng minh là: dùng lí lẽ , dẫn chứng chân thực , đã được thừa nhận.
- GV cho hs hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu mục 2a,b.
- HĐ: cặp
- PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan
- KT: động não
a. Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận chứng minh qua việc triển khai đề bài.
b. Từ việc tìm hiểu trên hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
- Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Tìm hiểu văn bản
b.
- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
- Giữa các phần và đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1:
- Gv cho h/s làm bài tập 1.
- HĐ : nhóm
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT:chia nhóm, động não
- GV tiếp cận trợ giúp các nhóm.
? Bài văn nêu lên luận điểm gì? Tìm những câu văn thể hiện luận điểm đó?
? Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu lên những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có sức thuyết phục không?
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
Gv cho h/s làm bài tập 2
- HĐ : cá nhân
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT: động não
- GV tiếp cận trợ giúp các nhóm.
? Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim".
- Đại diện học sinh trình bày.
- GV chuẩn kiến thức.
1. Xem chi tiết tại đây:
https://tech12h.com/de-bai/bai-van-neu-len-luan-diem-gi-tim-nhung-cau-van-hien-luan-diem-do.html
2. Xem chi tiết tại đây:
https://tech12h.com/de-bai/neu-cac-buoc-thuc-hien-cac-de-sau-de-1-chung-minh-tinh-dung-dan-cua-cau-tuc-ngu-co-cong-mai
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu
1. Tìm hiểu đề, tìm hiểu ý, lập dàn ý cho đề văn sau: “Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.”
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu
1. Đọc văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ dẫn chứng trong mỗi văn bản: CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂN và SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC.
4. Hướng dẫn về nhà
a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập…..
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, lập luận chứng minh, giáo án lập luận chứng minh vnen 7, giáo án vnen lập luận chứng minh