Giáo án ngữ văn 7: Bài Đại từ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đại từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tiếng việt ĐẠI TỪ I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được thế nào là đại từ. - Các loại đại từ Tiếng Việt. 2. Kĩ năng Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết. Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3. Thái độ Ý thức sử dụng đại từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm. 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân; năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. - Năng lực chuyên biệt: + So sánh, lí giải được điểm giống và khác nhau để thấy được tính ưu việt hoặc hạn chế của việc sử dụng từ loại đại từ. + Tạo lập được một số câu, đoạn văn có sử dụng các từ loại theo yêu cầu. + So sánh được sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà bản thân đã học. II. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Quy nạp, hợp tác nhóm, thực hành có hướng dẫn cách tạo lập một văn bản chính xác... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt. 2. Chuẩn bị của Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ - GV đưa ra câu hởi: Vẽ lại sơ đồ cấu tạo từ Tiếng Việt? - HS lên bảng vẽ lại sơ đồ, GV nhận xét, cho điểm GV đưa ra đáp án: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: Cho đoạn văn “Năm nay tôi lên 10, tôi có một cô em gái 2 tuổi, từ ngày có em ý gia đình tôi lúc nào cũng rộn tiếng cười. Mẹ bảo em ý giống mẹ, còn tôi giống bố; em ý hay cười, kháu khỉnh, còn tôi cái mặt lúc nào cũng đăm chiêu ra điều nhiều chuyện phải suy tư lắm. Tôi cũng chẳng để tâm nhiều những điều mà mẹ nói cho đến khi mọi người ttrong gia đình, nhất là ông bà lúc nào cũng quấn quýt với em ý rồi so sánh ngược sang tôi” + GV đặt câu hỏi: (1) Từ “em ý” chỉ đối tượng nào được nhắc đến trong đoạn văn? -> Từ “em ý” chỉ nhân vật cô em gái (2) Theo em tại sao tác giả không viết là em gái tôi mà dùng từ “em ý”? -> Để đoạn văn không bị lặp từ ngữ, câu văn trở nên hay hơn. + GV chuyển: Trong Tiếng Việt, để tránh việc lặp lại các từ ngữ trong cùng một đoạn văn người ta thường sử dụng các đại từ để thay thế Vậy thế nào là đại từ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết này. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: phân tích mẫu, thảo luận (cá nhân, nhóm, lớp) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là đại từ. *Bước 1: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu SGK /54 và chú ý vào các chữ in đậm. - GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 phút và hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu Từ in đậm Ý nghĩa của từ Chức vụ ngữ pháp a Nó trỏ ............................. ……………………………….. b Nó trỏ ............................. ………………………………. c Thế trỏ ............................. ………………………………. d Ai dùng .......................... ………………………………. - HS Hoàn thành phiếu, dán phiếu lên bảng, GV nhận xét, cho điểm. - GV Đưa ra đáp án Câu Từ in đậm Ý nghĩa của từ Chức vụ ngữ pháp a Nó trỏ người (người em) Chủ ngữ b Nó trỏ vật (con gà) Phụ ngữ của danh từ (định ngữ) c Thế Thế: trỏ sự việc (đem chia đồ chơi) Phụ ngữ của ĐT “nghe”( bổ ngữ) d Ai Dùng để hỏi Chủ ngữ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1* Bổ sung kiến thức cho HS nắm chắc: + Ngôi 1 là ngôi của người nói. + Ngôi 2 là ngôi của người đang giao tiếp với mình. + Ngôi 3 là ngôi chỉ người hoặc sự vật được nói tới mà không có mặt trong thời điểm nói. + Số ít chỉ gồm 1 sự vật. + Số nhiều chỉ từ 2 sự vật trở lên. * Bước 2: Lưu ý HS từ trỏ: - DT, ĐT, TT là những thực từ được dùng làm tên gọi của sự vật, họat động, tính chất. - Đại từ không dùng làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất mà chỉ dùng để trỏ sự vật, họat động, tính chất. Đại từ trỏ cái gì là tuỳ thuộc vào trường hợp giao tiếp cụ thể. - Đại từ thay thế cho từ loại nào thì có vai trò ngữ pháp giống từ loại đó. * Bước 3: GV yêu cầu: Em hãy đặt câu có đại từ ? Ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của đại từ đó? - HS Lấy VD – Xác định ý nghĩa - chức vụ ngữ pháp: VD: Xanh là màu sắc của nước biển. Nó khiến nhiều nhà thơ liên tưởng đến tuổi xuân và tình yêu bất diệt -> tính chất, màu sắc. Nhận xét và sửa chữa I. Thế nào là đại từ 1. Phân tích ngữ liệu Các từ: nó, thế, ai dùng để trỏ người, vật, sự việc, dùng để hỏi; làm CN, VN, phụ ngữ. => đại từ. 2. Ghi nhớ (SGK-55) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại đại từ. * Bước 1:Phân loại đại từ - GV yêu cầu: Từ khái niệm đại từ trong ghi nhớ 1, theo em có mấy loại đại từ? - GV Chép các loại đại từ để trỏ và để hỏi lên bảng phụ. - HS đọc, trả lời theo yêu cầu. (1) Các đại từ : tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó.... dùng để trỏ gì? (2) Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì? (3) Các đại từ: vậy, thế trỏ gì? (4) Qua phân tích em có nhận xét gì về các đại từ ở trên? - HS suy nghĩ trả lời - GV Kết luận : + Những từ dùng để trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô); + Trỏ số lượng. + Trỏ hoạt động, t/chất, sự việc. -> nhóm đại từ dùng để trỏ. - GV yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ 2 sgk Và Yêu cầu HS quan sát tiếp ví dụ ở mục 2 trang 56 trên bảng phụ để tiếp tục trả lời câu hỏi: (1) Các đại từ "ai, gì... '' hỏi về cái gì? (2) Các đại từ " bao nhiêu, mấy" hỏi về gì? (3) Các đại từ "sao, thế nào" hỏi về gì? (4)Từ việc phân tích em có nhận xét gì về các đại từ trên? - HS suy nghĩ Trình bày. - GV Kết luận: các từ ai, gì, bao nhiêu, mấy sao, thế nào, ... là những đại từ dùng để hỏi về người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất. - GV cho 1 HS Đọc ghi nhớ 3 sgk - 56 * Bước 2: GV yêu cầu: Từ phân tích trên, em cho biết có mấy loại đại từ ? đặc điểm của mỗi loại? - 1 HS Đọc lại 2 ghi nhớ /56 - GV Chốt những đơn vị kiến thức cơ bản trong bài. - GV Yêu cầu HS đặt câu các đại từ dùng để trỏ và để hỏi? ( Chia nhóm) - HS mỗi nhóm lên bảng làm - GV Nhận xét theo nhóm, cho điểm. - GV Lưu ý cho HS: + Các đại từ chỉ trỏ theo quan niệm trước đây, nay được xếp thành một loại từ riêng (chỉ từ). + Một số danh từ chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc (ông, bà, bố mẹ, con…), chức vụ (bí thư, chủ tịch…), nghề nghiệp (bác sĩ…) trong TV thường dùng để xưng hô - gọi là đại từ xưng hô lâm thời. + Đại từ xưng hô trong TV rất phong phú, phức tạp, chịu nhiều sự ràng buộc. Do đó trong giao tiếp phải chọn cách xưng hô đúng chuẩn mực, phù hợp với văn hóa giao tiếp của người Việt. II. Các loại đại từ 1. Đại từ để trỏ a. Phân tích ngữ liệu - Chúng tôi, chúng tao, tao, tôi, nó... -> Trỏ người, sự vật . - Bấy, bấy nhiêu ... -> Trỏ số lượng. - Vậy, thế ... -> Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. => Nhóm đại từ dùng để trỏ. b. Ghi nhớ (SGK- 56). 2. Đại từ để hỏi a. Phân tích ngữ liệu a. Ai, gì, nào... -> Hỏi về người, sự vật. b. Bao nhiêu, mấy... -> Hỏi về số lượng. c. Sao, thế nào ... -> Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. -> Đại từ để hỏi b. Ghi nhớ (SGK- 56) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp : Thảo luận, hoạt độn nhóm, trò chơi Bài 1: GV Gọi HS xác đinh yêu cầu của bài tập. * Yêu cầu Hoàn thành phiếu học tập sau (thời gian 3’): Sắp xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng dưới đây: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Số Ngôi Số ít Số nhiều 1 2 3 - HS Làm việc cá nhân, tráo phiếu, quan sát đáp án, sửa chữa phiếu của bạn. - GV Đưa ra đáp án: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Số Ngôi Số ít Số nhiều 1 Tôi, tao, tớ, mình chúng tôi, chúng tao, chúng tớ 2 mày, mi, cậu, bạn chúng mày, bọn mi, các bạn 3 nó, hắn, y chúng nó, bọn hắn, họ * Bổ sung kiến thức cho HS nắm chắc: - Ngôi 1 là ngôi của người nói. - Ngôi 2 là ngôi của người đang giao tiếp với mình. - Ngôi 3 là ngôi chỉ người hoặc sự vật được nói tới mà không có mặt trong thời điểm nói. - Số ít chỉ gồm 1 sự vật. - Số nhiều chỉ từ 2 sự vật trở lên. - GV đặt câu hỏi: Nghĩa của từ mình trong câu sau có gì khác so với nghĩa của đại từ mình? Suy nghĩ và trả lời. Mở rộng (So sánh với tiếng anh): Đại từ nhân xưng trong tiếng anh gồm: - Ngôi thứ nhất: I, We - Ngôi thứ hai: You - Ngôi thứ ba số ít: He, She It - Ngôi thứ ba số nhiều: They Gọi HS đọc, xác định yêu cầu. III. Luyện tập Bài 1 b. Mình: Câu 1: ngôi 1. Câu 2: ngôi 2 Bài 2 - Anh đi anh nhớ... - Con đi trăm núi... - Anh với tôi đôi người... - Con mời ông vô xơi cơm. Bài 3 Ví dụ: *- Hôm nay không ai đi học muộn. - Na học giỏi, ai cũng khen cô bé *- Dù sao anh cũng nên bỏ qua cho nó. - Tôi không sao hiểu được điều đó. * Bao nhiêu khó khăn cậu ấy đều vượt qua Bao nhiêu người thì bấy nhiêu tính cách khác nhau. Bài 5 * Tiếng Việt: Có số lượng nhiều, mang sắc thái biểu cảm cao. * Ngoại ngữ: Đại từ xưng hô ít, thường có tính chất trung hòa, không mang tính biểu cảm. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm GV đưa ra 2 bảng phụ: HS lên hoàn thành đầy đủ thông tin ở bảng phụ theo nội dung đã học. 1. Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự việc, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. 2. Hoàn thành sơ đồ sau: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm -Viết một đoạn văn từ 3-5 câu trong đó có sử dụng đại từ vào phiếu học tập. GV thu 10 phiếu, chữa và trả sau. - Xác định đại từ trong văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà * Đối với bài cũ - Thuộc 3 ghi nhớ, lấy VD. - Hoàn chỉnh các bài tập, * Đối với bài mới Chuẩn bị bài: “Luyện tập tạo lập văn bản.” Và trả lời trước câu hỏi: Nêu các bước tạo lập văn bản?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án hai cột bài Đại từ, giáo án chi tiết bài Đại từ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Đại từ

Giải bài tập những môn khác