Giáo án ngữ văn 7: Bài Phò giá về kinh và Bài đọc thêm: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phò giá về kinh và Bài đọc thêm: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Văn bản : PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải) Đọc thêm : BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỞNG TRÔNG RA (Thiên trường vãn vọng – Trần Nhân Tông) A. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải; Trần Nhân Tông. - Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật,thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư; - Cảm nhận được khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. - Cảm nhận được bức tranh làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông- người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái trúc lâm Yên Tử và tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức; - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt; - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 2. Kĩ năng - Nhận biết được thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Đọc- hiểu và phân tích được thơ ngũ ngôn tứ tuyệt và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu nước và ý thức độc lập dân tộc cho học sinh. - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Yêu đất nước gắn liền với hành động thiết thực để bảo vệ giang sơn, bờ cõi; Tự hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Liên hệ với nội dung bản "Tuyên ngôn độc lập" của Bác. - Tích hợp giáo dục biển đảo: tinh thần bất khuất kiên cường của ngư dân và toàn dân tộc trước sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan 981... 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Nhận thức, lắng nghe tích cực, giao tiếp, tìm kiếm và xử lý thông tin, hợp tác, rèn luyện sự tự tin, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, thương lượng, ra quyết định II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Đọc diễn cảm, giới thiệu, phân tích, bình giảng, đàm thoại, gợi mở. - Kĩ thuật dạy học: + Học theo nhóm bàn, thảo luận, trao đổi, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản... + Động não: suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của tác giả với vận mệnh đất nước, dân tộc. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV nêu câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam” ? Phân tích bài thơ? - HS lên bảng trả bài: * Yêu cầu : - Đọc diễn cảm (3đ). - Phân tích được những nét đặc sắc của bài thơ ( 7đ): + Lời khẳng định về chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. + Sự phân định địa phận, lãnh thổ nước Nam. + Thái độ rõ ràng, quyết liệt. + Chỉ rõ: Bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sứ mạnh của dân tộc, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Bước 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: GV cho HS quan sát và nhận biết tên của từng bức tranh: H1: Trận đánh Hàm Tử. H2: Cảnh làng quê buổi chiều tà. + GV chuyển: Yêu nước là một đề tài lớn xuất hiện khá lâu đời, thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Dân tộc VN trả qua hàng nghìn năm năm dựng nước và giữ nước, trong qua trình đó ta liên tiếp phải đối phó với những vó ngựa xâm lăng. Tuy nghiên bằng sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tinh thần đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, thì VN ta vẫn đã đang và sẽ vượt qua được mọi thăng trầm, khẳng định được nền độc lập như ngày nay. Hôm nay ta sẽ được học một tác phẩm cũng viết về tình yêu tha thiết đối với đât nước cùng sư tự hào sức mạnh dân tộc, đó là “Phò giá về kinh” HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản (cá nhân, nhóm, lớp) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm * Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo phần chuẩn bị về tác giả. - HS cử Đại diện nhóm thuyết trình: + Nhóm 1: Trần Quang Khải là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, dưới triều Trần Nhân Tông được phong thượng tướng. Ông là người văn võ song toàn, có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên đặc biệt là hai trận Hàm Tử và Chương Dương… + Nhóm 2 : Trần Nhân Tông (1258-1308) là con trưởng của vua Trần Thái Tông. *Bước 2: GV yêu cầu HS nêu: Hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ có gì khác ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết khi đi đón Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng kinh đô Thăng Long (1285). + Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được sáng tác trong dịp tác giả về thăm quê. -> GV định hướng mục tiêu tiết dạy phần II : GV hướng dẫn chi tiết cách phân tích bài Phò giá về kinh, bài còn lại GV hướng dẫn, HS thuyết trình sản phẩm. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả a. Trần Quang Khải là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. b. Trần Nhân Tông (1258-1308) là con trưởng của vua Trần Thái Tông. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Phò giá về kinh: Sau chiến thắng Hàm Từ, Chương Dương - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra : trong dịp tác giả về thăm quê. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản. *Bước 1: GV Nêu yêu cầu đọc: Giọng điệu phấn chấn, hào hùng, chắc, khoẻ. Ngắt nhịp 2/3. - GV yêu cầu 2-3 HS đọc (cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.)Và trả lời câu hỏi: Em biết gì trong 2 địa danh được nói đến trong bài? - HS Giải thích theo SGK /67 - GV hỏi tiếp: Em hãy nêu đặc điểm thể thơ của bài “Phò giá về kinh”? - HS trả lời, GV chuẩn KT: So với thể thơ thất ngôn tứ, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đúc hơn. *Bước 2: Bố cục - GV hỏi: Bài thơ có những ý cơ bản nào? Căn cứ váo đó hãy phân chia bố cục văn bản? - HS dựa vào VB trả lời, GV chuẩn KT: + 2 câu đầu: Chiến thắng hào hùng của dân tộc. + 2 câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta. - GV hướng dẫn học sinh phân tích văn bản. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu chú thích 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu mỗi câu 5 chữ: Hiệp vần ở chữ cuối câu 2- 4. - Nguyên tác chữ Hán. - Bố cục : 2 phần. + Hai câu đầu: Chiến thắng hào hùng của dân tộc. + Hai câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS phân tích văn bản 1 và hướng dẫn tìm hiểu văn bản 2 * Bước 1: GV cho HS Đọc 2 câu đầu và trả lời câu hỏi: ? Hai câu đầu tác giả nhắc đến những chiến thắng ở 2 địa danh Chương Dương, Hàm tử. Em có nhận xét gì về trật tự của các địa danh? Dụng ý của tác giả ở đây là gì? - HS Tự bộc lộ - > GV Định hướng. - Trong thực tế, trận Hàm Tử xảy ra trước (tháng 4 do Trần Q Khải chỉ huy). Chương Dương xảy ra sau (tháng 6 do Trần Nhật Duật chỉ huy) nhưng nhà thơ lại mở đầu - trận Chương Dương. Có lẽ nhà thơ vẫn đang sống trong tâm trạng mừng chiến thắng vừa xảy ra. Từ hiện tại gợi nhớ về chiến thắng trước đó. Vả lại chiến thắng Chương Dương là chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long -> Câu thơ hàm chứa niềm phấn chấn tự hào của vị tướng đầy mưu lược góp phần tạo nên chiến thắng. - GV hỏi tiếp: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ: giọng điệu, tác dụng? - HS trả lời, GV chuẩn KT: + Động từ gợi tả: "Đoạt, cầm" + Giọng điệu khoẻ khoắn, phấn chấn, tự hào  Chiến thắng oanh liệt, hào hùng của dt trong cuộc k/c chống quân Ng.Mông. - GV hỏi: Hai câu đầu giúp em hình dung ntn về sức mạnh dân tộc? - HS Tự bộc lộ. ( GV Bình : Chỉ 2 câu thơ với 10 chữ ngắn gọn, tác giả đã làm sống lại khí thế trận mạc sôi động hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Ở Chương Dương ta "Cướp giáo giặc" thu được rất nhiều vũ khí. Hàm Tử: ta bắt quân thù, chính ở đây, Toa Đô - một tướng giặc đã bị bắt sống: "Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô", lời thơ không hề nhắc đến cảnh đầu rơi máu chảy. Cách nói nhẹ nhàng mà sâu sắc thể hiện mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Đồng thời 2 câu thơ như hiện lên trước mắt sự thảm bại nhục nhã của kẻ thù  Khúc khải hoàn ca.) - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ cách biểu ý ở 2 câu đầu, nhà thơ bộc lộ tình cảm gì? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Tự hào, hân hoan, vui mừng của vị tướng đầy mưu lược. - GV: Trong phiên âm chữ Hán, 2 từ đoạt, cầm đặt trước 2 địa danh. Hỏi: Điều đó có ý nghĩa như thế nào? -HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Động từ mạnh, ngắn gọn, cô đúc, ý dồn nén -> nhấn mạnh chiến thắng tiêu biểu. * Bước 2: Đọc hai câu cuối. - GV cho HS : Thảo luận nhóm bàn (2’) và trả lời câu hỏi: (1) Nhận xét âm điệu hai câu cuối so với hai câu đầu? (2) Nội dung thể hiện trong hai câu cuối khác 2 câu đầu như thế nào? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Nội dung hai câu đầu là hào khí chiến thắng, hai câu sau là khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc. ( GV Bình: Khao khát mong ước của tác giả sau khi đã dẹp yên quân giặc, đất nước thái bình. + Vừa là lời tự nhắc nhở mình, vừa là lời nhắc nhở mọi người: Nêu cao trách nhiệm, tu trí lực, gắng sức, đồng lòng phát huy thành quả đã đạt được; khát vọng xây dựng và phát triển cuộc sống hoà bình. + Niềm tin, hi vọng vào sức mạnh dân tộc, vào thái bình lâu dài của đất nước.) ? Em cảm nhận được khát vọng lớn lao nào của tác giả? Tự bộc lộ. Gợi dẫn liên hệ tới khát vọng dời đô của Lí Công Uẩn – Chiếu dời đô - NV8. - GV yêu cầu: Nhận xét gì về suy nghĩ khát vọng đó? - HS Tự bộc lộ. - GV yêu cầu: Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Diễn đạt ý tưởng qua cách nói chắc nịch, sáng rõ, không hình ảnh, không hoa văn, rất giản dị, trong sáng, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng. *Bước 3: GV liên hệ: Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ này và bài " Sông núi..." có gì giống nhau? HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: - Biểu ý: 2 bài thơ đều bày tỏ ý kiến rõ ràng, cô đúc với những thông tin ngắn gọn, cách nói chắc nịch. ý kiến được lập luận chặt chẽ, lô gíc: + Bài Sông núi…, trên cơ sở khẳng định chủ quyền của đất nước mà khẳng định sự thất bại tất yếu của giặc xâm lăng. + Bài Phò giá…, từ hào khí chiến thắng vang dội mà động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với một niềm tin sắt đá. - Biểu cảm: 2 bài thơ đều bày tỏ cảm xúc theo cách ẩn kín trong ý tưởng, cảm xúc nằm trong ý tưởng, ý tưởng và cảm xúc hòa làm 1 khiến câu thơ âm vang mạnh mẽ, sâu lắng. (GV Bình: Nếu như văn bản 1 là bài thơ thần, bản tuyên ngôn độc lập, thì văn bản 2 cũng là một kiệt tác trong văn thơ cổ Việt Nam. Ý thơ hàm súc, ngôn ngữ bình dị mà sâu sắc, có giá trị như một tượng đài chiến công tráng lệ, làm ta sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng thời Trần chống Mông Nguyên; nhắc nhở ta ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước. Trên hành trình xây dựng đất nước ở thế kỉ XXI, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh… tâm thức người thi sĩ, anh hùng vẫn như ánh sao chiếu sáng bầu trời quê hương.) 3. Phân tích. a. Hai câu đầu. - Chương Dương cướp... - Hàm Tử bắt... - Đảo trật tự thời gian, thứ tự, sử dụng động từ mạnh, giọng điệu khỏe khoắn, phấn chấn, tự hào => Chiến thắng oanh liệt, hào hùng của dân tộc. -> Lòng tự hào, hân hoan của tác giả. b. Hai câu cuối. "Thái bình nên gắng sức Non nước ấy...." - Âm điệu sâu lắng, cảm xúc -> Lời động viên xây dựng và phát triển đất nước trong hoà bình. - Niềm tin vào nền độc lập bền vững và tương lai tươi sáng của đất nước. => Khát vọng thái bình, thịnh trị. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết - GV đặt một số câu hỏi (1) Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? (2) Cảm nhận sau khi học xong văn bản "Phò giá..." (3) Em cảm nhận được điều gì sau khi học xong văn bản? - HS bộc lộ, GV chốt lại và ghi bảng - GV yêu cầu 1 HS Đọc ghi nhớ sgk. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật. - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc. - Nhịp thơ 2/3. - Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng. - Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. 4.2. Nội dung, ý nghĩa: * Nội dung - Hào khí chhiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần. * Ý nghĩa Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời nhà Trần. 4.3. Ghi nhớ (sgk). Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Trần Nhân Tông. * Bước 1: GV Yêu cầu HS rình bày kết quả thảo luận nhóm và tìm hiểu ở nhà theo các câu hỏi sau: Nhóm 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Giống với bài nào đã học? Nhóm 2: Nội dung 2 câu đầu tả cảnh gì? ở đâu? Nhóm 3: Hai câu cuối tả những cảnh gì? Những cảnh ấy gợi cho người đọc ấn tượng, cảm giác gì? - HS Trình bày sản phẩm nhóm trên khổ giấy A0, dán bảng, quan sát và bổ sung ý kiến. Yêu cầu cần đạt: Nhóm 1: - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt - giống bài Sông núi nước Nam - Đặc điểm của thể thơ: Cả bài có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, vần hiệp ở tiếng cuối câu 1,2,4 ( Yên, biên, điền- bản phiên âm), (lồng, không, đồng- bản dịch thơ). Nhóm 2: Hai câu đầu - Cảnh buổi chiều, người ngắm cảnh là 1 vị vua (thế kỉ XIII) khi về thăm quê, tựa lan can lâu đài phủ Thiên Trường mà nhìn gần, trông xa làng mạc đang mờ dần trong làn sương bạc - Gợi tả cảnh quê h¬ương trong bóng chiều tà. Nửa có nửa không -> Bóng chiều phủ mờ khói nhạt càng nên mơ màng, mênh mang yên ả. Cảnh thoáng, nhẹ làm tâm hồn con người lâng lâng mơ mộng. Ngoại cảnh và tâm cảnh hoà hợp tự nhiên. Con người như hướng cả tâm linh của mình về thiên nhiên thuần phác, vĩnh hằng. Nhóm 3: Hai câu cuối - Tả hai cảnh quen thuộc khi chiều xuống của làng quê Việt Nam. + Âm thanh: Tiếng sáo của trẻ chăn trâu dẫn trâu về hết chỉ còn văng vẳng đâu đây-> Réo rắt, hồn nhiên… +Màu sắc: Cánh đồng vắng hoe từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng lúa. - Cảnh sắc đồng quê yên ấm, bình dị, thân thuộc, đáng yêu. *Bước 2: GV nêu câu hỏi chung cho cả lớp: Qua bài thơ giúp em hiểu được gì về tâm hồn của vị vua Trần Nhân Tông? Về thời đại nhà Trần? - HS Trình bày cá nhân, một số kiến thức cần có: + Một ông vua có quyền lực tối cao nh¬ưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê h-ương dân dã. (Yêu quê hương, gần gũi với quê hương). + Nước Đại Việt cuối thế kỉ XIII- đầu thế kỉ XIV,dưới triều đại nhà Trần, đất nước thanh bình, nhân dân yên ổn làm ăn sau ba lần chiến đấu và chiến thắng quân Mông - Nguyên hung bạo. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Thảo luận. GV nêu câu hỏi: Theo em cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở nhà Trần? + HS suy nghĩ trả lời + GV chuẩn KT: Cách nói giản dị, cô đúc trong bài "Phò giá ..." có tác dụng: Thể hiện rõ quan điểm trạng thái cảm xúc tự hào, dâng cao trước những chiến thắng lẫy lừng của quân dân ta. Không kể dài dòng  người đọc sẽ tập trung hơn vào kết quả thắng lợi. Đồng thời khát vọng thái bình được bộc lộ rõ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc. GV yêu cầu: Suy nghĩ của em về lòng yêu nước qua hai bài thơ? + HS: Tự bộc lộ. + GV nhận xét, cho điểm HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Dự án. GV giao BT: Em thích nhất hai câu thơ nào trong hai bài thơ? Viết ba câu văn trình bày cảm nhận về hai câu thơ đó? 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà * Đối với bài cũ - Thuộc lòng - đọc diễn cảm văn bản dịch thơ, phân tích bài thơ, thuộc ghi nhớ. - Nhớ được 8 yếu tố Hán Việt trong văn bản. * Đối với bài mới : Chuẩn bị: “Từ Hán Việt.” Và trả lời trước 1 số câu hỏi: (1) Thế nào là từ Hán Việt ? (2) Có những loại từ Hán Việt ?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Phò giá về kinh và Bài đọc thêm: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra, giáo án chi tiết bài Phò giá về kinh và Bài đọc thêm: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Phò giá về kinh và Bài đọc thêm: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra

Giải bài tập những môn khác