Giáo án ngữ văn 7: Bài Ôn tập tác phẩm trữ tình

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. - Hiểu được một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình. - Phát hiện được một số thể thơ đã học. - Thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học. 2. Kĩ năng - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, tổng hợp, phân tích, chứng minh. - Cảm nhận, phân tích được tác phẩm trữ tình. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ Giáo dục hs thêm yêu thơ văn Việt Nam. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong quá trình ôn lại kiến thức) 3. Bài mới (39’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) - Thời gian: phút - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày - GV nêu tên trò chơi: Nhìn tranh đoán ý. Luật chơi: Quan sát tranh ảnh, đoán tên tác phẩm và tên tác giả của những tác phẩm trữ tình đã học. - HS trả lời cá nhân. • Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch • Thiên trường vãn vọng – Trần Nhân Tông • Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương • Côn Sơn Ca – Nguyễn Trãi • Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan • Sau phút chia ly – Đoàn Thị Điểm • Cảnh khuya – Hồ Chí Minh • Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh • Phò giá về kinh – Trần Quang Khải HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian : Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về các tác phẩm trữ tình. I. Củng cố kiến thức - GV: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. (7 phút) Phiếu học tập Tác phẩm Nội dung Thể thơ Qua đèo Ngang Bài ca Côn Sơn Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tiếng gà trưa Cảnh khuya - HS hoàn thành phiếu, quan sát đáp án và sửa chữa. - GV công bố đáp án (bảng phụ): Tác phẩm Nội dung Thể thơ Qua đèo Ngang Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn cô đơn thầm nặng giữa núi đèo hoang sơ. Thất ngôn bát cú Bài ca Côn Sơn Nhân cách thanh cao, sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên. Lục bát Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. Ngũ ngôn tứ tuyết Tiếng gà trưa Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. Ngũ ngôn Cảnh khuya Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan Thất ngôn bát cú - GV: Yêu cầu HS trả lời bổ sung : - Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú. Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ song thất lục bát. - GV: So sánh những điểm giống nhau, khác nhau giữa : + Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. + Lục bát và song thất lục bát. + Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt. + Lục bát và lục bát biến thể. + Các loại biến thể của thơ lục bát. Trình bày cá nhân. - GV: Yêu cầu HS đọc Bài tập 4. Trả lời nhanh: Những ý kiến mà em cho là không chính xác : a, e, i, k . - GV: Thế nào là tác phẩm trữ tình ? Là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. - GV: Tác phẩm trữ tình trong chương trình lớp 7 gồm những thể loại nào ? Gồm 3 kiểu : ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bút trữ tình. - GV: Nêu đặc điểm chính của từng thể loại trữ tình ? + Ca dao trữ tình: là loại thơ trữ tình biểu hiện những tình cảm nguyện vọng tha thiết cảm động của quần chúng nhân dân vốn được lưu hành trong dân gian. + Thơ trữ tình: là loại văn học phù hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ. + Tuỳ bút : là loại văn xuôi thiên về biểu hiện tình cảm, cảm xúc của người viết. Đọc ghi nhớ SGK/ 182. * Ghi nhớ SGK /182 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II. Luyện tập - GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 5. - HS: Trình bày => HS khác nhận xét. Bài tập 5 a, ....tập thể và truyền miệng. b, Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là thơ lục bát . c, Một số thủ pháp nghệ thuật của ca dao trữ tình là so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ, các mô típ… - GV: Yêu cầu HS đọc bài tập trong phiếu học tập (10’) - GV: Viết bài văn biểu cảm ngắn (khoảng 10 câu) về một tác phẩm trữ tình em yêu thích. Hoàn thành phiếu HT. Thu 15 phiếu, chữa trước lớp 4 phiếu, cho điểm. Bài tập HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p GV nêu yêu cầu: Tác dụng của ca dao trữ tình đối với tuổi thơ mỗi người? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - GV: Khi phân tích thơ trữ tình cần lưu ý điều gì ? HS: Khi phân tích thơ trữ tình không được thoát li văn bản song không chỉ dừng lại ở bề mặt của ngôn từ mà còn sử dụng thêm kiến thức ngoài văn bản. - GV: Ca dao và thơ khác nhau và có điểm chung là gì? ( tác giả là cá nhân: thơ ; là tập thể: ca dao. Tình cảm cá nhân tiêu biểu trong thơ nâng lên thành cảm xúc chung của cuả cộng đồng. VD thơ của Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…) - GV: Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào? Muốn hiểu đúng, hiểu sâu một văn bản, một tác phẩm trữ tình, người đọc, HS phải làm gì? 4. Hướng dẫn HS về nhà (3’) * Học bài cũ - Học nắm chắc nội dung bài học. Đọc tài liệu tham khảo SGK. - Hoàn thành bài tập SBT. * Chuẩn bị bài mới: Ôn tập Tiếng Việt. - Hoàn thành sơ đồ thống kê về hệ thống từ phức, đại từ, từ loại.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Ôn tập tác phẩm trữ tình, giáo án chi tiết bài Ôn tập tác phẩm trữ tình, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập tác phẩm trữ tình, giáo án 5 bước bài Ôn tập tác phẩm trữ tình

Giải bài tập những môn khác