Giáo án vnen bài Sống chết mặc bay

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Sống chết mặc bay. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Sống chết mặc bay
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 26: SỐNG CHẾT MẶC BAY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:  Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn " Sống chết mặc bay" 2. Kĩ năng:  Đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp. 3. Thái độ:  Có thái độ phê phán những tầng lớp quan lại phong kiến xưa, và xót thương những người dân nghèo khổ phải chịu cảnh lũ lụt xưa 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực  Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.  Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? ? Các câu ca dao sau cho em am hiểu gì về sự phân biệt giai cấp trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa ? - Ếch kêu dưới vũng tre ngâm Êch kêu mặc ếch,tre dầm mặc tre. - Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. - Vạn Niên là Vạn Niên nào ? Thành xây xương lính,hào đào mấy dân. -HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. Những câu ca dao trên cho thấy sự khổ cực, lầm than, khổ sở của giai cấp bị trị nói chính xác hơn đó chính là câu ca dao than thân của những người dân nghèo khổ. Họ bị bóc lột một cách vô cùng nặng nề về của cải, vật chất lẫn tinh thần. Còn những người thuộc giai cấp thống trị thì thỏa sức vơ vét của cải của nhân dân, suốt ngày chỉ biết ăn chơi, xây thành, xây ốc mà không quan tâm đến nhân dân. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Gv cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Tác giả? Tác phẩm? Thể loại? - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản * Tác giả - Phạm Duy Tốn (1883 – 1924) quê Hà Tây (nay là Hà Nội) - Là cây bút tiên phong trong sáng tác truyện ngắn mang khuynh hướng hiện thực những năm đầu thế kỉ XX * Tác phẩm: - Xuất xứ: In trên Tạp chí Nam Phong -1918. - Được đánh giá là “bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. - Thể loại: truyện ngắn hiện đại - PTBĐ: Tự sự + miêu tả và biểu cảm. Hoạt động 1: - GV cho hs hoạt động cặp thực hiện yêu cầu 2a,b. - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Văn bản Sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ? ? Dựa vào định nghĩa trên ,em hãy tìm những chi tiết trong tác phảm để hoàn thành bảng sau: - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục c, d, e/91 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Trong Sống chết mặc bay tác giả đã sử dụng phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét bối cảnh và tính cách của nhân vật. Em hãy phân tích ,chứng minh ý kiến trên bằng hoàn thành bảng sau : ? Nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất ‘’ lòng lang dạ thú ‘’ của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. ? Nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: 3 đoạn + Đoạn 1: từ đầu -> …khúc đê này hỏng mất (Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân) + Đoạn 2: tiếp -> …Điếu, mày! (Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm khi đi hộ đê) + Đoạn 3: còn lại (Cảnh đê vỡ) - Xem chi tiết tại đây : https://tech12h.com/de-bai/phep-tuong-phan-cung-goi-la-doi-lap-trong-nghe-thuat-la-viec-tao-ra-nhung-canh-tuong-hanh c. Xem chi tiết : https://tech12h.com/de-bai/trong-song-chet-mac-bay-tac-gia-da-su-dung-phep-tang-cap-de-boc-lo-ro-net-boi-canh-va-tinh d. Nhận xét : Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ sói. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc. e. Giá trị nhận thức và giá trị nhân đạo : + Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn tham quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ''lòng lang dạ thú''. + Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cảnh sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai và lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đương thời. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Xác định những hình thức ngôn ngữ đã được sử dụng trong truyện Sống chết mặc bay và nêu tác dụng của chúng. - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2. - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật này như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật. - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1. Những hình thức ngôn ngữ đã sử dụng trong truyện Sống chết mặc bay: + Ngôn ngữ tự sự - kể ra rõ đặc điểm, sự việc xảy ra trong đêm bão lũ. + Ngôn ngữ miêu tả - Khắc họa rõ nét cảnh lũ lụt, cảnh nhân dân hộ đê, quan lại trong đình. + Ngôn ngữ biểu cảm – Giúp cho giá trị nhân đạo của văn bản. Bộc lộ tình cảm đối với cảnh lũ lụt thảm thương, khơi gợi cảm xúc người đọc. + Ngôn ngữ người kể chuyện – giúp tác giả dễ dàng lồng ghép những lời văn bày tỏ thái độ, làm cho văn bản rõ ràng, chân thực. + Ngôn ngữ nhân vật – diễn tả về nhân vật trong truyện hơn, dễ hình dung và hiểu được, cảm nhận được nguồn hứng của văn bản. + Ngôn ngữ đối thoại – Văn bản thêm sức sống, diễn tả dễ dàng bối cảnh, suy nghĩ lúc đó, người đọc dễ hình dung tính cách nhân vật. 2. Nhận xét: Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể tháy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. thông qua ngôn ngữ đỏi thoại nhân vật, viên quan phụ mẫu hiện lên là một kẻ hông hách, độc đoán, vô trách nhiệm. Qua đó, cũng cho thấy giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ. Ngôn ngữ phản ánh tính cách của nhân vật đó chính là độc ác, tàn bạo của kẻ lòng lan dạ thú say mê cờ bạc, ức hiếp dân lành, quát nạt tay sai. Đây là sự thành công trong nghệ thuật của tác giả. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu Chọn một trong các đề bài sau và viết thành bài văn lập luận giải thích: Đề 1: Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì từ hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng. Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì. Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Đề 4: Dân gian ta có câu:" Lời nói gói vàng" , đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết nhân dân ta quan niệm như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Đề 5: Em hãy giải thích nội dung của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Sưu tầm một văn bản lập luận giải thích và tìm hiểu về cách triển khai vấn đề được đặt ra trong văn bản 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, sông chết mặc bay, giáo án sống chết mặc bay vnen 7, giáo án vnen sống chết mặc bay

Giải bài tập những môn khác