Giáo án ngữ văn 7: Bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn : TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích. 2. Kĩ năng - Nhận diện và biết cách phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này. - Biết so sánh để phân biệt được lập luận gải thích với lập luận chứng minh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề: ra quyết định lựa chọn phương pháp, cách lập luận, lấy dẫn chứng ... khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh theo những yêu cầu khác nhau. - Năng lực sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận giải thích. - Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về phép lập luận giải thích. 4. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức tích hợp với các văn bản, đoạn văn giải thích và phần Tiếng việt đã học. - Nghiêm túc học tập. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài mới. 3. Bài mới (40’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Gv cho học sinh nghe bài hát "Mẹ ơi tại sao?" Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống xã hội. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó có liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh vừa học. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm sáng rõ điều ấy. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích và phương pháp giải thích. I. Mục đích và phương pháp giải thích. G H G H G H G H ? Trong cuộc sống khi nào người ta cần giải thích? Khi gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu -> nảy sinh nhu cầu giải thích. ? Như vậy, giải thích nhằm mục đích gì? Phát biểu. ? Em hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích trong đời sống hàng ngày. - Vì sao có các hiện tượng mưa, bão? - Vì sao có hiện tượng nguyệt thực, nhật thực? - Vì sao có động đất, núi lửa, sóng thần…? - Vì sao dơi bay trong đêm lại không va vào cây…? ? Muốn trả lời những câu hỏi đó, cần phải có những điều kiện gì? Phải đọc sách, nghiên cứu, tra cứu tài liệu, học hỏi… nghĩa là phải có tri thức mới giải thích đúng được. 1. Nhu cầu giải thích trong đời sống - Giải thích là một nhu cầu phổ biến trong đời sống. - Giải thích: làm cho ta hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. G H G H G ? Trong văn nghị luận, người ta thường giải thích những vấn đề gì? Hãy nêu VD về các đề tài giải thích thường gặp. Phát biểu. Nêu VD: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực? Thế nào là có chí thì nên?... ? Giải thích trong văn nghị luận nhằm mục đích gì? Trình bày. * Kết luận: Như vậy phạm vi nghị luận giải thích rất rộng (có thể là ý nghĩa của một từ, một khái niệm, một hiện tượng xã hội, một tư tưởng, một nhận định…) Mục đích của văn giải thích: Làm rõ những vấn đề cần thắc mắc giúp người đọc (người nghe) hiểu thấu đáo về vấn đề đó -> từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm của con người, định hướng hoạt động hợp với quy luật. 2. Giải thích trong văn nghị luận - Giải thích các vấn đề về tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người. - Mục đích của văn nghị luận: Làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… để nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người… H G G H G H G H G H G H G G G H G H G H H HS đọc bài văn (SGK- 70, 71) - HS thảo luận bàn: 3 phút ? Bài văn giải thích vấn đề gì? ? Xác định bố cục văn bản? - H. Thảo luận - 3 phút: trả lời câu hỏi b,c,d sgk (71) ? Chỉ ra phương pháp giải thích của bài văn? ? Em hãy chỉ ra những câu văn định nghĩa về “Lòng khiêm tốn”? - Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản… - Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn… - Khiêm tốn là tính nhã nhặn… ? Ngoài cách nêu định nghĩa. Bài văn còn dùng cách giải thích nào khác. Cho VD? - Liệt kê những biểu hiện của khiêm tốn và sự đối lập giữa người khiêm tốn với người không khiêm tốn. - Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống nhóm nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, không ngừng học hỏi… - Người khiêm tốn không tự khoe khoang, tự đề cao mình trước người khác… ? Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không? Đó là nội dung của giải thích. ? Nhận xét về bố cục, cách diễn đạt trong văn bản này? Trình bày. ? Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích? Trình bày. ? Người ta có thể giải thích bằng những cách nào? * Kết luận: Trong một số bài văn giải thích có thể sử dụng kết hợp linh hoạt các cách trên. ? Quan sát lại bài văn. Em thấy bài văn giải thích đi theo trình tự nào? - Nêu vấn đề: Lòng khiêm tốn là bản tính căn bản của con người. - Giải thích khiêm tốn là gì. - Những biểu hiện của lòng khiêm tốn. - Khẳng định sự cần thiết phải có lòng khiêm tốn. ? Từ trình tự này em rút ra được kết luận gì? Trình bày. ? Để làm tốt một bài văn nghị luận giải thích, phải có điều kiện gì? Phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng nhiều thao tác phù hợp. Đọc ghi nhớ (SGK- 71) 3. Tìm hiểu phép lập luận giải thích a. Phân tích ngữ liệu: Bài văn “Lòng khiêm tốn” (SGK- 70, 71) - Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn. - Bố cục của văn bản: + Mở bài: Giới thiệu vai trò của khiêm tốn + Thân bài: - Khiêm tốn là gì? - Biểu hiện của người khiêm tốn? - Tại sao con người phải có lòng khiêm tốn? + Kết bài: Ý nghĩa của khiêm tốn. - Phương pháp giải thích. + Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn. + Nêu những biểu hiện của người khiêm tốn. + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn. - Diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. -> Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các vấn đề cần được giải thích -> nâng cao tình cảm nhận thức cho người đọc. - Có nhiều cách giải thích: Nêu định nghĩa, liệt kê, đối chiếu so sánh… - Trình tự trong bài văn giải thích phải lớp lang (trước, sau). Ngôn từ phải trong sáng dễ hiểu. b. Ghi nhớ: (SGK- 71 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Thời gian: 10 p G H G * Bài văn: “Lòng nhân đạo” - Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo. - Phương pháp giải thích: Dùng câu văn định nghĩa, liệt kê các biểu hiện của lòng nhân đạo. * Đọc thêm: (SGK- 71, 72) - Bài: “Óc phán đoán và óc thẩm mĩ”: Phương pháp: Định nghĩa, nêu các ý kiến, so sánh, đối chiếu. * Bài: “Tự do và nô lệ”: Phương pháp: Những biểu hiện của tự do - nô lệ, so sánh - đối chiếu. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p Giải thích câu nói “ Đói cho sạch rách cho thơm” ? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm Chúng ta đã học 2 phương pháp: lập luận giải thích và lập luận chứng minh. Hãy chỉ ra mục đích và phương pháp của 2 kiểu lập luận này. Lập luận chứng minh Lập luận giải thích Mục đích - Chứng tỏ một nhận định, luận điểm nào đó là sự thực, đáng tin cậy. - Làm rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất quan hệ nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm… Phương pháp - Nêu các sự thật hiển nhiên không ai chối cãi. Phân tích các lí lẽ làm ai cũng phải thừa nhận. Kết hợp nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. - Nêu định nghĩa, VD, các biểu hiện, so sánh, đối chiếu chỉ ra mặt lợi, hại, những kết quả, cách đề phòng… 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học, nắm chắc nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập sgk, sách bài tập ngữ văn. - Lập dàn ý cho đề văn sau: Giải thích câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Sưu tầm các văn bản giải thích để làm tư liệu học tập. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: “Sống chết mặc bay” ? Tìm hiểu về tác giả Phạm Duy Tốn? ? Xác định bố cục của văn bản? ? Cảnh đê vỡ được tái hiện như thế nào?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, giáo án chi tiết bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, giáo án 5 bước bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, giáo án 5 hoạt động Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Giải bài tập những môn khác