giáo án ngữ văn 7: Bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
- Nắm được các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
2. Kĩ năng
- Xác định được cách làm văn biểu cảm.
- Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về vai trò, đặc điểm, cách biểu cảm trong bài văn biểu cảm.
- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản biểu cảm.
4. Thái độ
- Giáo dục HS có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
- Có ý thức vận dụng thực hành và tích hợp kiến thức chuẩn bị cho đề viết số 2 đạt kết quả.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
+ Một số tập thơ, bài báo, bức thư biểu cảm.
2. Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Ôn luyện, thực hành có hướng dẫn cách xây dựng một văn bản có tính biểu cảm ...
- Kĩ thuật dạy học:
+ Đặt câu hỏi, phân tích các tình huống mẫu để hiểu đặc điểm cấu tạo của đề văn biểu cảm và cách tạo lập văn bản biểu cảm đạt hiệu quả giao tiếp.
+ Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách làm bài văn biểu cảm.
+ Thực hành viết tích cực tạo lập bài văn biểu cảm, nhận xét về cách viết bài văn biểu cảm đảm bảo tính hấp dẫn, có cảm xúc...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Khi tìm hiểu đề văn biểu cảm ta cần tìm hiểu điều gì? ? Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm?
Yêu cầu:
- Đề văn biểu cảm: (5đ) + Đối tương biểu cảm.
+ Định hướng tình cảm.
- Các bước làm bài văn biểu cảm: 4 bước (5đ)
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn ý.
+ Viết bài hoàn chỉnh.
+ Đọc và sửa lại.
3. Bài mới (35’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
- GV dẫn dắt: Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu về đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm, tiết học này chúng ta sẽ cùng luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 10p
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm I. Ôn tập về văn biểu cảm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, nhắc lại các kiến thức liên quan đến bài.
+ Nêu những đặc điểm của văn biểu cảm?
+ Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?
- HS thảo luận trả lời. Gv chuẩn kiến thức 1. Đặc điểm bài văn biểu cảm.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 20p
- Bước 1: GV chép đề bài lên bảng và gợi ý HS tìm hiểu đề.
+Tìm hiểu yêu cầu của đề? (Đề bài thuộc thể loại gì?)
+ Đối tượng tình cảm cần hướng tới là gì?
+ Em hiểu gì về yêu cầu của đề qua các từ ngữ mà đề nêu ra?
- HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
+ Loài cây: đối tượng miêu tả, cảm nghĩ là loài cây chứ không phải loài vật, người.
+ Em: người viết là chủ thể bày tỏ tình cảm thái độ.
+ Yêu: chỉ tập trung khai thác tình cảm tích cực là yêu cầu nói lên sự gắn bó và cần thiết của loài cây đó đối với đời sống của chủ thể.
+ Em yêu loài cây gì? Vì sao em yêu loài cây đó?
HS tự lựa chọn.
- Bước 2: GV cho HS quan sát hình ảnh về cây tre.
- GV yêu cầu HS vận dụng cụ thể hoá vào vở bài tập những phẩm chất, biểu hiện cụ thể của cây tre về: đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc, hoàn cảnh sống, sự gắn bó, những phẩm chất tốt đẹp của loài cây.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV (suy nghĩ, viết độc lập vào vở) nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
Thảo luận nhóm (5), mỗi nhóm lập một dàn ý trên khổ A0, hết thời gian các nhóm nộp sản phẩm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Thống nhất ý kiến, đưa ra dàn ý tham khảo.
- Bước 3: GV đặt câu hỏi gợi ý học sinh lập dàn ý
+ Mở bài cần đạt những yêu cầu gì?
- HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS lập dàn ý phần thân bài, dựa theo những câu hỏi gợi ý trên máy chiếu hoặc bảng phụ
+ Thân bài cần nêu những ý gì? Có cần miêu tả những đặc điểm của cây không? Vì sao? Miêu tả những nét nào?
+ Cây gắn bó như thế nào với con người? Phẩm chất nổi bật của cây?
+ So với những loài cây khác, tình cảm, thái độ của em ra sao? Nó có ý nghĩa, giá trị gì với em, cuộc sống?
- HS đưa ra ý kiến. GV nhận xét và bổ sung.
Lưu ý: Vận dụng kiến thức từ bài “Tre Việt Nam” của Thép Mới và “Cây tre” của Nguyễn Duy để lựa chọn, xác định đặc điểm, những phẩm chất cao đẹp của cây tre => Từ đó bộc lộ cảm xúc ngợi ca, tự hào.
+ Phần kết bài cần nêu những nội dung gì? Yêu cầu cảm xúc cần đạt?
- Bước 4: GV yêu cầu HS đọc văn bản mẫu “Cây sấu Hà Nội” ở nhà và học tập cách viết.
- Bước 5: GV hướng dẫn HS viết một số đoạn mở bài:
+ MB trực tiếp: đi thẳng vào vấn đề (giới thiệu tên loài cây, lí do chọn).
+ Gián tiếp: Chọn một vấn đề chung làm nền tảng đưa loài cây tiêu biểu, khái quát cảm xúc.
- HS viết phần mở bài và kết bài theo hướng dẫn vào phiếu học tập.
- Gọi 1-2HS đọc bài. Cả lớp nhận xét và chữa bài.
- GV nhận xét và có thể đọc đoạn mẫu cho HS nghe.
II. Luyện tập
ĐỀ BÀI: Loài cây em yêu
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: văn biểu cảm.
- Nội dung: thái độ, tình cảm với một loài cây cụ thể mà em yêu mến.
b. Tìm ý (cây tre)
- Đặc điểm: màu xanh, nhiều đốt, lá nhỏ, vươn cao.
- Hoàn cảnh sống: dù ở đâu, loại đất gì vẫn xanh tốt.
- Gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam (đời sống, lao động, chiến đấu).
- Phẩm chất: cần cù, siêng năng, bền bỉ, kiên cường, bất khuất.
- Ý nghĩa: biểu tượng cho làng quê Việt Nam.
2. Lập dàn bài
* Mở bài
- Giới thiệu chung về loài cây em yêu (cây tre).
- Lí do yêu thích: gắn bó với tuổi thơ (gắn bó từ lâu đời); tượng trưng cho phẩm chất con người Việt Nam.
* Thân bài
- Miêu tả hình ảnh cây tre: thân, lá … (hình ảnh cây tre, màu xanh của tre trên khắp đất nước, làng quê Việt Nam).
- Vai trò, tác dụng của tre: Gắn bó từ bao đời với người dân Việt Nam.
+ Trong cuộc sống hàng ngày: tre như người bạn tri âm, tri kỉ. Tre dùng làm đũa, sáo, chiếu, ghế, bàn…
+ Trong lao động …
+ Trong chiến đấu: là vũ khí chống lại quân thù.
- Những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của tre: cần cù, siêng năng, bền bỉ, kiên cường, bất khuất,…
- Thái độ, tình cảm của người viết: ngợi ca, tự hào, trân trọng, biểu dương,…
* Kết bài: Khẳng định vị trí, ý nghĩa của tre và cảm xúc của người viết.
3. Viết bài
- Viết đoạn mở bài:
- Viết đoạn kết bài:
4. Sửa lỗi
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu: Hãy viết phần kết bài cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ của em về một mùa nào đó trong năm.
- HS thảo luận nhóm (2’) , cử đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét, cho điểm.
Tài liệu tham khảo: Bài tập 3 SBT – 64.
Gợi ý:HS có thể tham khảo một số đoạn văn sau:
a. “Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công. Từ mảnh đất nghèo tôi chập chững ra đi, khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác, nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình”.
(Tản văn Mai Văn Tạo)
b. “Lúc sấu chín cũng là lúc Hà Nội sắp vào thu với man mác heo may, vàng tươi hoa cúc. Mùa nào, tiết nào Hà Nội cũng có cái để mà nhớ, mà thương. Đó chính là cái duyên của thành phố trong mát, trong lòng những người yêu Hà Nội”.
( Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
GV yêu cầu BTVN: Tìm một số tác phẩm miêu tả các loài cây để đọc và học hỏi cách viết.
4. Hướng dẫn HS về nhà (3’)
* Học bài cũ
- Học nắm chắc nội dung bài học và các bước đã học về văn biểu cảm. Đọc tài liệu tham khảo SGK.
- Vận dụng quy trình làm bài, biết cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong bài viết.
* Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Qua đèo Ngang.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm, giáo án chi tiết bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm, giáo án 5 bước bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm