Giáo án ngữ văn 7: Bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
CHƯƠNG TRÌNH ĐIA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Biết và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực
3. Định hướng phát triển năng lực: NL tự nhận thức, NL xác đinh giá trị.
4. Thái độ:
- Có ý thức sửa, và rèn chính tả
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ, bảng nhóm.
- HS: Vở soạn, vở ghi...
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp, trao đổi, thực hành.
- Hoạt động nhóm, cá nhân
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ( Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động 1. Nội dung luyện tập
GV nêu ND luyện tập
Hoạt động 2. Luyện tập
Đọc cho Hs nghe - viết 1 ĐV trong bài " Mùa xuân của tôi"Của Vũ Bằng , đoạn từ " Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm ....mới lột "
HS viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi như đã nêu . Sau khi viết xong hs trao đổi bài kiểm tra cho nhau theo nhóm bàn => báo cáo kết quả
GV + hs nhóm khác nxét/ Đánh giá / ghi nhận ý kiến đúng
- GV ghi bài tập 2.a lên bảng phụ
- HS làm bài độc lập => gọi mỗi hs chữa 1 phần BT trên bảng / HS khác NXét / sửa chữa
- GV nêu bài tập 2.b
- Cho hs làm việc theo nhóm bàn : Tìm tên các loài cá bắt đầu = ch ( cá chép ) hoặc bắt đầu = tr ( cá trắm )
- Hs làm việc theo nhóm bàn / cử đại diện báo cáo kết quả/ Gv ghi nhận những ý kiến đúng
Gv cho hs làm việc theo 2 nhóm bàn : tìm tư hoặc cụm từ dựa theo ý nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn VD : Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng âm r, d, gi có nghĩa như đ nêu ở bài tập 2b
Hs làm Bt theo nhóm - ghi ra bảng học tập - trình bày trên bảng / các nhóm khác + Gv nhận xét đánh giá / ghi nhận những ý kiến đúng
Gv: gọi hs nêu yêu cầu BT 2c
Hs làm việc độc lập - chũa trên bảng / nhận xét - Gv ghi nhận những câu đúng
- trước khi làm cho hs nắm chắc nghĩa của từ
+ Dành :- tích góp lại
- để riêng ra cho ai
+ Giành : cố chiếm lấy, gắng sức, gắng trí để đạt được
+ tắt :( ĐT) - Làm cho lửa ko còn cháy
- đèn ko còn sáng
- máy móc ngừng chạy
+ Tắt ( TTừ )
- Đi theo lối ngắn hơn lối chính cho nhanh hơn
- Nói ( viết) cắt bớt đi một số âm chữ cho nhanh hơn, gọn hơn
+ Tắc : - mắc ứ lại, ko thông thoát được
+ lắng:- Chìm xuống, đọng lại dưới đáy.
- Chìm nặng, ko còn sôi động nữa.
+ Nắng : ánh sáng và sức nóng của mặt trời
+ Dao: Vật có lưỡi sắc và chuôi cầm dùng để cắt,thái
+ Giao: Chuyển cho bên khác nhận và chịu trách nhiệm lấy
+ Làng : Cụm dân cư ở nông thôn là đơn vị hành chính thấp nhất.
+ Nàng: từ dùng để chỉ hoặc gọi người phụ nữ trẻ được yêu quý, tôn trọng
+ chung: thuộc về tất cả, ko phải của riêng ai
+ Trung: ở khoảng giữa 2 cực, 2 tính chất, mức độ khác nhau I. Nội dung luyện tập
- Viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi VD: Tr/ ch; s/x; r/ d /gi; l /n
II. Luyện tập
1. Viết chính tả
2. Làm các bài tập chính tả
a. điền từ vào chỗ trống
- Điền một chữ cái, hoặc một vần vào chỗ trống
+ xử lí ; Sử dụng; giả sử ; xét xử
điền một tiếng hoặc một từ chứa âm vần dễ mắc lỗi:
+ chung sức ; trung thành ; thuỷ chung; trung đại
b. Tìm từ theo yêu cầu
- Tìm tên loài cá bắt đầu = ch
VD : cá chép ; cá trắm ; cá trê; cá trạch; cá trôi...
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo đặc điểm ngữ âm và nghĩa đã cho sẵn:
VD: tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng r /d /gi
+ Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên: giả tao, giả dối , ...
+ Tàn ác, vô nhân đạo : Gian ác, gian giảo, dã man, giả nhân giả nghĩa
+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết : ra hiệu
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn
VD: Giành / dành
(1) Tôi dành tiền mua xe.
(2) Tôi giành giải nhất trong cuộc thi kể chuyện Bác Hồ .
- Tắt / tắc
(1) Anh lửa đã tắt .
(2) Chiếc bút này tắc mực .
- Lắng /nắng
+ Phong trào đã lắng xuống .
+ Trời hôm nay nắng to.
- Dao/ giao
+ Chiếc dao này sắc thật .
+ Tôi giao cho anh số hàng hoá này.
- Làng / nàng
+ Nàng công chúa ấy vô cùng xinh đẹp.
+ Làng tôi có luỹ tre xanh.
- Chung/ trung
+ Đây là tài sản chung của chúng ta.
+ Đây là trung điểm giữa hai đường thẳng
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Tìm các từ toàn dân thay cho các từ địa phương sau:
- mô, tê, răng, rứa, ni, chi, bắp, chén...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
Gv khái quát nội dung đã ôn tập ở phần tiếng Việt, hướng khắc phục 1 số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập toàn bộ nội dung phần tiếng Việt trong Hk 1. Thường xuyên sửa những lỗi chính tả khi viết.
- Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt), giáo án chi tiết bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt), giáo án 5 bước bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)