Giáo án ngữ văn 7: Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Văn bản
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
(Thạch Lam)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo giản dị: cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng , lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu 1 sản vật của quê hương.
3. Định hướng phát triển năng lực: NL xác định giá trị, NL lắng nghe tích cực, NL tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.
4. Thái độ
- Thêm yêu mến những giá trị văn hoá tinh thần của quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách tác giả Thạch Lam.
- Sưu tầm một số bài ca dao, câu thơ nói đến cốm.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đọc sáng tạo, vấn đáp, đàm thoại, giảng bình.
- Động não, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, thảo luận cặp đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phót)
Câu hỏi: Đọc thuộc khổ 1 bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ?
*Yêu cầu
- Đây là đoạn thơ hay và đặc sắc: Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê: Trong một bưổi trưa trên đường hành quân xa, âm thanh tiếng gà vọng vào tâm hồn tác giả để rồi gợi ra trong lòng người tình cảm làng quê thắm thiết, sâu nặng.
3. Bài mới (35 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
- Gv cho học sinh xem ảnh về thiên nhiên, văn hoá Hà Nội
- GV dẫn dắt: HN không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị đầu nào của cả nước mà còn là một vùng đất ngàn năm văn hiến. Nhắc đến vùng đất Hà thành này, người ta nghĩ ngay đến 36 phố phường với những nét đẹp cổ điển và đương nhiên cũng không thể nào quên một món ăn vặt đơn giản nhưng cũng rất nhã, đó chính là món cốm làng Vòng.
Món ăn dân dã này được Thạch Lam đưa vào văn chương hết sức tinh tế, độc đáo trong bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- GV: Giới thiệu về tác giả Thạch Lam?
- HS dựa chú thích/161 trả lời.
- GV: Thạch Lam thường quan tâm đến những con người bình thường và cả những người nghèo khổ trong XH với tinh thần nhân đạo và sự cảm thông sâu sắc. Ngòi bút của ông đặc biệt tinh tế và nhạy cảm khi nắm bắt và diễn tả những cảm xúc và cảm giác của con người trước thiên nhiên, cuộc sống và của chính mình với lối văn nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu lắng.
- GV: Nêu xuất xứ của tác phẩm?
- Trích từ tập "Hà Nội băm sáu phố phường"- 1943. A. Giới thiệu chung
1.Tác giả: (1910- 1942)
- Là cây bút văn xuôi đặc sắc, sở
trường về truyện ngắn và tuỳ bút.
2. Tác phẩm
- Trích từ tập "Hà Nội băm sáu phố phường"- 1943.
- GV: Nên đọc văn bản với giọng ntn?
- Đọc với giọng chậm, trầm lắng, tình cảm tha thiết.
- GV: đọc mẫu: 2 đoạn đầu - HS đọc nối tiếp.
- GV: chú ý HS các chú thích SGK. B. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
- GV: Văn bản viết theo thể loại gì?
- Thể loại: tuỳ bút.
- GV: Em nhớ gì về đặc điểm của thể tùy bút?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Là thể văn xuôi thuộc loại kí, thường ghi chép những hình ảnh, sự việc, câu chuyện có thật mà nhà văn quan sát, chứng kiến.
- Tuỳ bút thiên về biểu cảm: bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Mang đậm tính chủ quan trữ tình, ngoài ra còn đan xen yếu tố nghị luận.
- GV: Xác định PTBĐ của văn bản. Đâu là phương thức biểu đạt chính?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- PTBĐ: biểu cảm+ tự sự+ miêu tả+ nghị luận
- GV: văn bản là một bài tuỳ bút trữ tình. Trong tuỳ bút.
- Cái được nói tới tức sự vật được phản ánh.
- Cái nhìn của của con người về nhân vật và sự việc.
- GV: Hãy xác định 2 yếu tố này trong bài?
- Cốm và cảm nghĩ của con người về cốm.
- GV: Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả thể hiện qua những đoạn văn bản?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
2. Thể loại - bố cục
- Thể loại: tuỳ bút
- PTBĐ: biểu cảm+ tự sự+ miêu tả+ nghị luận
- Bố cục: 3 phần
- P1: đầu-> "thuyền rồng” : Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.
- P2: Tiếp -> "kín đáo và nhũn nhặn": Cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.
- P3: còn lại: Cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm.
- GV: Cảm nhận của em về cốm từ bức tranh minh hoạ?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm:
- Là niềm vui tuổi thơ.
- Là vẻ đẹp người thiếu nữ.
- Là sự sẻ chia bình dị của con người VN.
GV bổ sung: vét đặc sắc riêng của tuỳ bút này là bố cục theo mạch cảm xúc, liên tưởng từ cốm, về cốm không theo trình tự sự việc, thời gian, không gian cũng không theo cách kể lại tỉ mỉ quá trình làm cốm.
- GV: Cội nguồn của cốm là lúa đồng quê. Điều đó được gợi tả bằng những câu văn nào?
- Các bạn có ngửi…lúa non không?
- Trong cái vỏ xanh…
- Dưới ánh nắng…. của trời.
- GV: Tìm các từ miêu tả hạt thóc nếp làm cốm?
- Trĩu thân lúa.
- Vỏ xanh, giọt sữa trắng thơm, đọng lại, cong xuống.
- GV: Nhận xét về cách miêu tả?
=> Miêu tả từ trong ra ngoài, cảm nhận mùi vị lan toả và lớn dần của hạt thóc.
- GV: Tác giả miêu tả bằng những giác quan nào?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Bằng mọi giác quan, tinh tế nhạy cảm, sức tuởng tượng phong phú, gợi hình gợi cảm.
- GV: Nhận xét giọng văn của tác giả?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Trang trọng, từ tốn, thanh nhã.
- GV: Tại sao tác giả lại dùng một câu hỏi giữa đoạn?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Lôi kéo sự đồng cảm, tưởng tượng của người đọc hoà vào cảm xúc của tác giả.
- GV: ở đây tác giả không đi sâu vào kể, tả một cách tỉ mỉ mà chỉ nói qua cách khái quát, ca ngợi.
- GV: Qua những lời giới thiệu của tác giả, em cảm nhận ntn về nguồn gốc của cốm.?
- Cốm là một thứ quà dân dã kết tinh từ sự trong sạch của trời đất, gắn liền với nét thanh lịch của con người, nét văn hóa độc đáo của dân tộc.
- GV: Đến đoạn văn tiếp theo, tác giả cho ta biết vì sao cốm nổi tiếng?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Cách chế biến, cách làm truyền từ đời này sang đời khác, bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn của các cô gái làng Vòng 3. Phân tích
3.1.Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm
- Sử dụng một loạt các tính từ.
- Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của cốm bằng nhiều giác quan.
- Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc, giàu chất thơ.
->Cốm - sản vật của tự nhiên, đất trời là chất quý sạch của trời trong vỏ xanh của hạt lúa non trên những cánh đồng.
- Cốm gắn liền với những kinh nghiệm quý về quy trình, cách thức làm cốm được truyền từ đời này sang đời khác.
- GV: Trong đoạn văn đó theo tác giả miêu tả hình ảnh những cô gái bán cốm ntn?
- Hình ảnh: cô gái làng Vòng: xinh xinh, gọn ghẽ..., đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…
- GV: Vì sao tác giả lại chọn những hình ảnh đó.
- Cốm gắn liền với vẻ duyên dáng của người làm cốm.
- Cách cốm đến với mọi người: duyên dáng, lịch sự.
- Vẻ đẹp con người tôn thêm vẻ đẹp của cốm.
- GV bình: hình ảnh những cô gái… vẽ ra những nét đẹp riêng của cô gái ngoại thành vừa nhấn vào cái độc đáo, sang trọng, cổ truyền, tiện dụng của một loại dụng cụ, đồ nghề của người làm cốm: cần mẫn, duyên dáng, thanh lịch.
- GV: Chi tiết "Đến mùa cốm…chiếc thuyền rồng" có ý nghĩa ntn?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Cốm thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội.
- Từ một thứ quà quê dân dã, mộc mạc nhập vào văn hoá ẩm thực của làng quê.
- GV: Từ những lời văn trên, cảm xúc nào của tác giả được bộc lộ?
- Thái độ: yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái dân tộc của cốm. => tình cảm trân trọng và yêu quý đối với cội nguồn của cốm.
- HS đọc: “Cốm là thức quà… . nhũn nhặn”
- GV dẫn dắt: phần này của văn bản được trình bày theo phương thức nghị luận, bàn luận.
- GV: Trong đoạn văn này có mấy lời bình về giá trị của cốm. Đó là những lời bình nào?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Lời bình 1: " Cốm là thứ quà riêng… An Nam".
- Lời bình 2: "Cốm để làm quà sêu tết".
- GV: Ở lời bình 1, em hiểu gì về giá trị của cốm?
- Cốm: thứ quà riêng biệt của đất nước, thức dâng của những cánh đồng lúa, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
- Cốm gắn với một thức ăn, với lễ cưới dân tộc.
- GV: Lời bàn 2, tại sao tác giả nghĩ đến cốm lại nghĩ đến quà sêu tết?Sự hoà hợp tương xứng: hồng cốm được phân tích trên những phương diện nào.
- Phương diện: sắc màu, hương vị:
+ Màu của hồng như ngọc lựu già.
+ Cốm màu ngọc thạch.
-> Hai sự vật trở nên cao quý.
+ Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc-> 2 thứ nâng đỡ cho nhau.
- GV: Nhận xét về các chi tiết miêu tả trong 2 đoạn văn trên
- Chi tiết chọn lọc gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- GV: Từ đó em hiểu thêm giá trị nào của cốm qua lời bình thứ hai.
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp của con ngời.
- GV: Vậy giá trị của cốm được thể hiện ở những phương diện nào?
- Cốm vừa có giá trị tinh thần vừa có giá trị văn hóa.
- GV: Qua đó tác giả muốn truyền tới người đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thứ quà dân tộc là cốm?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Phải có thái độ trân trọng, giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc.
- GV bình: nhưvậy giá trị của cốm vượt lên một thứ quà hàng ngày của mùa thu để trở thành một lễ vật rất thanh cao, rất trân trọng của người VN. 3.2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm
- Cốm: thứ quà riêng biệt của đất nước.
- Việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa.
- Chi tiết chọn lọc gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm
- Cốm gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dt, với ước mong hạnh phúc của con người.
-> Cốm vừa có giá trị tinh thần vừa có giá trị văn hóa.
-> Niềm tự hào và ý thức thức giữ gìn cốm
Thảo luận nhóm bàn - 2 phút
- GV: Phần cuối tác giả bàn về cách thưởng thức cốm trên 2 phương diện ăn và mua. Chỉ rõ từng đoạn.?
- Ăn: chậm rãi, thong thả, ngẫm nghĩ-> cảm được hương vị đồng quê." Thấy thu lại… trên hồ".
- Mua: nhẹ nhàng, trân trọng. Vì:
- Cốm là lộc trời.
- Cái khéo léo của người làm cốm.
- Sự cố sức tiềm tàng, nhẫn nại của thần lúa.
- GV: Em rút ra được điều gì về cách thưởng thức cốm của tác giả?
- Thưởng thức bằng nhiều giác quan: khứu, xúc, thị giác.
- GV: đây không phải là cách ăn thoả thích, ăn cho no bụng mà ăn chậm để ngẫm nghĩ từng chút hương vị của cốm, của màu sắc, của tất cả cái xanh non, dịu dàng mềm dẻo ướp trong hương sen.
?Những lời lẽ ấy cho thấy thái độ ntn đối với cốm?
- Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ, sự tinh tế và thái độ trân trọng, cái nhìn văn hoá trong ẩm thực. 3.3. Cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm
- Cách thưởng thức ẩm thực thanh nhã, cao sang, gắn liền với nếp sống thanh lịch của người HN.
- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
- GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo nhóm:
+ Em có suy nghĩ và nhận xét gì về văn hoá ẩm thực, về đặc điểm nghệ thuật ẩm thực của dân tộc?
+ Nêu cảm nghĩ của em về những nét đặc sắc của bài văn và câu chốt của bài:"Cốm là… An Nam" 60.
+ Cảm nghĩ về cốm của Thạch Lam cho em hiểu thêm điều gì về nhà văn?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Là người sành cốm, tình cảm dân tộc sâu sắc, tinh tế.
- GV: Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về cốm và thái độ của tg đối với cốm?
- Thái độ trân trọng với nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc: cốm
- GV: Em nhận thấy tuỳ bút của Thạch Lam có những nét riêng nào từ văn bản này.
- Lối văn giàu ấn tượng, ngòi bút tinh tế, nhạy cảm, kết hợp nhiều PTBĐ và tấm lòng trân trọng của tác giả.
- GV: Nêu nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- GV: Nêu nội dung ý nghĩa văn bản?
Những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội.
- GV: HS đọc ghi SGK/163 4. Tổng kết
4.1. Nghệ thuật
- Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm
- Lời văn trang trọng, đầy cảm xúc, giàu chất thơ
4.2. Nội dung- Ý nghĩa
Những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội.
4.3. Ghi nhớ SGK/163
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
- GV đặt câu hỏi:
+ Đọc diễn cảm đoạn văn, nêu cảm nhận về đoạn văn đó?
+ Đọc một số bài thơ, bài ca dao viết về cốm mà em sưu tầm được?
+ Quan sát bức tranh và nêu cảm nhận về bức tranh đó?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
1. Bài văn viết về cốm trên những phương diện nào?
A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm.
B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm.
C. Sự thưởng thức cốm.
D. Nguồn gốc, cách thức làm cốm, vẻ đẹp và giá trị của cốm.
2. Đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản là:
A. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao.
C. Lập luận chặt chẽ, sáng tạo.
D. Ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên. C. Luyện tập
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV nêu yêu cầu: Cảm nghĩ của em về cốm
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
- GV giao nhiệm vụ:
1. Qua món quà cốm, tác giả thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước như thế nào?
2. Viết 1 đoạn văn bày tỏ cảm xúc của em đối với một đặc sản điaạ phương em.
4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài: (3 phút)
*Đối với bài cũ
- Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn.
- Đọc tham khảo 1 số đoạn văn của Thạch Lam viết về HN.
*Đối với bài mới
- Chuẩn bị: Chơi chữ
+ Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Xem trước các bài tập phần Luyện tập.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, giáo án chi tiết bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Một thứ quà của lúa non: Cốm giáo án 5 bước bài Một thứ quà của lúa non: Cốm