Giáo án ngữ văn 7: Quá trình tạo lập văn bản

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quá trình tạo lập văn bản. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tập làm văn: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN Viết bài tập làm văn số 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn. - Củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản  Biết cách làm bài văn tự sự, miêu tả. 2. Kĩ năng Tạo lập được văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức, thói quen tạo lập văn bản theo đúng quy trình. - Có ý thức vận dụng thực hành tạo lập văn bản đạt hiệu quả, nâng cao ý thức học tập, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn. 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo; năng lực giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. - Năng lực chuyên biệt: suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân về quá trình tạo lập văn bản; ra quyết định: lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Quy nạp, hợp tác nhóm, thực hành có hướng dẫn cách tạo lập một văn bản chính xác... III . CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV đặt câu hỏi: Một văn bản cần đảm bảo những tính chất nào? Qua các bài viết ở lớp 6, em rút ra quy trình viết bài gồm những bước nào? - HS suy nghĩ trả lời * Yêu cầu: - Liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng 3 phần. - Các bước: tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa lỗi. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: Hãy viết một bức thư kể về thành tích học tập của năm vừa rồi cho người thân ở xa của em (ông bà, cô dì, …) + HS suy nghĩ viết thư ra giấy trong khoảng năm phút + GV Nhận xét về bài làm của HS, sau đó GV chuyển: Bức thư mà các con vừa viết gửi cho người thân ấy chính là sản phẩm của hoạt động tạo lập văn bản Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động này HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước tạo lập văn bản. * Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại: Thế nào là văn bản? Có mấy loại văn bản? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Nói viết + Chuỗi lời nói, miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng PTBĐ phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. - GV Ьưa ra tình huống: Em đ¬ược nhà tr¬ường khen thưởng về thành tích học tập. Tan học, em muốn về thật nhanh để báo tin vui ấy cho mẹ. GV đưa câu hỏi: Để mẹ em hiểu đư¬ợc việc phấn đấu đạt thành tích trong học tập, em sẽ dùng kiểu văn bản nào? Nói hay viết? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Nói . * Bước 2: GV tiếp tục đặt câu hỏi: Khi có nguyện vọng nào đó cần đ¬ược giải quyết em sẽ làm gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Viết một văn bản - Đơn từ. -> Khi nói, viết thư¬, viết đơn, viết 1 bài báo t¬ường, làm 1 bài thơ (bài văn) .... ta cần phải tạo lập 1 văn bản. *Bước 3: GV hỏi: Theo em nhu cầu tạo lập văn bản xuất phát từ đâu? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: +Từ hoàn cảnh (khách quan). +Từ nhu cầu cá nhân (chủ quan). - GV liên hệ: Với học sinh bài viết văn xuất phát từ nhu cầu nào? - HS liên hệ bản thân trả lời, GV chuẩn KT: Nhu cầu chủ quan: mong muốn bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức. I. Các bước tạo lập văn bản 1. Phân tích ngữ liệu - Khi có nhu cầu giao tiếp -> tạo lập văn bản (nói - viết) Hoạt động 2: Các bước để tạo lập văn bản: * Bước 1: GV yêu cầu: Để tạo lập 1 văn bản ( VD như viết thư) ta cần xác định những vấn đề gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Viết cho ai? (Đối tượng viết) + Viết để làm gì? (Mục đích viết) + Viết về cái gì? (Nội dung viết) + Viết như thế nào? (Cách thức viết) - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu bỏ qua một trong bốn vấn đề đó có được không? Vì sao phải xác định rõ 4 vấn đề đó? - HS suy nhĩ trả lời, GV chuẩn KT: không + Xác định đối t¬ượng viết -> Cách viết, cách xư¬ng hô phù hợp, cách dùng từ ngữ hợp lí. + Xác định mục đích viết -> Chọn nội dung và PTBĐ. + Xác định nội dung viết -> Để tránh lạc đề, xa đề, lan man. + Xác định cách viết -> Giúp ng¬ười viết đi đúng hướng, viết rõ ràng, mạch lạc, ng¬ười đọc dễ tiếp nhận văn bản -> hiệu quả giao tiếp cao. => Bỏ qua 1 trong 4 vấn đề đều không được, không tạo ra văn bản. Kết luận: Việc xác định 4 vấn đề đó là bư¬ớc định hư¬ớng tạo lập văn bản. * Bước 2: Sau khi đã xác định đ¬ược 4 vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết đ¬ược văn bản? HS Chọn 1 trong 2 đáp án sau: A. Viết ngay văn bản. B. Tìm ý và sắp xếp các ý. -> B - GV đặt câu hỏi: Tại sao phải tìm ý, sắp xếp các ý trư-ớc khi tạo lập văn bản? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: + Tạo bố cục rõ ràng, rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định h¬ướng văn bản. + Tạo cho nội dung văn bản có sự thống nhất; tránh thiếu hoặc trùng lặp ý. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Bư¬ớc định h¬ướng văn bản và tìm ý, sắp xếp các ý giống với những yêu cầu nào tr¬ước khi làm bài tập làm văn? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Định hư¬ớng văn bản = tìm hiểu đề. + Tìm ý, sắp xếp ý = tìm ý, lập dàn ý - GV hỏi: Chỉ có ý và dàn bài mà ch¬ưa viết thành văn thì đã tạo thành một văn bản chư¬a? Vì sao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Mới có ý - dàn ý  chư¬a có một văn bản vì: trong thực tế ng¬ười ta không thể giao tiếp bằng những ý cơ bản mà các ý ấy phải được diễn đạt thành câu, thành lời mạch lạc, rõ ràng  ng¬ười nghe mới hiểu. - Gv hỏi: Vậy sau b¬ước tìm ý, lập dàn ý, ta phải làm gì? Tạo lập văn bản bằng cách nào? ? Đây có phải bư¬ớc quan trọng nhất ko? Vì sao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: + B¬ước quan trọng nhất vì: Diễn đạt thành lời, chính là việc chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình tạo lập văn bản. + Số lư¬ợng câu chữ nhiều nhất so với toàn văn bản. + Yêu cầu giao tiếp chủ yếu thực hiện trong phần này. * Bước 3: Việc viết thành văn ( tạo lập văn bản) cần đạt những yêu cầu gì trong các yêu cầu dư¬ới đây: - Đúng chính tả. - Sát với bố cục. - Kc hấp dẫn. - Đúng ngữ pháp. - Có tính liên kết. - Lời văn trong sáng. - Dùng từ chính xác. - Có tính mạch lạc. - Lựa chọn. -> Chốt: - 8 ý cho các văn bản nói chung. - 9 ý cho các văn bản tự sự. - Trong sản xuất bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm, một nhà văn sau khi viết xong tác phẩm, bao giờ cũng kiểm tra lại bản thảo. * Bước 4: GV mở rộng: Có thể coi văn bản là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào? Mục đích kiểm tra để làm gì? - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn KT: Cần kiểm tra văn bản dựa vào những tiêu chuẩn: Các yêu cầu ở B1,2,3 đã nêu  xem đã đạt những y/c đó chưa? Có cần sửa chữa gì không? Văn bản đã hiệu quả cao trong giao tiếp chưa ? -> Kết luận: Khi tạo lập văn bản khó tránh khỏi những sai sót, bước kiểm tra rất quan trọng . - GV hỏi thêm: Từ những VD vừa phân tích, hãy nêu các bước để tạo lập một văn bản? - Nêu 4 bước như¬ phần I(2) trên. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ / tr46. Bước 1 * Định h¬ướng VB - Viết cho ai? - Viết để làm gì? - Viết về cái gì? - Viết như thế nào? B¬ước 2: Tìm ý và lập dàn ý. - Tìm ý: đặt câu hỏi và trả lời. - Dàn ý: đại cương, chi tiết. (3 phần). -> Tạo ra bố cục rõ ràng, mạch lạc, hợp lí. * Bước 3: viết bài hoàn chỉnh theo các bước Bước 4: * Kiểm tra văn bản - Dựa vào các yêu cầu đã nêu. - Sửa chữa (nếu có lỗi ...) -> 4 bước tạo văn bản: + Định hướng. + Tìm ý và sắp xếp ý. + Viết bài. + Kiểm tra. 2. Ghi nhớ: SGK/46 Hoạt động 3: Em đã thực hiện 4 bước đó khi tạo lập văn bản chưa? Em rút ra được kinh nghiệm gì cho mình sau khi học xong bài này? - HS suy nghĩ nêu câu trả lời, GC chuẩn KT Nêu những lỗi trong quá trình tạo lập văn bản: + Định hướng qua loa, đại khái, không đầy đủ. + Bỏ bước tìm ý, lập dàn ý mà viết văn bản ngay. + Diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp ... sai nhiều. + Ít kiểm tra lại văn bản để sửa.  Tạo thói quen xấu, bài viết yếu, diễn đạt lủng củng, không đáp ứng được yêu cầu của bài  điểm thấp HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm * BT1: Yêu cầu HS đọc – xác định các yêu cầu trong bài tập số 1. - Yêu cầu HS lấy 1 bài TLV gần nhất (Kiểm tra HK2). Dựa vào bài TLV đó - HS trả lời các câu hỏi. - Cho HS về nhà làm BT 1. * BT2: Xác định yêu cầu của BT2: Cách làm đã phù hợp chưa? Điều chỉnh? - Bài tập 2 rèn cho em kĩ năng gì? Định hướng khi viết văn bản *BT3: - Dàn bài có bắt buộc viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phảp liên kết chặt chẽ với nhau không? - Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau, vậy phải làm thế nào để có thể phân biệt được mục lớn và mục nhỏ, biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch hợp lí chưa? - HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - GV: đưa dàn bài trên bảng phụ. DÀN BÀI I. Mở bài: - - II. Thân bài: 1. Ý lớn 1... a, Ý nhỏ 1... - - b. Ý nhỏ 2... - - 2. Ý lớn 2 a. Ý nhỏ 1:... - - b. Ý nhỏ 2... III. Kết bài: - Bài tập 3 rèn cho em kĩ năng gì? * BT4: Tìm ý và sắp xếp ý. Xác định đ¬ược để viết bức th¬ư phải thực hiện 4 bư¬ớc : - Xác định từ ngữ quan trọng trong đề bài: - Thực hiện các bư¬ớc theo yêu cầu của GV Gọi HS thực hiện 2 bư¬ớc đầu Xác định lại bố cục của một bức th¬ư (gợi ý). I/ Đầu thư: nơi viết, ngày tháng năm Lời xưng hô. II/ Phần chính bức thư. - Lí do: muốn xin lỗi bố. - Kể lại việc lầm lỗi: cô giáo đến thăm, lỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ, làm mẹ buồn. - Niềm ân hận sau khi đọc thư bố, ân hận, lòng day dứt, giờ đã hiểu công lao mẹ, hiểu sự hi sinh của mẹ….con thật vô cùng đáng trách, thương mẹ vô cùng…. - Lời xin lỗi bố và lời hứa hẹn: mong bố tha thứ lỗi lầm, hứa sẽ ngoan ngoãn…. III/ Cuối thư. - Chúc sức khỏe bố. - Kí tên. III. Luyện tập Bài tập 1 (T46 về nhà làm) Bài tập 2 (tr 46) - Bạn đã định h¬ướng văn bản sai: + Viết cho ai? (Chư¬a xác định đ¬ược đối tượng nghe báo cáo là các bạn HS chứ không phải là thầy cô  xưng hô chư¬a phù hợp ) + Chư¬a xác định đ¬ược viết cái gì? (nội dung viết) (Nội dung cần viết: Báo cáo kinh nghiệm học tập, lại viết học thế nào và thành tích học tập). - Điều chỉnh: + Cách xư¬ng hô phù hợp với đối tư¬ợng là HS (tôi - các bạn). + Nội dung báo cáo: Kinh nghiệm học tập: Từ thực tế học tập -> rút ra những kinh nghiệm. Bài tập 3 (47) a. Dàn bài không bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp và các câu không nhất thiết phải liên kết chặt chẽ. Vì : - Dàn bài chỉ là ý cơ bản, là cái "sườn" để tạo lập văn bản. - Nếu viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp, liên kết mất thời gian tập trung cho bư¬ớc tạo lập văn bản. b. Để phân biệt đ¬ược các mục lớn, nhỏ trong dàn bài - Sau mỗi phần mỗi mục, mỗi ý lớn, ý nhỏ, phải xuống dòng. - Mỗi phần, mỗi mục phải đ-ược kí hiệu rõ ràng, theo thứ tự lớn , nhỏ. VD: Phần lớn nhất: Kí hiệu số la mã - Các ý nhỏ hơn lần l¬ượt kí hiệu là chữ số thường, chữ cái th¬ường, hoa thị, gạch ngang đầu dòng... - Các phần các mục ngang nhau phải viết thẳng hàng; dùng kí hiệu tư¬ơng đ¬ương; ý nhỏ hơn viết lùi vào so với ý lớn hơn. Bài tập 4 (47): 1. Định hướng VB: - Đối t¬ượng viết th¬ư: Bố. - Mục đích viết thư¬: Để bố hiểu, tha thứ. - ND viết: Nỗi ân hận đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ. - Cách viết: + Th¬ư ( kể + biểu cảm) + Hồi tư¬ởng - Hiện tại. 2. Tìm ý, lập dàn ý: - HS xác định lại bố cục của một bức th¬ư. - Chọn, ngôi kể: X¬ưng hô, con.  Yêu cầu HS lập dàn ý - chú ý trình bày theo sơ đồ. a. Mở bài: - Nêu lý do viết thư¬ b. Thân bài: - Nỗi ân hận của En- ri- cô sau khi đọc thư¬ bố - Hồi t¬ưởng lại thái độ của mình đối với mẹ - Tự đánh giá, bộc lộ thái độ, tình cảm về mình, về công lao của mẹ, về lời dạy bảo của bố. - Lời xin lỗi - Lời hứa - Cầu xin tha thứ c. Kết bài : Cuối th¬ư : Lời chúc - bài học thấm thía 3. Tạo lập văn bản - Viết phần MB , ý 1(2) trong phần TB, phần KB 4. Kiểm tra văn bản HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không có trong quá trình tạo lập văn bản? A. Thời gian ( văn bản được nói và viết vào lúc nào ?) B. Đối tượng ( nói , viết cho ai ?) C. Nội dung ( nói , viết về cái gì ?) D. Mục đích ( nói , viết để làm gì ) Bài 2: Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản ? A. Định hướng và xây dựng bố cục B. Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh C. Xây dựng bố cục, định hướng kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn D. Định hướng, xây dựng bố cục , diễn đạt thành câu , đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập. Bài 3: Hãy kể những việc em cần làm trước khi viết bài tập làm văn theo đề bài: em hình dung mình là E-ri –cô viết bức thư cho bố nói lên tình cảm của mình sau khi đọc bức thư của bố. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm GV giao bài về nhà: Viết một đoạn văn ngắn (3-5 câu) trình bày cảm nghĩ của em về bài ca dao em thích nhất ? HS tự xây dựng quá trình tạo lập văn bản và viết bài. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Ở NHÀ. ( Ma trận và đề đã nộp về chuyên môn trường) 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (2’) * Học bài cũ: - Học bài, nắm nội dung. - Hoàn thành bài viết số 1- tuần sau nộp. * Chuẩn bị bài mới Soạn bài: Những câu hát than thân ? Người nông dân thường mượn hình ảnh nào để nói về số phận và cuộc đời của mình? ? Nội dung chính của bài ca dao số 1, 3?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Quá trình tạo lập văn bản, giáo án chi tiết bài Quá trình tạo lập văn bản, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Quá trình tạo lập văn bản

Giải bài tập những môn khác