Giáo án vnen bài Ca Huế trên sông Hương

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ca Huế trên sông Hương. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Ca Huế trên sông Hương
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 27: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức  Nắm được khái niệm thể loại bút kí. Thấy được vẻ đẹp của một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế - một vùng dân ca với những con người rất tài hoa. Từ đó hiểu được vẻ đẹp của con người Huế, văn hóa Huế.  Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp / liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến / liệt kê không tăng tiến.  Nắm dược những hiểu biết chung về văn bản hành chính: mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trọng cuộc sống thực tiễn. 2. Kĩ năng:  Đọc- hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc. Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại thuyêt minh)  Có ý thức vận dụng phép liệt kê  Viết đựơc những văn bản hành chính đúng mẫu. 3.Thái độ:  Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn nột văn hoá truyền thống đẹp.  Nghiêm túc trong học tập để biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.  Yêu thích và cố gắng tìm hiểu về văn bản hành chính. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực  Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.  Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận . III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, chuẩn bị tài liệu, dụng cụ giảng dạy. 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? ? Quan sát các hình ảnh về ca Huế trên sông Hương dưới đây và nêu những cảm nhận của em về hoạt động văn hóa này. -HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. - Cảm nhận: Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng. Ca Huế rất phong phú, đa dạng về mặt âm hưởng, đạm đà chất nhạc dân ca. Tuy chưa được nghe ca Huế lần nào nhưng qua bài: “Ca Huế trên sông Hương”, em đã hiểu được nét đạp mộc mạc nhưng rất đỗi trữ tình trong dân ca Huế, đó là một nét đẹp văn hóa của xứ Huế mộng mơ. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Gv cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Em sẽ đọc văn bản với giọng như thế nào? ? Cho biết vài nét về tác giả Minh Ánh và nêu xuất xứ của tác phẩm? ? Bài văn thuộc kiểu văn bản nào? ? Nhắc lại đôi nét về văn bản nhật dụng? - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản * Giọng đọc: chậm rãi, diễm cảm, rõ ràng. Chú ý dấu câu. * Tác giả: Hà Ánh Minh – là một nhà báo có nhiều bài tùy bút đặc sắc. * Tác phẩm: Xuất xứ: Bài viết in trên báo Người Hà Nội. - PTBĐ: miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. - Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng. Hoạt động 1: - GV cho hs hoạt động cặp thực hiện yêu cầu mục 2a,b. - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Văn bản trên được viết theo thể loại gì ? kể tên một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết ? Điền vào bảng dưới đây tên các làn điệu ca Huế, nhạc cụ và ngón đàn được nhắc tới trong văn bản: - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 2c, d, e, f. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Nối tên từng làn điệu ca Huế ở cột trái với các đặc điểm nổi bật của nó ở cột phải cho phù hợp. ? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên sông Hương. ? Ca Huế được hình thành từ đâu ? ? Qua văn bản em hiểu thêm gì về xứ Huế ? - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản a. Thể loại : Bút kí - Các văn bản cùng thể loại : Cô tô, Cây tre việt nam, Lòng yêu nc, Lao Xao, Một thứ quà của lúa non : Cốm,...vv b. - Làn điệu ca Huế : + Các điệu hò: chèo cạn, bài thai đưa linh, giã gạo, re em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện. + Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân. + Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. - Nhạc cụ : đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh. - Ngón đàn : ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. c. Nối : a - 2 ; b - 1 ; c - 3 ; d - 4 ; e - 5. d. Vẻ đẹp của ca Huế trên sông Hương : - Thời gian : Ban đêm - Không gian : trên thuyền, giữa dòng sông Hương. -> Rộng mát, thơ mộng, huyền ảo. - Ca công : Nam mặc áo dài, khăn xếp. Nữ mặc áo dài, khăn đóng -> Trẻ trung, thanh lịch - Nhạc công : với những ngón đàn trau chuốt. => Ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng. e. Nguồn gốc ca Huế : + Ca nhạc dân gian (sôi nổi, vui tươi) + Ca nhạc cung đình (trang trọng, uy nghi). f. Tìm hiểu về xứ Huế : + Huế không chỉ nổi tiếng bởi các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca. + Dân ca Huế là một một món ăn tinh thần của người Huế nói riêng và của văn hóa dân tộc nói chung. Hoạt động 1: - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 3a. - GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: ? Cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận in đậm trong đoạn trích trên có gì giống nhau ? ? Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc, sự vật, hiện tượng tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ? ? Thế nào là phép liệt kê? - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2 : - HĐ : cặp yêu cầu thực hiện mục 3.b - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan. - KT: động não, trình bày - GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ. Điền các từ ngữ (từ, cụm từ, nối tiếp) vào chố trống để hoàn thành khái niệm về phép liệt kê: Liệt kê là sự sắp sếp (1) ... hàng loạt (2) ...... hay (3) ..... cùng loại để diễn ra tả được đầy đủ hơn ,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. - GV mời đại diện hs chia sẻ và góp ý kiến chốt kiến thức. -GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3 : - HĐ : nhóm yêu cầu thực hiện mục 3.c,d - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan. - KT: động não, trình bày - GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ. ? Xét về mặt cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau? ? Đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê sau và cho biết, xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau: - GV mời đại diện nhóm trình bày và góp ý kiến chuẩn kiến thức. Hoạt động 4 : - HĐ : nhóm yêu cầu thực hiện mục 3.e - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan. - KT: động não, trình bày - GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ. ? Dưới đây là bảng ghi lại các kiểu liệt kê. Hãy điền các câu có chứa phép liệt kê ở mục c và d vào vị trí thích hợp trong bảng. - GV mời đại diện nhóm trình bày và góp ý kiến chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về phép liệt kê (1) Giống nhau : + Về cấu tạo: đều là cụm danh từ: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật để mở,.. + Về ý nghĩa: của các bộ phận giống nhau trong câu đều để chỉ những vật dụng, nhằm khắc họa cảnh sống sinh hoạt xa hoa của quan lớn… (2) Tác dụng: Làm nỗi bậc sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của những người dân phu đang lam lụng ngoài mưa gió. (3) Khái niệm: Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diển tả đc đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. b. Điền vào chỗ trống : (1) nối tiếp (2) từ (3) cụm từ c. Sự khác nhau : (1) Liệt kê theo cặp (2) Liệt kê không theo cặp d. (1) Phép liệt kê: Một canh, hai canh...lại ba canh. + Liệt kê xét theo ý nghĩa + Liệt kê tăng tiếnư => Không thể đảo vị trí. Vì sẽ làm lộn ý của câu, người đọc khó hiểu được ý nghĩa của câu và nội dung truyền tải. (2) Phép liệt kê: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng. + Liệt kê xét theo ý nghĩa + Liệt kê không tăng tiến. => Có thể đảo vị trí. Vì các từ/ cụm từ không được xắp xếp theo trình tự nên khi đảo không làm mất ý câu, vẫn hiểu được nội dung. e. Các kiểu liệt kê theo cấu tạo + Liệt kê theo từng cặp : Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem…độc lập ấy. + Liệt kê không theo từng cặp : Ở một nước nông nghiệp… bàn chân, gót chân,… - Các kiểu liệt kê xét theo ý nghĩa : + Liệt kê tăng tiến : Một canh… hai canh… lại ba canh, Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành. + Liệt kê không tăng tiến : Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng - HĐ: nhóm yêu cầu thực hiện mục 4a,b,c,d,e. - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan. - KT: động não, trình bày - GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ. Đọc văn bản trang 78, 79 sgk ? Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo? ? Mỗi văn bản viết ra nhằm mục đích gì? ? Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác so với các văn bản truyện thơ đã học? ? Ba văn bản trên được gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính-công vụ). Vậy theo em, văn bản hành chính có đặc điểm gì về mục đích, nội dung và hình thức trình bày? ? Trong văn bản hành chính có những mục nào nhất thiết phải ghi rõ? - GV mời các nhóm chia sẻ và góp ý kiến chuẩn kiến thức. 4. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính. a. Viết văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo khi : + Thông báo : Khi cần truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống, hoặc thông tin rộng rãi cho công chúng biết. + Đề nghị : khi đề bạt một nguyện vọng lên cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền. + Báo cáo : Khi chuyển thông tin từ cấp dưới lên cấp trên. b. Mục đích : + Thông báo : nhằm phổ biến một nội dung. + Đề nghị : Nhằm đề xuất một nguyện vọng. + Báo cáo : tổng kết, nêu lên những việc làm được để cấp trên biết. c. Sự giống và khác nhau của ba văn bản : + Giống nhau: trình bày theo một số mục nhất định (theo mẫu đã quy định sẵn) + Khác nhau: về mục đích, nơi gửi và nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản. - Hình thức bà văn bản này khác với tác phẩm thơ văn ở chỗ : + Văn bản hành chính : rõ ràng, chính xác, thống nhất theo khuôn mẫu, tuân theo một số mục nhất định. + Tác phẩm thơ văn : hư cấu và tưởng tượng, ngôn ngữ mang tính hình tượng cao. d. Văn bản hành chính : loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. e. Những mục cần ghi rõ trong VBHC: + Quốc hiệu và tiêu ngữ; + Địa điểm và ngày tháng làm văn bản; + Tên văn bản. + Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản. + Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản. + Nội dung thông báo, đề nghị , báo cáo; + Chữ kí và họ tên người gửi văn bản. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, trình bày cảm nhận của em về cố đô Huế, những làn điệu ca Huế và những con người tài hoa xứ Huế. - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2 - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Tìm thêm một loại văn bản hành chính khác mà em biết. - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1. Cảm nhận về cố đô Huế: https://tech12h.com/de-bai/qua-van-ban-ca-hue-tren-song-huong-trinh-bay-cam-nhan-cua-em-ve-co-do-hue-nhung-lan-dieu-ca 2. Những loại văn bản hành chính khác mà em biết là: + Giấy khai sinh + Giấy chứng nhận + Sơ yếu lí lịch + Các loại đơn: đơn xin phép nghỉ học, đơn xin vào học,..... + Bản cam kết, bản kiểm điểm, ..... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tập hát một làn điệu dân ca ở địa phương mình. 2. Chọn một trong các tình huống sau để viết thành một văn bản hành chính. a. Em bị mất thẻ học sinh/thẻ thư viện, đề nghị được cấp lại. b. Ban Giám hiệu nhà trường cần biết rõ kết quả đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của các khối lớp. c. Tập thể lớp muốn đề nghị thầy cô giáo chủ nghiệm tổ chức cho đi tham quan danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Đọc đoạn trích sau để hiểu thêm về ca Huế 2. Đọc bài ca dao nói về tên các phố cổ của Hà Nội và tìm hiểu tác dụng của biện pháp liệt kê sử dụng trong bài. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, ca huế trên sông hương, giáo án ca huế trên sông hương vnen 7, giáo án vnen ca huế trên sông hương

Giải bài tập những môn khác