Giáo án ngữ văn 7: Bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tiếng Việt:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
2. Kĩ năng
Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề: Ra quyết định lựa chọn cách chuyển đổi câu theo những mục đích giao tiếp của bản thân.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt:
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: trình bày suy nghĩ ý tưởng, trao đổi về cách chuyển đổi câu.
4. Thái độ
- Giáo dục hs ý thức nhận diện, vận dụng thực hành trong diễn đạt nói, viết.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Nêu công dụng của trạng ngữ? Tìm trạng ngữ trong những câu sau:
a) Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót du dương.
b) Để đến với những tác phẩm hay, tôi thường xuyên tới thư viện đọc sách.
Câu 1: ( 5đ)
- Công dụng của trạng ngữ:
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác
+ Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đ/v, bài văn được mạch lạc.
Câu 2: ( 5đ)
a, Buổi sáng, trên cây gạo đầu làng, bằng chất giọng thiên phú
b, Để đến với những tác phẩm hay
3. Bài mới (35’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
- GV: Chia lớp thành 2-4 nhóm, các nhóm thực hiện yêu cầu sau: Mỗi nhóm sẽ dựa vào tranh và đặt 2 câu
- HS thực hiện
- GV dẫn dắt: Trong cuộc sống và trong sách vở đôi khi ta gặp những câu văn đồng nhất về nội dung miêu tả song có những nét khác biệt nhau về hình thức hoặc chủ đề. Cách sử dụng các câu đó như thế nào và chuyển đổi ra sao -> Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu chủ động và câu bị động I. Câu chủ động và câu bị động
- GV: Cho HS đọc ví dụ (SGK- 27)
Thảo luận nhóm bàn - 3 phút
- HS; Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
- Nhận xét chéo, các nhóm khác bổ sung
- GV: Chốt kiến thức.
- GV: Em hãy xác định chủ ngữ của mỗi câu
a. Mọi người yêu mến em.
CN
b. Em được mọi người yêu mến.
CN
- GV đặt câu hỏi :
+ Em thấy ý nghĩa của chủ ngữ trong những câu trên khác nhau như thế nào?
+ ở câu a, CN “Mọi người” là chủ thể của hành động “yêu mến” hay “em” là chủ thể của hoạt động yêu mến?
+ ở câu b, CN “Em” có phải là chủ thể của hành động “ yêu mến” không ?
- HS: Về cấu tạo: Câu a được gọi là câu chủ động, câu b là câu bị động. (Máy chiếu gọi tên câu)
- GV: Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động?
- Câu chủ động: Có chủ ngữ chỉ người (vật) thực hiện một hành động hướng vào người (vật) khác.
- Câu bị động: Có chủ ngữ chỉ người (vật) được hành động của người (vật) khác hướng vào.
Đó chính là nội dung ghi nhớ.
- HS: Đọc ghi nhớ 1 (SGK- 57) Máy chiếu ghi nhớ 1.
- GV: Căn cứ vào cặp câu chủ động và bị động trong ngữ liệu, theo em, 1 câu chủ động thường có mấy câu bị động tương ứng? (1).
Tuy nhiên có trường hợp 1 câu chủ động có 2 câu bị động tương ứng: VD: Cậu tôi cho chị tôi cây bút máy -> Chi tôi được cậu tôi cho cây bút máy và Cây bút máy được cậu tôi cho chị tôi.
* Đưa bài tập nhanh -> HS hoạt động nhóm (3 nhóm lớn) – 3 phút .
Nhóm 1: Hãy xác định câu chủ động, bị động trong các câu sau.
a. Cô giáo khen Lan. (Chủ động)
b. Lan được cô giáo khen. (Bị động)
c. Con mèo vồ con chuột. (Chủ động)
d. Con chuột bị con mèo vồ. (Bị động)
e. Bố thưởng cho nó chiếc cặp da.(chủ động)
g. Nó được bố thưởng cho chiếc cặp da. (bị động
Nhóm 2, 3: Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau:
a. Người lái đò đẩy thuyền ra xa.
-> Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.
b. Mẹ rửa chân cho em bé.
-> Em bé được mẹ rửa chân cho.
c. Nhiều người tin yêu Bắc.
- > Bắc được nhiều người tin yêu.
? Từ các VD trên, em thấy câu bị động có đặc điểm gì về cấu tạo?
Tham gia cấu tạo câu bị động thường có các từ được, bị
* Lưu ý thêm cho HS:
- Cần phân biệt câu đặc biệt có bị (được) với câu bình thường cũng có từ bị (được)
ví dụ: - Cơm bị thiu.
- Tôi được đi chơi.
- Ông tôi bị đau chân.
*Khái quát: Ta đã biết thế nào là câu chủ động, câu bị động. Đây là cặp câu luôn đi đôi với nhau, tương ứng với nhau. Nghĩa là có thể đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì? -> 1. Phân tích ngữ liệu: a,b (sgk)
* Ý nghĩa của chủ ngữ
- VD a: Chủ ngữ “ Mọi người” là chủ thể thực hiện hành động “yêu mến” đối với “em” => Câu chủ động.
- VD b: CN “Em” chỉ đối tượng nhận được hành động “yêu mến” của mọi người => Câu bị động.
- Câu chủ động: Có chủ ngữ chỉ người (vật) thực hiện một hành động hướng vào người (vật) khác.
- Câu bị động: Có chủ ngữ chỉ người (vật) được hành động của người (vật) khác hướng vào.
2. Ghi nhớ 1: (SGK- 57)
Chú ý:
- Câu chủ động và câu bị động luôn đi với nhau (có thể đảo kiểu câu).
- Câu không thể đảo được là câu bình thường.
- Câu bị động thường có từ bị và được.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- GV: Đưa ra ngữ liệu.
- HS: Đọc VD (SGK- 57)
- GV: Trong hai câu a, b câu nào là câu chủ động? Câu nào là câu bị động?
Câu a: Câu chủ động.
Câu b: Câu bị động.
- GV: Em sẽ chọn câu nào để điền vào chỗ có dấu (…) trong đoạn trích đó. Vì sao em lại chọn câu b (câu bị động) mà không chọn câu a (câu chủ động)?
Vì câu trước đó đã nói về Thuỷ thông qua chủ ngữ “em tôi”, dùng câu sau tiếp tục nói về Thuỷ thông qua chủ ngữ “em” sẽ hợp logic và dễ hiểu hơn, nó tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn.
* Đưa tiếp ví dụ: ( BP)
Hai đoạn văn có nội dung giống nhau nhưng một đọạn dùng câu bị đông, 1 đoạn dùng câu chủ động.
a. Nó đã làm một chiếc đèn lồng rất đẹp. Chiếc đèn lồng ấy được các bạn trong lớp rất thích. (Câu bị động)
-> b. Nó đã làm một chiếc đèn lồng rất đẹp. Các bạn trong lớp rất thích chiếc đèn lồng ấy.
(Câu chủ động)
- GV: Trong hai đoạn văn trên, đoạn văn nào có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu hơn?
Đoạn văn a – dùng câu bị động.
- GV: Qua việc phân tích các ví dụ trên em thấy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc ngược lại) trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì?
- Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn cho mạch lạc, thống nhất.
- HS: Đọc ghi nhớ 2 (SGK- 58)
Câu văn như cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thay đổi thì câu văn cũng phải luôn luôn thay đổi để thoả mãn nhu cầu giao tiếp của con người, trong đó việc chuyển đổi các cặp câu chủ động, bị động tương ứng là một trong những cách góp phần làm cho việc giao tiếp trở nên sinh động và có hiệu quả hơn.
- GV lưu ý: Không phải mọi câu đều có thể chuyển đổi thành câu bị động và ngược lại. VD: Nó vào nhà. (không thể nói: Nhà được/bị nó vào).
=> Khi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động cần lưu ý tùy trường hợp, tránh nhầm lẫn câu chủ động (với đặc điểm đã nêu) với những câu biểu thị những hoạt động có chủ ý, chủ tâm.
VD:
- Nó định về quê (chủ ngữ chưa thực hiện hoạt động).
- Nó chủ tâm đánh thằng bé. (không chuyển được)
=> những câu trên là câu bình thường. câu chủ động chỉ được xác định trong đối lập với câu bị động tương ứng.
=> cách chuyển đổi cụ thể như thế nào -> tiết 2
- GV: Bài học có mấy đơn vị kiến thức cần nắm. ( 2 đơn vị)
- HS đọc lại ghi nhớ của 2 phần. 1. Phân tích ngữ liệu: Đoạn trích sgk.
- Điền vào chỗ có dấu ba chấm: Câu b
-> Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn.
2. Ghi nhớ 2: (SGk- 58)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
- HS: Đọc bài tập sgk và xác định yêu cầu: Tìm câu bị động và giải thích lí do.
- GV: chia Hs 3 tổ thảo luận trả lời.
=> hướng dẫn hs: Tìm câu bị động cần căn cứ vào đặc điểm của kiểu câu này là có chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động nêu trong câu.
- HS đại diện trả lời -> nhận xét chéo.
- GV: Mục đích của bài tập trên?
- GV: Nêu yêu cầu bài tập: Đặt 1 câu chủ động -> chuyển thành câu bị động và ngược lại. III. Luyện tập
- Câu bị động: Có khi được trưng bày...
Tác giả mấy vần thơ...
-> Tác giả chọn cách viết như vậy để: Tạo sự liên kết giữa các câu, làm cho việc triển khai chủ đề được liền mạch; tránh lặp lại từ ngữ, kiểu câu đã dùng trước.
Bài tập bổ sung: Đặt câu
Gió làm lật thuyền.
Thuyền bị gió làm lật.
Lan được cô giáo khen.
Cô giáo khen Lan.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng hiện tượng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Yêu cầu: HS hoàn thành ra phiếu.
GV thu 10 phiếu chấm và trả sau.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
1. GV mở rộng kiến thức : câu chủ động, câu bị động
2. GV: Đưa thêm bài tập “Trò chơi tiếp sức tìm câu chủ động, bị động” (Đưa thêm vào phần luyện tập)
Chia lớp thành 3 nhóm. Thời gian: 5’
Cách chơi: 1 người đặt câu chủ động
1 người đặt câu bị động tương ứng
Đánh giá: Đội nào tìm được nhiều câu chủ động, bị động chính xác -> Đội đó thắng.
4. Hướng dẫn HS về nhà (2’)
* Đối với bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành bài tập
- Tập đặt câu chủ động, câu bị động.
* Đối với bài mới:
Chuẩn bị bài mới: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ Đức tính giản dị của Bác được thể hiện ở những phương diện nào?
+ Nêu luận điểm chính của bài viết? Tìm hiểu trình tự lập luận của bài viết?
+ Tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, giáo án chi tiết bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, giáo án 5 bước bài Thêm trạng ngữ cho câu, giáo án 5 hoạt động Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động