Giáo án vnen bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Ngày soạn: …/…/20/… Ngày dạy:…/…/ 20… BÀI 17: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức  Học sinh hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.  Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng:  Đọc và phân tích (nghĩa đen, nghĩa bóng ) tục ngữ.  Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3.Thái độ:  Yêu và biết vận dụng tục ngữ trong nói và viết hằng ngày.  Yêu thích để tìm hiểu về văn nghị luận và việc sử dụng văn nghị luận trong cuộc sống. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực  Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.  Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tìm hiểu thêm câu tục ngữ, bảng phụ… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu 1: Hãy liệt kê những văn bản đã học ở chương trình ngữ văn lớp 7 tập 1 chương trình VNEN? Trong những tác phẩm đó, em thích nhất tác phẩm nào, vì sao? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh kết nối vào bài học mới. - Phương pháp: hoạt động nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? ? Mỗi nhóm sắp xếp các câu sau vào các thể loại thích hợp và lí giải vì sao lại xếp như thế. -HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. Tục ngữ: c, d, e Ca dao: a, b, g, h Lý giải: + Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân ta vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày… + Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học…. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: - Gv cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Các câu tục ngữ cần đọc với giọng như thế nào? Hãy thể hiện văn bản bằng giọng đọc đó. ? Chú thích nào cần chú ý? - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản - Giọng đọc: nhẹ nhàng, tình cảm, đầy yêu thương… - Chú thích: sgk Hoạt động 1: - GV cho hs hoạt động cặp tìm hiểu mục 2a,b. - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Thế nào là tục ngữ? ? Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Khái quát nội dung những câu tục ngữ đó? ? Hoàn thành phiếu bài tập - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 2c, d. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Dưới đây là những ý kiến nhận xét của bạn học sinh về đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ… ? Từ hoạt động đọc hiểu trên hãy tìm hiểu hiểu biết của em về tục ngữ (chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất) bằng cách điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống thích hợp: 2. Tìm hiểu văn bản - Khái niệm tục ngữ: (sgk) a. Có thể chia thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu. + Từ câu 1 đến 4 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên. + Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về lao động sản xuất. b. Phiếu bài tập : xem tại đây c. + Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn – đồng ý + Thường có vần, ít nhất là vần lưng – đồng ý + Các vế thường được đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức – đồng ý + Thường sử dụng hình thức đối đáp – không đồng ý + Lập luận khá chặt chẽ, ý/ vế - đồng ý. d. (1) ngắn gọn (2) vần (3) nhịp điệu (4) hình ảnh (5) kinh nghiệm (6) tương đối Hoạt động 1: - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV giao nhiệm vụ cho hs thực hiện yêu cầu mục 3a. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các hs, tiếp cận những hs cần giúp đỡ. ? Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây không? ? Gặp các vấn đề câu hỏi đó người ta thường viết/nói bằng các kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện không? Vì sao? ? Để thuyết phục người đọc người nghe về những vấn đề trên(hay để trả lời những câu hỏi ấy), trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình nguười ta thường sử dụng các văn bản như xã luận, bài bình luận....Hãy kể tên một số kiểu văn bản khác mà em biết ? - GV mời đại diện 1 số hs trình bày. Các bạn còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 3b. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Thế nào là văn bản nghị luận? ? Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích gì? ? Để thực hiện mục đích ấy, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiến nào? ? Để các ý kiến trên có sức thuyết phục với người đọc, tác giả đã nêu lên những lí lẽ cụ thể nào? ? Từ văn bản trên em hãy rút ra đặc sắc chính của một bài văn nghị luận? - Gv mới nhóm đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về văn nghị luận (1) Trong cuộc sống em thường gặp. (2) Gặp các vấn đề câu hỏi đó người ta không thường viết/nói bằng các kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện mà phải dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận với phương thức lập luận chặt sẽ, giải thích đúng sai, bàn luận rõ ràng mạch lạc sẽ giúp ta giải quyết thỏa đáng vấn đề đặt ra. (3) Một số kiểu văn bản khác mà em biết : Xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các bài nghiên cứu, phê bình, hội thảo khoa học, trao đổi về học thuật trên các báo và tạp chí chuyên ngành... - Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. (1) Mục đích : Chống giặc dốt (nạn thất học). (2) Những ý kiến được nêu ra: + Trong thời kì Pháp trị mọi người đều bị thật học để chúng cai trị. + Chỉ cho mọi người thấy được lợi ích của việc học + Kêu gọi mọi người học chữ. (3) Những lí lẽ: - Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng 8 + Chính sách ngu dân + 95% số dân thất học - Những điều kiện cần phải có để người dân xây dựng nước nhà + Nâng cao dân trí + Mọi người dân VN phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thức... - Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học + Người biết chữ dạy cho người chưa biết + Người chưa biết chữ thì gắng sức mà học cho biết + Phụ nữ lại càng cần phải học. (4) Đặc sắc của bài văn nghị luận : + Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận. + Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. + Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không? - HĐ : cặp yêu cầu mục 4/92, 93 - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan. - KT: động não, trình bày 1 phút - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các cặp, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Các từ in đậm trong những câu sau đây vi phạm những chuẩn mực sử dụng từ ngữ nào: (sgk) ? Hãy thay những từ in đậm trên bằng những từ ngữ thích hợp. - GV mời h/s đồng loạt chia sẻ trong 1 phút và góp ý kiến chốt kiến thức -GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về chuẩn mực sử dụng từ a. Lỗi sai : - tập tẹ: sai âm, chính tả. - Sáng sủa: sai nghĩa. - ăn mặc: không đúng tính chất ngữ pháp - lãnh đạo: dùng từ không đúng sắc thái biểu cảm - khả ái: lạm dụng từ Hán Việt b. Thay từ: Tập tẹ -> tập tọe Sáng sủa -> tươi đẹp Ăn mặc -> trang phục Lãnh đạo -> cầm đầu Khả ái -> xinh xắn HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1 - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: (1) Các câu a),b),c) phản ảnh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy cho đến nay còn giá trị không? Vì sao? (2) Các câu d) e) g) truyền đạt kinh nghiệm gì của nhân dân lao động sản xuất? (3) Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật gì của tục ngữ được thể hiện như thế nào trong các câu trên? Tác dụng ( hiệu quả) biểu hiện của chúng là gì? - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2 - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Có ý kiến cho rằng: tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học),... - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Gv cho h/s làm bài tập 3 - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: a. Trong văn bản trên, tác giả đưa ra ý kiến quan điểm gì? b. Để thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? c. Theo em, bài viết có nhầm góp phần giải quyết vấn đề trong thực tế không? Vì sao? - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. (1) Những kinh nghiệm được phản ánh qua từng câu tục ngữ: a. Kinh nghiệm nhìn trăng dự đoán thời tiết nắng mưa. b. Kinh nghiệm dự báo thời tiết thông qua nhìn cầu vồng mắc từ đông sang tây thì dễ có khả năng mưa to, bão bùng. c. Kinh nghiệm trong trồng trọt, thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng. => Các câu trên đến nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thực tiễn của nó trong cuộc sống giúp con người ta dễ dàng xác định, dự đoán được thời thiết, thời vụ thích hợp, nuôi trồng đánh bắt được tốt nhất. (2) Các câu truyền đạt những kinh nghiệm trong lao động: d. Kinh nghiệm thời vụ mùa màng trồng trọt. Tháng hai phù hợp để bắt đầu vụ mùa trồng cà còn tháng ba phù hợp cho người nông dân trồng đỗ. e. Kinh nghiệm trong việc nuôi tằm và nuôi lợn. Nuôi lợn ăn cơm nằm chỉ việc nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm. Nuôi tằm ăn cơm đứng chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa cơm cũng không có, mà phải "ăn cơm đứng" mà túc trực, nếu để tằm đứt bữa hoặc thiếu ăn thì chất lượng kém, rất thấp hoặc có thể chúng sẽ chết hàng loạt g. Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá. (3) Đặc điểm về hình thức nghệ thuật gì của tục ngữ: - Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ gồm số lượng từ không nhiều. - Thường có vần, nhất là vần lưng: Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần lưng - Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. => Tác dụng: Khiến câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, gần gũi đưa những kinh nghiệm mà ông cha tích lũy được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, là bài học kinh nghiệm quý báu trong lao động và sản xuất giúp thế hệ sau vận dụng vào thực tiễn. 2. Xem tại đây: https://tech12h.com/de-bai/co-y-kien-cho-rang-tuc-ngu-la-su-duc-ket-nhung-kinh-nghiem-cua-dan-gian-trong-qua-khu-khi-con a. Trong văn bản trên, tác giả đưa ra ý kiến, quan điểm: cần chống lại những thói quen xấu và tạo những thói quen tốt trong đời sống xã hội. b. Những lí lẽ mà tác giả đưa ra: + Có thói quen xấu và thói quen tốt + Có người biết phân biệt tốt xấu và biết cách hình thành nên thói quen sẽ rất khó bỏ. + Tạo được thói quen tốt là rất khó nhưng nhiễm thói quen xấu là rất dễ. - Dẫn chứng kèm theo: + Thói quen tốt: luôn dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách,... + Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trận tự, mất vệ sinh, gạt tàn thuốc lá lung tung, vứt rác bừa bãi ra nhà, vứt cốc vỡ chai vỡ ra đường khiến người khác dẫm phải bị thương,.. c. Theo em, bài viết có nhầm góp phần giải quyết vấn đề về thói quen sống trong thực tế khiến chúng ta suy nghĩ việc từ bỏ những thói quen xấu hình thành những thói quen tốt. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tìm hiểu ca dao, tục ngữ ở địa phương nơi em sinh sống. Sắp xếp các câu sưu tập được theo thứ tự từng thể loại( ca dao, tục ngữ) và theo chủ đề. 2. Văn bản sau là văn bản tự sự hay nghị luận? Vì sao? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tìm thêm các văn bản văn nghị luận đọc, tập bình luận một vấn đề nào đó( 1 trận kéo co, 1 trận bóng đá, một cảnh đẹp nào đó em biết hoặc xem qua ti vi, báo đài...) 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, giáo án tục ngữ thiên nhiên vnen 7, giáo án vnen lao động sản xuất

Giải bài tập những môn khác