Giáo án ngữ văn 7: Bài Từ trái nghĩa

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Từ trái nghĩa. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm từ trái nghĩa. - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết được từ trái nghĩa trong văn bản. - Vận được cách sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ Học sinh có ý thức tìm hiểu, sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả. Tích hợp kĩ năng sống - Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ trái nghĩa. Tích hợp giáo dục đạo đức: - Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) GV chiếu ví dụ kiểm tra bài cũ: Cho câu ca dao sau: “ Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Câu hỏi: Tìm từ đồng nghĩa với từ đùm bọc trong câu ca dao trên? Giải thích lí do? HS trả lời. GV đánh giá, cho điểm Đáp án: Đồng nghĩa với đùm bọc là che chở vì hai từ này nghĩa như nhau. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh h­íng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút - Sử dụng ví dụ của phần kiểm tra bài cũ, GV gợi ý dẫn dắt vào bài mới. ? Từ “lành và rách” có phải cặp từ đồng nghĩa không? Vì sao? Không vì nghĩa của 2 từ này không giống nhau mà nghĩa trái ngược nhau. - Dẫn dắt: Nói cách khác đây là cặp từ trái nghĩa, hai cặp từ này ở tiểu học các em đã được tìm hiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về từ trái nghĩa và cách sử dụng chúng, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (14’) - Môc tiªu: HS n¾m ®­îc Thế nào là từ trái nghĩa,cách sử dụng từ trái nghĩa - Thêi gian: 20’ - Ph­¬ng ph¸p: ThuyÕt tr×nh, vÊn ®¸p, th¶o luËn - KÜ thuËt: Kh¨n tr¶i bµn, PHT, ®éng n·o Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm khái niệm từ trái nghĩa. I. Thế nào là từ trái nghĩa 1. Phân tích ngữ liệu - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm. - GV Chiếu bản dịch thơ, yêu cầu HS đọc. - HS quan sát máy chiếu và đọc ngữ liệu và tháo luận nhóm bàn. - Hình thức : nhóm bàn. - Yêu cầu : Hoàn thành nội dung 1, 2 PHT. - GV giao nhiệm vụ : Tìm những cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch thơ và cho biết sự trái ngược về nghĩa của các cặp từ này dựa trên cơ sở nào ? - Thời gian : 3’ - GV gợi ý : Khi so sánh bất kì vấn đề gì chúng ta hay dựa vào một tiêu chí. Ví dụ : Khi cô nói : Bạn Quyên cao hơn bạn Ngà, tức là so sánh trên tiêu chí chiều cao. Áp dụng vào câu hỏi, em hãy hoàn thành nội dung 1, 2 trong phiếu học tập của mình. Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Phiếu học tập số 2. Văn bản Cặp từ trái nghĩa Cơ sở so sánh Tác dụng Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Làm việc nhóm, đại diện nhóm báo cáo -> Nhóm khác nhận xét. Đưa ra đáp án : Văn bản Cặp từ trái nghĩa Cơ sở so sánh Tác dụng Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẩng - cúi Khác nhau về hoạt động Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Trẻ - già Khác nhau về tuổi tác Đi – trở lại Khác nhau về sự di chuyển - GV nhận xét : Như vậy, những cặp từ ngẩng – cúi, trẻ - già, đi – trở lại được coi là cặp từ trái nghĩa. - GV: Thế nào là từ trái nghĩa ? - HS đọc lại khái niệm. - Chiếu bài tập nhanh trên máy chiếu: - GV: Tìm từ trái nghĩa trong văn bản sau : Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời. Lành >< rách. Chiếu Ví dụ 1: - GV: Tìm từ trái nghĩa với từ lành trong các trường hợp sau : 1. Món ăn lành. 2. Quần áo lành. 3. Tính lành 4. Bát lành. Làm việc cá nhân : 1. Món ăn lành >< Món ăn độc 2. Quần áo lành >< Quần áo rách 3. Tính lành>< Tính ác. 4. Bát lành>< bát vỡ. Như vậy chúng ta thấy từ lành ở mỗi trường hợp lại có nghĩa khác nhau và đồng thời ở mỗi trường hợp chúng ta lại tìm được những từ trái nghĩa khác. Chiếu Ví dụ 2 : - GV: Tìm từ trái nghĩa với từ rau già, cau già ? Rau non, cau non. - GV: Cặp từ trái nghĩa đó được xác lập trên cơ sở chung nào ? Nêu tính chất của sự vật. - GV: Qua ví dụ trên em rút ra kết luận gì về từ già và từ lành ? Già, lành là từ nhiều nghĩa. - GV: Với từ nhiều nghĩa thì hiện tượng từ trái nghĩa với nó có đặc điểm gì ? Trình bày : Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - GV chuẩn kiến thức, ghi bảng. L¬ưu ý: Khi xem xét từ trái nghĩa phải dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nào đó hoặc phải đặt chúng trong một văn cảnh cụ thể. Vậy làm thế nào để sử dụng từ trái nghĩa hiệu quả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần 2. 2. Nhận xét - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. => Ghi nhớ (SGK-128) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng từ trái nghĩa. II. Sử dụng từ trái nghĩa - GV: Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất của thơ Đường. Tạo ra phép đối và các hình ảnh đối lập tương phản. - GV: Yêu cầu HS hoàn thành phần phiếu HT còn lại. Nội dung : Phân tích tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch thơ. Thời gian : 2’ - HS : Hoàn thành phiếu, đại diện báo cáo. - GV gợi ý: - GV: Nhắc lại hoàn cảnh sáng tác của bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ? - Lí Bạch xa quê. - Hạ Tri Chương xa quê từ lúc còn trẻ, già trở về quê nhà 1. Phân tích ngữ liệu GV công bố đáp án: Văn bản Cặp từ trái nghĩa Cơ sở so sánh Tác dụng Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẩng - cúi Khác nhau về hoạt động Tạo ra phép đối và hình tượng tương phản làm nổi bật tình yêu quê h¬ơng tha thiết của nhà thơ. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Trẻ - già Khác nhau về tuổi tác Tạo ra phép đối -> khái quát quãng đời xa quê, nêu cảnh ngộ biệt li của tác giả. Giúp cho câu thơ nhịp nhàng, cân xứng. Đi – trở lại Khác nhau về sự dịch chuyển - GV: Chiếu ngữ liệu, yêu cầu HS đọc ngữ liệu. - GV: Trong hai cách nói sau, cách nói nào gây ấn tượng và sinh động hơn ? a. Bạn Hoài thỉnh thoảng hay nghỉ học. b. Bạn Hoài đi học cứ buổi đực buổi cái. Cách B ấn tượng và sinh động hơn. - GV: Việc sử dụng cặp từ trái nghĩa có tác dụng gì ? - HS : Trình bày. - GV: Chuẩn kiến thức, ghi bảng. Bài tập nhanh - GV: Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, tìm từ trái nghĩa và phân tích tác dụng của từ trái nghĩa đó ? Từ trái nghĩa : nổi – chìm, rắn – nát => số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Chiếu ngữ liệu : - GV: So sánh hai cách nói: TH1: Cái áo này giá cao. Cái áo này hạ giá. TH2: Anh ấy có trình độ cao. Anh ấy có trình độ hạ. TH2: không nên dùng từ hạ ở câu 2 -> thay: thấp. - GV: Em rút ra kết luận gì khi sử dụng từ trái nghĩa? Nắm được chính xác nghĩa của từ mới dùng tùy thuộc vào văn cảnh. Vận dụng lưu ý, em hãy tìm cặp từ trái nghĩa với các từ in đậm trong cụm từ : Tươi : cá tươi, hoa tươi. Yếu : ăn yếu, lực học yếu. Trình bày cá nhân : Tươi : Cá tươi >< cá ươn. Hoa tươi>< hoa héo. Yếu : ăn yếu>< ăn khỏe. Lực học yếu>< lực học giỏi. 2. Nhận xét Tác dụng: + Tạo phép đối + Tạo hình ảnh t¬ương phản + Gây ấn t¬ượng mạnh + Lời nói thêm sinh động. => Ghi nhớ (SGK-128) Lưu ý : Cần phải nắm đ-ợc từ trái nghĩa thì mới sử dụng từ đ¬ược chính xác. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Môc tiªu: - Giúp học sinh vận dụng lí thuyết làm bài tập về từ trái nghĩa - Thêi gian: 18’ - Ph­¬ng ph¸p: ThuyÕt tr×nh, vÊn ®¸p, th¶o luËn - KÜ thuËt: Kh¨n tr¶i bµn, PHT, ®éng n· Hoạt động 3 : Hướng dẫn Luyện tập III. Luyện tập - GV yêu cầu: - Bài tập 1, 2 các em đã được thực hành làm một số ý, phần còn lại các em sẽ hoàn thành ở nhà. - Định hướng : chúng ta tập trung vào bài tập 3, 4. Bài tập 1 Bài tập 2 - GV: Chiếu yêu cầu BT. - HS : Trả lời nhanh. - Giải thích một số thành ngữ : - Chân cứng đá mềm : thành ngữ tả sức lực dẻo dai, khoẻ mạnh, vượt qua được mọi gian lao, trở ngại (thường dùng trong lời chúc người đi xa). - Mắt nhắm mắt mở: thời điểm này nghĩa đen chỉ người vừa mới ngủ dậy,chưa tỉnh táo hoàn toàn.nghĩa bóng chỉ người hồ đồ,nhìn nhận sự vật sự việc không rõ ràng minh bạch. Bài tập 3 - mềm - lại - ngõ - mở - ngửa - phạt - khinh. - GV: Chiếu bài tập (Bài tập này HS đã làm ở nhà) - Gọi HS nhắc lại yêu cầu của bài. - GV: Nhắc lại yêu cầu viết đoạn văn. - GV: Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm, trưng bày. Chọn 1 đoạn văn để HS nhận xét, các đoạn văn khác GV chấm và trả sau. - GV: Nhận xét về hình thức và nội dung đoạn văn => cho điểm. - GV: Sửa chữa, cho điểm, đưa ra 1 đoạn văn tham khảo. Bài tập 4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. - Thời gian: 5 phút . - Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc. - Kỹ thuật: Động não, hợp tác, bản đồ tư duy.... - GV: Đặt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa: Thành công – thất bại - GV: Gợi ý - Để có được thành công, tôi đã trải qua rất nhiều lần thất bại. - GV: Yêu cầu học sinh ghép các miếng ghép có chứa các từ khóa sau để tạo thành một cặp từ trái nghĩa : Sử dụng miếng ghép Puzzle có ghi tên các từ Ghê gớm, tươi tốt, trắng bóc, vui vẻ, nhanh nhẹn, hiền lành, héo úa,đen thui, cau có, chậm chạp, hung dữ - Hs quan sát và lên bảng ghép HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ: Luật chơi: nhìn hình ảnh và tìm thành ngữ tương ứng. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ giành chiến thắng. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) - Đối với bài cũ - Hoàn chỉnh các bài tập sgk, sách bài tập Ngữ văn. - Tìm các thành ngữ, tục ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa, phân tích tác dụng của cặp từ trái nghĩa đó. - Đối với bài mới Chuẩn bị bài: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người + Nêu các bước làm văn bản biểu cảm? + Chuẩn bị dàn ý của đề số 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Từ trái nghĩa, giáo án chi tiết bài Từ trái nghĩa, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Từ trái nghĩa, giáo án 5 bước bài Từ trái nghĩa

Giải bài tập những môn khác