Giáo án ngữ văn 7: Bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Văn bản CA DAO, DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm ca dao dân ca - Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình. - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình. 3. Thái độ - Xây dựng tình cảm tốt đẹp trong mỗi gia đình 4. Năng lực - Năng lực chung: trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học; năng lực phân tích ngôn ngữ, giao tiếp ... - Năng lực chuyên biệt: làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân; giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Đọc sáng tạo, vấn đáp, đàm thoại, giảng bình. - Động não, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, thảo luận cặp đôi. III. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi SGKvà hướng dẫn của GV. - Học thuộc lòng các bài ca dao trong SGK, sưu tầm thêm 1 số bài ca dao cùng loại. IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - GV nêu câu hỏi: Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả Khánh Hoài muốn nói với người đọc điều gì? - HS lên bảng trả bài, GV nhận xét *Yêu cầu - Là câu chuyện những đứa con nhưng lại gợi cho người làm cha làm mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc. 3. Bài mới (35 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: cho HS ghi lại những bài ca dao có hình ảnh người thân: ông bà, cha mẹ, anh chị mà em biết Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi gọi gia đình, nơi ấy dù đơn sơ giản dị vẫn mang đến cho những người con như chúng ta nguồn sức mạnh to lớn, nơi nghỉ ngơi hay niềm an ủi động viên, nơi nuôi ta lớn lên hay nơi sản sinh ra nguồn động lực để học tập, làm việc. Cũng vì tầm quan trọng ấy mà tình cảm gia đình xuất hiện rất sớm, từ lời ru ầu ơ của bà của mẹ, trong điệu hò điệu lí hay trong ca dao dân ca. Chính nhờ lớn lên trong tình yêu gia đình, tình cảm ấy như mạch chảy xuyên suốt, mạnh mẽ mà tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu “ca dao dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình” HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu khái niệm ca dao, dân ca - GV yêu cầu HS Qua chú thích */35, em hiểu thế nào là ca dao, dân ca? - HS dựa chú thích SGK trả lời - GV nhận xét, bổ sung: + Nội dung ca dao, dân ca chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm trong tâm hồn của con người (tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu nam nữ, tình bạn, tình vợ chồng, than thân trách phận...). Tình cảm gia đình là 1 trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam. + Thường sử dụng nhiều biện pháp tu từ, phép lặp hình ảnh, từ ngữ; lời ca dao thường ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ (2- 4 dòng) + Là mẫu mực về tính hồn nhiên, cô đúc, sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. (GV nêu rõ: trong chùm bài ca dao, dân ca: những câu hát về tình cảm gia đình, chỉ tìm hiểu bài ca dao 1 và 4, còn bài 2 và 3 đọc thêm ở nhà) Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản * Bước 1: GV đặt câu hỏi: Theo em cần đọc với giọng như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, chuẩn KT + Giọng dịu nhẹ, chậm êm, tha thiết, tình cảm + Chú ý nhịp 4/4 hoặc 2/2/2/2 - GV đọc mẫu 1 bài gọi 2-3 em đọc tiếp, lớp nhận xét, sửa - GV: chú thích tìm hiểu trong quá trình phân tích văn bản. - GV tiếp tục hỏi: Hai bài ca dao này đề cập đến những nội dung nào? - HS đọc lại 2 bài ca dao và trả lời - GV chốt lại: 2 nội dung: + T/c của con đối với cha mẹ (B1) + T/c anh em (B4) - GV yêu cầu: Em có nhận xét gì về hình thức, thể thơ của hai bài ca dao? - HS trả lời - GV nhận xét, chuẩn KT + 2 bài ngắn. + Thể thơ: lục bát. * Bước 2: HS đọc bài ca dao 1 - GV nêu câu hỏi: Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về việc gì? - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn KT + Lời mẹ nói với con qua điệu hát ru. + Nói với con về: công lao của cha mẹ và bổn phận của con trước công lao ấy. - GV hỏi tiếp: Công lao trời biển của cha mẹ được diễn tả qua những hình ảnh, chi tiết nào? - HS trả lời - GV nhận xét, chuẩn KT + Công cha - núi ngất trời + Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông. - GV đặt câu hỏi: Em hiểu gì về hình ảnh “núi ngất trời" và "nước ở ngoài biển Đông”? - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn KT: + Núi ngất trời là núi cao chọc trời, cao ngất đến 9 tầng mây xanh. + Nước ở ngoài biển Đông thì bao la, mênh mông không kể xiết. - GV tiếp tục hỏi: Như vậy, để diễn tả công lao trời biển của cha mẹ tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT -> Phép so sánh, đối xứng đặc sắc - GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách dùng hình ảnh so sánh ở đây? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT -> Hình ảnh so sánh cụ thể, phù hợp: lấy cái to lớn mênh mông, vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Chỉ có những hình ảnh to lớn vĩ đại ấy mới diễn tả hết công lao tình cảm to lớn của cha mẹ đối với con - GV đặt câu hỏi: So sánh như vậy nhằm khẳng định điều gì về công lao của cha mẹ? - HS liên hệ trả lời - GV nhận xét bình giảng: bài ca dùng lối ví quen thuộc của ca dao để biểu hiện công cha, nghĩa mẹ, lấy cái to lớn mênh mông, vĩnh hằng của tự nhiên làm hình ảnh so sánh. Những hình ảnh ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời, núi cao, biển rộng…). Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng, vĩnh hằng ấy mới diễn tả với công ơn, sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng… không thể nào đo đếm được cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với con cái. Cuối bài ca dao là một lời nhắn nhủ: “Núi cao...cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”. - GV tiếp tục hỏi: Em hiểu “cù lao 9 chữ” như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn KT - > Là những công lao to lớn khó nhọc của cha mẹ đối với con cái như sinh đẻ, nuôi nấng, dậy bảo… - GV yêu cầu nêu: Cảm nhận của em về ngôn ngữ, giọng điệu ở câu cuối bài ca dao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT -> Giọng điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình. - GV hỏi: Ẩn chứa trong đó là lời nhắn nhủ nào tới những người làm con? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT -> Phải biết ơn, hiếu thảo và đền đáp công cha nghĩa mẹ. - GV yêu cầu: Hãy tìm 1 số câu ca dao khác cùng chủ đề? - HS suy nghĩ trả lời - Gợi ý + Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra… + Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang (GV: công cha, nghĩa mẹ vô cùng to lớn, mãi mãi không cùng. Làm con phải thấm thía sâu sắc công ơn trời biển ấy và sống sao cho tròn đạo hiếu. Lời khuyên ẩn chứa trong bài ca dao ấy nhẹ nhàng, giản dị nhưng cũng thật thấm thía, sâu sắc) * Bước 3: HS đọc bài 4 - GV đặt câu hỏi: Theo em, lời trong bài ca dao là lời của ai nói với ai? Về điều gì? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, chuẩn KT Có thể hiểu: + Lời người trên nói với con cháu. + Lời của anh em nói với nhau. Là tiếng hát về tình cảm gắn bó của anh em trong gia đình. - GV hỏi tiếp: Tình cảm anh em trong một gia đình được diễn tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? - HS dựa vào VB trả lời - GV chuẩn KT + Nào phải người xa. + Cùng chung bác mẹ + Một nhà cùng thân - GV hỏi: Em hiểu như thế nào về những từ ngữ: người xa, bác mẹ, cùng thân? - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn KT: Người xa: người xa lạ; bác mẹ: bố mẹ; cùng thân: ruột thịt -> từ ngữ chỉ sự gắn kết thống nhất. - GV mở rộng: Từ đó em đánh giá như thế nào về tình cảm anh em? - Hs suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Anh em không phải người xa lạ. Anh em là hai nhưng lại là một: cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà. - GV hỏi: Tình cảm anh em còn được thể hiện ở chi tiết nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Như thể tay chân -> đưa những bộ phận (tay, chân) của con người mà so sánh, nói về tình nghĩa anh em. - GV tiếp tục hỏi: Hình ảnh so sánh “như thể tay chân” diễn tả điều gì? - HS suy nghĩ trả lời, Gv chuẩn KT -> Tình cảm gắn bó thiêng liêng, không thể tách rời của tình anh em. - GV hỏi: Tình anh em gắn bó còn có ý nghĩa như thế nào trong lời ca “Anh em.... vầy”? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT -> Anh em gắn bó đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ. - GV đặt câu hỏi: Bài ca còn nhắc nhở ta điều gì qua câu cuối? ¬- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT -> Nhắn nhủ anh em phải biết đoàn kết, thương yêu, nhường nhịn, giúp đỡ nhau. (GV: bài ca đề cao tình anh em, đề cao truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. Tình cảm ấy sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ, gia đình. Từ tình cảm ấy chúng ta mới có thể hướng tới những tình cảm rộng lớn, cao đẹp hơn như tình yêu quê hương, đất nước, đồng chí, đồng bào, lòng nhân ái, vị tha) - GV yêu cầu: Hãy tìm những câu ca dao khác cùng chủ đề? - HS suy nghĩ trả lời ( VD: Anh em như chân với tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.) - GV tiếp tục yêu cầu: Liên hệ thực tế ruột thịt trong gia đình hiện nay? Em sẽ làm gì cho mối quan hệ đó càng thêm tốt đẹp? - HS tự bộc lộ - GV định hướng + Nhiều gia đình vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp; có những gia đình có nhiều thế hệ sinh sống vẫn đảm bảo được hạnh phúc. + Một vài gia đình có con cái mắc tệ nạn xã hội, mối quan hệ máu mủ bị phá bỏ, sự xuống cấp về đạo đức của những đứa con -> trái đạo lí -> phải phê phán. * Bước 4: Tổng kết rút ra ghi nhớ - GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản (thể thơ, âm điệu, từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ) - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Thể thơ lục bát + Âm điệu tha thiết + Phép so sánh, đối xứng. + HS khái quát, GV chốt - GV đặt câu hỏi: Em cảm nhận được vẻ đẹp cao quý nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta qua hai bài ca dao? - HS liên hệ trả lời, GV chuẩn KT -> Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người. - HS khái quát, GV chốt. ¬- GV yêu cầu HS: đọc ghi nhớ I. Giới thiệu chung *Khái niệm về ca dao, dân ca - Dân ca: những sáng tác kết hợp lời và nhạc (những câu hát trong diễn xướng) - Ca dao: lời thơ của dân ca. - Nội dung: diễn tả đời sống nội tâm của con người. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc- chú thích 2. Thể thơ - Cùng chủ đề về tình cảm gia đình. - Bài thơ ngắn - Thể thơ: lục bát. 3. Phân tích 3.1. Bài ca dao 1 - Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cha mẹ và bổn phận của người làm con. + Công cha - núi ngất trời + Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông. -> Hình ảnh so sánh cụ thể =>khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. - "Cù lao 9 chữ ghi lòng con ơi !" -> Giọng điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình. => Lời khuyên thấm thía, sâu sắc về bổn phận trách nhiệm của con cái. 3.2. Bài ca dao 4 - Tiếng hát về tình cảm gắn bó của anh em trong gia đình. + Nào phải người xa. + Cùng chung bác mẹ + Một nhà cùng thân ->từ ngữ chỉ sự gắn kết thống nhất. =>Anh em là hai nhưng lại là một: cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà. - Như thể tay chân ->Hình ảnh so sánh diễn tả tình cảm gắn bó thiêng liêng, không thể tách rời của tình anh em. - Anh em… hai thân vui vầy. -> Nhắn nhủ anh em phải biết đoàn kết, thương yêu, nhường nhịn, giúp đỡ nhau. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát - Âm điệu tha thiết - Phép so sánh, đối xứng. 4.2. Nội dung - Ý nghĩa Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người. 4.3. Ghi nhớ (SGK/36) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm Câu 1. Ca dao, dân ca là gì? A. Khái niệm tương đương, chỉ các thể loại dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm con người. B. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn sướng C. Ca dao bao gồm những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau: Con người có cố, có ông Như cây có cội, như sông có nguồn A. Biện pháp nhân hóa B. Biện pháp so sánh C. Biện pháp ẩn dụ D. Biện pháp hoán dụ (→ Biện pháp so sánh để thể hiện nguồn gốc của con người cũng giống như cây, sông, các sự vật hiện hữu trong cuộc đời này đều có gốc gác, nguồn cội) Câu 3: Đọc câu ca dao sau đây: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Tâm trạng của người con gái trong câu ca dao trên là tâm trạng gì? A. Thương người mẹ đã mất. B. Nhớ về thời con gái đã qua. C. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ. D. Đau khổ cho thân phận mình Câu 4: Đọc những câu ca dao sau đây: Cậu cai nón dấu lông gà Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê. Những câu ca dao trên nằm trong bài ca dao nào? A. Những câu hát về tình cảm gia đình. B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước con người. C. Những câu hát than thân. D. Những câu hát châm biếm. Câu 5: Đọc những câu ca dao sau đây: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuồng ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. Hình ảnh con cò trong bài ca dao trên thể hiện điều gì về thân phận của người nông dân? A. Nhỏ bé, bị hắt hủi, sống cơ cực, lầm than. B. Gặp nhiều oan trái không bày giải được. C. Cuộc sống trắc trở, khó nhọc, đắng cay. D. Bị dồn nén đến bước đường cùng. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm GV liên hệ kiến thức với thực tế để HS được mở rộng kiến thức, liên hệ thực tế. GV yêu cầu HS: viết đoạn văn trình bày về suy nghĩ vai trò của tình cảm gia đình trong xã hội hiện nay HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - GV yêu cầu: Em hãy sáng tác một bài ca dao hoặc dân ca theo chủ đề vừa học? - HS sáng tác theo sự sáng tạo của mình. - GV nhận xét, cho điểm 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới * Đối với bài cũ - Học thuộc - nắm chắc nội dung, ý nghĩa hai bài ca dao - Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc. * Đối với bài mới: Chuẩn bị: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. + Đọc 4 bài ca dao, học thuộc + Trả lời các câu hỏi liên quan đến bài 1 và bài 4 trong Đọc - hiểu văn bản + Tìm 1 số bài ca dao có nội dung tương tự

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình, giáo án chi tiết bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Giải bài tập những môn khác