Giáo án ngữ văn 7: Bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Đọc thêm: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca) (Đỗ Phủ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Học sinh nắm được sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. - Hiểu giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người. - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của đỗ phủ, nhà thơ của những người nghèo, bất hạnh. - Thấy được vai trò và ý nghĩa của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt. - Rèn kỹ năng đọc- hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. 4. Thái độ - Giáo dục hs tình cảm yêu thương, sự chia sẻ với nỗi đau, bất hạnh của cộng đồng, có khát vọng cao cả. Kỹ năng sống: chia sẻ với nỗi đau của cộng động, đồng bào miền Trung lũ lụt. Tích hợp bảo vệ môi trường: Bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Sưu tầm tranh ảnh về Đỗ Phủ, các hình ảnh về thiên tai. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV: Đọc thuộc bài thơ "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê". Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? Yêu cầu: - Đọc thuộc lòng bài thơ. (5đ) - Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến gắn bó với quê hương của một người xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. ( 3đ) - Nghệ thuật: Ngôn ngữ Giảng dị, hình ảnh chân thực. (2đ) 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh h­íng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút - Giáo viên chiếu hình ngôi nhà tranh cho học sinh quan sát và hỏi: Nêu cảm nhận của em về ngôi nhà này? - HS: tồi tàn, gợi lên cuộc sống nghèo khổ, khốn khó, thậm chí nó giống một nhà kho, một cái...chuồng gà hơn là một ngôi nhà để sinh sống - Tiếp đến là hình ảnh Vạn Lí Trường Thành và hỏi hs cảm nhận về hình ảnh này? Kì vĩ, hoành tráng... - GV: Các em ạ, đất nước Trung Quốc được biết đến với những công trình xa hoa, đồ sộ, kì vĩ bậc nhất thế giới, thế nhưng đằng sau những hình ảnh hào nhoáng, hoành tráng đó là cuộc sống cơ cực, tăm tối, khốn khó, bất hạnh của biết bao người dân thấp cổ bé họng. "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ là một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống không lối thoát đó HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng Giảng, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Động não, giao việc Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm I. Giới thiệu chung - GV: Dựa vào phần chú thích SGK, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả? - HS trả lời, bổ sung - Bổ sung: Đỗ Phủ là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân, lo đời, ghét cường quyền bạo ngược. Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo dào dạt trong hơn 1400 bài thơ để lại, phản ánh tâm hồn cao đẹp của một “nhà thơ dân đen”. Cuộc đời của Đỗ Phủ trải qua nhiều bất hạnh: Công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cơm không đủ ăn, ốm đau không thuốc thang cơm cháo, nằm chết trên một chiếc thuyền rách nát nơi quê hương. 1. Tác giả : - Đỗ Phủ(712 - 770). - Nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc. - Thơ ông giàu tính hiện thực và nhân đạo. - GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Trả lời theo tài liệu đã chuẩn bị. 2. Tác phẩm - Sáng tác khoảng những năm cuối đời. - GV: Bổ sung: - Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được xếp vào trong số 100 bài thơ hay nhất của Đỗ Phủ. Ông viết bài thơ này vào những năm cuối đời mình. Năm 760 hay 761 được bạn bè giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một cái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía Tây Thành Đô, tỉnh Phú Xuyên nhưng chưa được bao lâu thì căn nhà đã bị gió mưa thu phá nát. Đỗ Phủ buồn rầu xúc cảm viết bài thơ này. - Cụ Nguyễn Du - Đại thi hào Việt Nam, trong một lần đi sứ sang Trung Quốc đã ghé thăm mộ Đỗ Phủ sống cách thời ông trên 1000 năm, Nguyễn Du xúc động viết: Văn chương nghìn đời, bậc thầy của nghìn đời. Giảng sinh khâm phục không lúc nào quên?. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản - GV: Hướng dẫn HS đọc: Giọng buồn bã, bất lực, chua xót (3 khổ đầu) khổ cuối giọng cao, tươi sáng hơn. - GV: Đọc mẫu một đoạn. Đọc 3 khổ đầu; 1 khổ sau- 1 HS đọc cả bài thơ. - GV: Giới thiệu luôn về thơ cổ thể (cổ phong): Thể thơ có trước đời Đường, là loại thơ tự do: Chỉ cần có vần, không phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về số câu, chữ niêm, luật, đối... 1. Đọc - chú thích - GV: Hãy xác định bố cục bài thơ? - Ba khổ thơ đầu: Nỗi thống khổ của nhà thơ. - Khổ thơ cuối: Ước vọng của nhà thơ. - HS : Thảo luận nhóm bàn (1’): Hãy xác định phương thức biểu đạt trong từng phần của bài thơ? Thảo luận, đại diện báo cáo - K1 : : Miêu tả, tự sự - K2 : Tự sự, biểu cảm - K3 : Miêu tả, biểu cảm - K4 : Biểu cảm trực tiếp Tuy nhiên sự phân chia giữa các phương thức trong từng phần chỉ có tính chất tương đối. 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ: Thơ cổ thể (tự do) - Bố cục: 2 phần Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích 3. Hướng dẫn phân tích - GV: Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận trong 4’ Yêu cầu : Nhóm 1 : Cảnh nhà bị gió thu phá. Nhóm 2 : Cảnh bọn trẻ cướp tranh. Nhóm 3 : Cảnh đêm mưa trong nhà bị tốc mái. - HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày. - GV: Đưa ra gợi ý với từng nhóm. Nhóm 1 : + Hình ảnh nhà bị phá được miêu tả tập trung qua hình ảnh nào? Đọc những câu thơ ấy? Đọc khổ 1. + Thời gian, không gian, sự việc được diễn tả qua những từ ngữ nào? Em nhận xét gì về những từ ngữ đó? - Thời gian: tháng 8, mùa thu. - Không gian: gió thét già. - Từ ngữ: thu cao, thét già, cuộn, bay, rải, cao, treo tót, thấp, quay lộn… từ ngữ gợi tả đặc sắc + phép liệt kê. + Hình ảnh các mảnh tranh bay gợi cảnh tượng như thế nào? Hình dung gì về gia cảnh chủ nhân ngôi nhà? + Trong hoàn cảnh ấy, có thể tưởng tượng tâm trạng nhà thơ như thế nào? - HS: trình bày.GV nhận xét, chuẩn kiến thức Nhóm 2 + Quan sát và miêu tả bức tranh trong sgk. Từ đó hãy cho biết: nhà thơ không chỉ khổ về nhà tranh bị gió thu phá mà còn khổ vì lý do gì nữa? Bị trẻ con cướp tranh. + Nhà thơ kể về việc bọn trẻ cướp tranh như thế nào? Trả lời/nhận xét/GV ghi bảng. + Chứng kiến bọn trẻ như vậy nhà thơ lòng "ấm ức".Theo em cái "ấm ức" ấy là vì tiếc những miếng tranh hay buồn vì thời thế đảo điên? Trình bày theo cách hiểu. + Em thử tưởng tượng về cuộc sống xã hội thời nhà thơ đang sống qua hình ảnh lũ trẻ? - HS : Phát biểu theo ý kiến cá nhân. - GV: Kết luận: Cuộc sống khốn khổ đáng thương. - GV đặt câu hỏi: Có nên trách lũ trẻ không? Vì sao? - HS trả lời. GV bổ sung Có lẽ không nên trách lũ trẻ xóm Nam nghèo, nghịch ngợm khi cảnh đói nghèo, trẻ con thất học đang tràn lan, phổ biến khắp đất nước Trung Quốc loạn ly cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi cả tính cách trẻ thơ• Tình cảnh trớ trêu, cười ra nước mắt. Đằng sau sự mất mát về của cải là nỗi đau nhân tình thế thái đảo điên, loạn lạc. Nhóm 3 : Đọc khổ thơ thứ 3: Hình ảnh cơn mưa đêm được tả qua những chi tiết nào? Tác giả miêu tả như thế nào? - HS : Tìm chi tiết. + Khổ thơ giúp ta cảm nhận được gì về cuộc sống cũng như tâm trạng của nhà thơ? + Đó có phải là nỗi khổ riêng của tác giả? - Không chỉ tả thực nỗi bất hạnh của cá nhân nhà thơ mà tác giả còn ẩn dụ về tình hình đất nước loạn lạc, binh đao thời bấy giờ. Vừa giãi bày cay đắng Đêm dài ướt át sao cho trót vừa lên án giai cấp thống trị đã đẩy nhân dân về kiếp sống tối tăm, lầm than, như đêm dài ướt át.Những câu thơ nghe thật ai oán, xót xa. + Tưởng như nỗi khổ đến dồn dập với một con người già yếu bệnh tật sẽ làm ông quỵ ngã. Song khổ thơ cuối lại đem đến cho ta một bất ngờ? Vì sao vậy? Vì trong đau khổ cùng cực nhà thơ vẫn còn có những ước mơ cao đẹp. - Yêu cầu HS đọc lại 5 dòng thơ. + Nhà thơ đã mong ước điều gì? Và đó là ước mơ như thế nào? -Mong ước có nhà ngàn gian cho mọi người.  Mong ước cao cả giàu lòng vị tha. - GV: Phải chăng đây là mong ước đầy ảo tưởng khi đặt trong thực tế xã hội như thời nhà thơ đang sống? - HS : Thảo luận cặp đôi, cử đại diện trình bày. - GV giảng: Dầu có ảo tưởng song đây vẫn là ước mơ cao đẹp bởi nó xuất phát từ chính hiện thực cuộc sống của nhà thơ, xuất phát từ tấm lòng cảm thông với bao người cùng cảnh ngộ. Từ nỗi niềm cá nhân, ước mơ của nhà thơ hướng tới cuộc sống của muôn người. - GV: Hình thức thể hiện ở khổ thơ cuối và cách kết thúc có gì đặc biệt? (chú ý số chữ trong câu, cách gieo vần…) Bút pháp lãng mạn, gieo vần bằng, phá vỡ khuôn khổ 7 chữ… => tình cảm thăng hoa của tác giả. Giữa bao khổ đau, tuyệt vọng, bất hạnh bỗng vút lên ước mơ cao cả, nghĩa cử cao đẹp của một nhà nho chân chính - Đỗ Phủ. 3.1. Nỗi thống khổ của nhà thơ a. Cảnh nhà bị gió thu phá - Tranh bay: + Mảnh cao + Mảnh thấp - Từ ngữ gợi tả đặc sắc, phép liệt kê.  Cảnh tan tác, tiêu điều.  Nỗi khổ về vật chất - Tác giả: bất ngờ, đau xót, bất lực. b. Cảnh bọn trẻ cướp tranh - Cảnh: + Xô cướp giật + Cắp tranh đi tuốt + Ông già: Môi khô, miệng cháy, lòng ấm ức. - Tâm trạng: Cay đắng, xót xa cho thân phận của mình và muôn người -> Đau đớn trước cảnh xã hội loạn lạc đảo điên. c. Cảnh đêm mưa trong nhà bị tốc mái - Ngoài trời: + Đêm đen đặc + dày hạt mưa, mưa chẳng dứt. - Trong nhà: + Nhà dột, chăn lạnh, con đạp, không ngủ. - Nghệ thuật miêu tả vừa khái quát vừa cụ thể. • Cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh, tâm trạng trằn trọc, lo lắng, không ngủ đựơc  Khái quát về hiện thực cuộc sống của người nghèo khổ  thấm thía sâu sắc nỗi khổ của người nghèo -> giãi bày cay đắng ngầm lên án giai cấp thống trị. 3.2. Ước nguyện của tác giả - Mong ước: Có nhà rộng ngàn gian che cho người nghèo khắp thiên hạ. - Sẵn sàng chịu gian khổ một mình.  Mong ước cao cả. -> Tâm hồn, tấm lòng nhân hậu, nhân ái, giàu đức hi sinh. - Hai câu kết: + Bút pháp lãng mạn, gieo nhiều vần bằng, phá vỡ khuôn khổ 7 chữ => tình cảm thăng hoa của tác giả. Hoạt động 4: Tổng kết - GV: Nhận xét nghệ thuật tác giả sử dụng trong bài ? - HS : Trình bày. GV nhận xét, bổ sung - GV: Bài thơ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc gì? ( giá trị về nội dung) - HS : Trình bày. GV nhận xét, bổ sung - GV: Bài thơ có ý nghĩa gì? - HS : Trình bày. GV nhận xét, bổ sung - GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Bút pháp hiện thực - Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm 4.2. Nội dung, ý nghĩa - Nội dung: phản ánh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm - Ý nghĩa: Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực. 4.3. Ghi nhớ: ( sgk) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) - Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác, chia sẻ - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... - GV: Đọc diễn cảm hai phần cuối? 1-2 HS trình bày, HS khác cho điểm. - GV: Đọc đoạn văn và khái quát ý chính bằng tối đa là hai câu? Trình bày, GV nhận xét. III. Luyện tập Bài 1: Đọc diễn cảm Bài 2 Lòng nhân ái,vị tha; tinh thần nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Vì sao nói bài thơ này vừa có giá trị hiện thực vừa thể hiện tinh thần nhân đạo của tác giả. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - GV: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em khi xem những hình ảnh lũ quét ở Quan Hóa, Thanh Hóa trong đợt mua bão tháng tám vừa qua? GV tích hợp giáo dục HS về ý thức trách nhiệm trước cộng đồng và việc bảo vệ thiên nhiên. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) - Học bài cũ - Học thuộc lòng bài thơ; nắm được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật bài thơ - Tập viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ đối với những người nghèo khổ. - Chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Chuẩn bị Kiểm tra Văn

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, giáo án chi tiết bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, giáo án 5 bước bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Giải bài tập những môn khác