Giáo án vnen bài Mùa xuân của tôi

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Mùa xuân của tôi. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Mùa xuân của tôi
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 15: MÙA XUÂN CỦA TÔI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức  Chỉ ra được những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc; nhận biết được những rung cảm tinh tế và nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê; nhận xét được vẻ đẹp tâm hồn và tình yêu quê hương thiết tha, sâu nặng của nhà văn; trình bày được những đặc sắc của ngòi bút tài hoa, độc đáo của tác giả qua bài tùy bút "Mùa xuân của tôi"  Biết sử dụng từ đúng chuẩn mực. 2. Kĩ năng:  Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản tùy bút.  Rèn kĩ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực. 3.Thái độ:  Yêu mến và trân trọng tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước.  Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực  Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.  Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, một số hình ảnh, bảng phụ… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ • Câu 1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Một thứ quà của lúa non: Cốm". • Câu 2: Thế nào là chơi chữ? Các lối chơi chữ thường gặp? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh kết nối vào bài học mới. - Phương pháp: hoạt động nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề - HĐ: hoạt động chung cả lớp. - Kĩ thuật: động não, thuyết trình. - GV cho hs hoạt động chung cả lớp yêu cầu mục A/96. ? Các nhóm cử đại diện hát hoặc ngâm một vài câu hát miêu tả về vẻ đẹp của mùa xuân ? Hãy nhớ lại những nét riêng của quê hương mình về thời tiết, sinh hoạt, cảnh vật khi xuân về, tết đến và cho biết những ấn tượng sâu sắc nhất của em - Gv chuẩn kiến thức, chuyển. Câu thơ : Mùa xuân con én đưa thoi Thiền quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) 2. Đặc điểm: + Thời tiết : ấm áp , có mưa phùn + Sinh hoạt : rộn rã , tấp nập + Cảnh vật : lộng lẫy , đa sắc màu + Ấn tượng của em : những lễ hội với nhiều trò chơi hay và độc đáo, được lì xì, gói bánh trưng, xem pháo hoa,… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: + Chỉ ra được những từ ngữ, hình ảnh thể hiện phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc; trình bày được cảm nhận của cá nhân về sự tinh tế, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam. + Hiểu và phân tích được khái niệm chơi chữ, các cách chơi chữ; thấy và phân tích được cái hay, cái đẹp của phép chơi chữ và biết cách sử dụng phép chơi chữ trong giao tiếp. + Hiểu được yêu cầu của việc sử dụng từ và biết cách sử dụng từ đúng chuẩn mực trong giao tiếp. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Gv hỏi, hs trả lời: ? Văn bản này cần đọc với giọng như thế nào? - Hs đọc bài, gv nhận xét cách đọc. - GV cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút + Tác giả? Thể loại? chú thích? -Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản - Giọng đọc: Chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, hơi buồn se sắt, chú ý đọc các câu cảm. *Tác giả: - Vũ Bằng (1913-1984), quê HN. - Có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí. - Trích từ thiên tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”, trong tập tuỳ bút-bút kí “Thương nhớ mười hai” của tác giả * Hoàn cảnh: Tác phẩm viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của mĩ-nguỵ, xa cách quê hương đất Bắc. *Thể loại: Kí-tuỳ bút mang tình cảm hồi kí. * Chú thích: sgk. Hoạt động 1: - GV cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về bố cục. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút. ? Hãy xác định bố cục của văn bản từ những gợi ý sau đây: -Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 2.b,c,d/100 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Đọc đoạn trích từ "Mùa xuân của tôi đến "mở hội liên hoan, trao đổi những nội dung sau: ? Chỉ ra những chi tiết và nhận xét về lí do khiến tác giả yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau rằm tháng giêng ? Bài văn đã gợi cho em những tình cảm đẹp nào? Em sẽ làm gì để có thể sống thật ý nghĩa với những tình cảm ấy? - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. -GV chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản a. Bố cục : Nội dung Phần : từ… đến… 1 Từ đầu – mê luyến mùa xuân 2 Tiếp đến …. Liên hoan 3 Còn lại b. Cảnh sắc của không khí của đất trời và lòng người: (1) - M.x của tôi-M.x Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội... có mưa riêu, gió lành lạnh, có..., có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... -> Sử dụng điệp từ, phép liệt kê và dấu chấm lửng ở cuối câu – Nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc-mùa xuân HN. =>Gợi 1 bức tranh xuân với không khí và cảnh sắc hài hoà, tạo nên 1 sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc. (2) “Nhựa sống ở trong người căng lên…đứng cạnh” “…Tim người dường như cũng trẻ ra, đập mạnh hơn…” ->Hình ảnh so sánh mới mẻ – Diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân. =>Mùa xuân đã khơi dậy năng lực sống cho muôn loài, khơi dậy nguồn năng lực tinh thần cao quí của con người và khơi dậy tình yêu cuộc sống, yêu quê hương. (3) Truyền thống văn hóa, dân tộc =>Tác giả thương nhớ mùa xuân đất Bắc. (4) Nghệ thuật: - Sử dụng từ: Sử dụng điệp từ, và dấu chấm lửng ở cuối câu – Nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc- mùa xuân HN. - Giong điệu: kể, tả biểu cảm nhịp nhang hài hòa, trôi chảy tự nhiên theo dòng cảm xúc miên man của người viết. - Hình ảnh: Hình ảnh so sánh mới mẻ – Diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân - Biện pháp tu từ: phép liệt kê, so sanh c. Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng ở miền Bắc: - Cảnh sắc, không khí mùa xuân: đào hơi phai, nhụy vẫn còn phong, cỏ nức mùi hương man mác… trời hết nồm, mưa xuân. Những vệt…hoa thiên lí.. - Sinh hoạt gia đinh: bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn… - Lí do tác giả yêu mùa xuân nhất vào thời điểm đó: cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng hơn, cuộc sống giản dị… d. Văn bản đã gợi cho em hiểu thêm về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc, làm em yêu thêm thiên nhiên, trân trọng sự sống và tận hưởng cái đẹp của cuộc sống, và những giây phút hạnh phúc, đầm ấm bên gia đình. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được, củng cố lại kiến thức kĩ năng. - Phương pháp: hoạt động nhóm, cá nhân. Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1 - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Cách dùng các cụm từ " mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội", " cái mùa xuân thần thánh của tôi" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) thể hiện rõ nhất cảm xúc gì của nhà văn? ? Hoàn thành câu văn sau Bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi Vũ Bằng. ? Em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi? Hãy giải với bạn bè theo em thích. - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2 - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Nối cột A và cột B để xác định những lỗi dùng từ từ trong các câu sau: ? Em hãy lựa chọn các từ phù hợp trong số các từ ngữ: "thầm thì, thủ thỉ, vàng, chói chang, chận trời, bầu trời" để điền vào chỗ trống: - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. a. Cách dùng các cụm từ " mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội", " cái mùa xuân thần thánh của tôi" trong Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng) thể hiện rõ nhất cảm xúc reo mừng, vui vẻ, bộc lộ tình yêu niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết của chính tác giả. b. Cảnh sắc và không khí của Mùa xuân Hà Nội-đất Bắc hiện lên qua sự quan sát tinh tế và một tình yêu, nỗi nhớ tha thiết ,nồng nàn. Bên cạnh đó,viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng Giêng ,nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm mong muốn đất nước được hoà bình , ấm no c. Em thích nhất đoạn cuối cùng (Đẹp quá đi... hết) Vì cuối bài văn, tác giả cho thấy được những nét riêng của trời đất, thiên nhiên vào thời điểm ngay sau rằm tháng giêng Âm lịch. a. Nối: 1 - d 2 - a 3 - c 4 - e 5 – b b. Điền từ: (1) thầm thì (2) vàng (3) chân trời HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tìm hiểu nét đặc trưng về các mùa nơi quê hương minh đang sống. 2. Vận dụng kiến thức về chuẩn mực sử dụng từ, hãy viết một bài tâm sự ngắn với nội dung: “Tưởng tượng 1 ngày nào đó xa quê và viết lại nỗi niềm thương nhớ của em đối với quê hương”. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Sưu tầm đoạn thơ/văn viết về mùa xuân. Ghi lại suy nghi cảm xúc của em khi đọc bài thơ/văn đó. 2. Đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, Mùa xuân của tôi, giáo án mùa xuân của tôi vnen 7, giáo án vnen mùa xuân của tôi

Giải bài tập những môn khác