Giáo án ngữ văn 7: Bài Ôn tập về văn bản biểu cảm
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập về văn bản biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được văn tự sự, miêu tả các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Biết cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Biết cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
- Tạo lập văn bản biểu cảm.
3. Định hướng phát triển năng lực: NL xác định giá trị, NL lắng nghe tích cực, NL tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.
4. Thái độ
- Có ý thức vận dụng trong quá trình tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK và yêu cầu của GV
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phân tích mẫu, quy nạp, nêu vấn đề, vấn đáp, luyện tập, thực hành
- Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phót)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới (35 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Để giúp các em củng cố lại những kiến thức, kĩ năng làm bài văn biểu cảm, thấy được sự khác biệt giữa văn biểu cảm với văn tự sự, miêu tả và tác dụng qua lại của chúng khi viết văn ntn. Chúng ta vào bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- GV: Nhắc lại thế nào là văn bản biểu cảm.
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
- GV: Văn bản biểu cảm còn được gọi với cách gọi nào?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Văn trữ tình gồm nhiều thể loại văn học phong phú như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút…
- GV: Tình cảm thể hiện trong văn bản biểu cảm là những tình cảm ntn?Các bước làm bài văn biểu cảm?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
+ Bốn bước: - Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết thành văn.
- Kiểm tra lại.
- GV: Muốn bày tỏ tình cảm, thái độ, cách đánh giá của mình trước hết cần có yếu tố nào?
- Tự sự, miêu tả để hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của mình.
- GV chốt: cảm xúc là yếu tố đầu tiên, rất quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người. A. Hệ thống hoá kiến thức
1. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Văn biểu cảm là kiểu văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác…).
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu.
- Có 2 cách biểu cảm: trực tiếp và gián tiếp.
- Bố cục của bài văn biểu cảm: 3 phần.
- HS: Thảo luận nhóm
- N1, 2: đoạn văn về hoa hải đường (bài 5), về An Giang, Hoa học trò (bài 6), Cây sấu Hà Nội (bài 7).
- N 3, 4: các đoạn văn biểu cảm (bài 9), Cảm nghĩ về một bài ca dao (bài 12).
- N 5, 6: văn bản "Một thứ quà…: Cốm", "Mùa xuân của tôi"," Sài Gòn tôi yêu".
- GV: Bài văn miêu tả cần có những yêu cầu gì.
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
+ Văn miêu tả: tái hiện đối tượng (người, vật, cảnh vật) nhằm dựng lại một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe hình dung rõ ràng về đối tượng đó.
2. Cách lập ý cho bài văn biểu cảm
- Liên hệ hiện tại với tương lai
- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
- Quan sát, suy ngẫm
3. Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn biểu cảm
- Tự sự, miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
Hoạt động 3:
- GV: Từ đó hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ntn?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Bài văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- GV: Đọc lại bài "Kẹo mầm"(bài 11)? Nhắc lại những yêu cầu của văn bản tự sự?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
+ Văn tự sự: kể lại 1 sự việc, một câu chuyện có đầu cuối, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- GV: Cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Bài văn biểu cảm có tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua tự sự.
- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm điểm tựa cho người viết bộc lộ tình cảm. Nếu không có tự sự và miêu tả, tình cảm người viết sẽ mơ hồ, không cụ thể, bởi lẽ tình cảm, cảm xúc của con người luôn nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
- GV: chính vì vậy, tự sự trong văn biểu cảm thường hồi tưởng những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu sắc, chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.
- GV: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đúng vai trò gì. Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm ntn. Nêu VD?
- GV: Các phép tu từ có vai trò ntn trong văn biểu cảm?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức II. Luyện tập
1. Phân biệt văn biểu cảm và văn tự sự, văn miêu tả
- Văn miêu tả: tái hiện đối tượng
( người, vật, cảnh vật)
- Văn tự sự: kể lại 1 sự việc, một câu chuyện có đầu cuối, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Bài văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Bài văn biểu cảm có tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua tự sự.
->Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm điểm tựa cho người viết bộc lộ tình cảm.
- Các phép tu từ có tác dụng làm nổi bật tình cảm, cảm xúc -> vì vậy ngôn ngữ văn biểu cảm rất gần với ngôn ngữ thơ.
- GV cho một đề bài văn biểu cảm
- GV: Em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
+ Các bước:
- Tìm hiểu đề; tìm ý (xác định biểu hiện những t×nh cảm gì).
- Lập dàn bài.
- Viết thành bài văn .
- Đọc lại và sửa chữa.
- GV: Tìm ý và sắp xếp ý ntn?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
+ Các ý:
- Cảm nghĩ của em với vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên mùa xuân: mùa đâm chồi, nảy lộc, mùa sinh sôi nảy nở của thực vật và muôn loài-> tươi trẻ, tràn đầy sức sống…
- Cảm nghĩ của em đối với không khí và cuộc sống của con người trong mùa xuân: là mùa đem lại một tuổi mới. Đối với thiếu nhi, mựa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành, mọi
người đều thấy vui mừng, phấn khởi, căng tràn nhựa sống…
- Có thể hồi tưởng về một kỉ niệm đẹp của bản thân trong mùa xuân (một chuyến đi, một bữa cơm gia đình trong ngày tết, một món quà…).
- HS lên bảng viết ba phần:
MB, KB; HS viết từng đoạn của thân bài.
- Lớp viết từng phần.
- G và H nhận xét, bổ sung. 2. Đề: Cảm nghĩ mùa xuân
- Cảm nghĩ của em với vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên mùa xuân.
- Cảm nghĩ của em đối với không khí và cuộc sống của con người trong mùa xuân.
- Có thể hồi tưởng về một kỉ niệm đẹp của bản thân trong mùa xuân.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV: Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào?
- Văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, điệp từ ngữ, câu cảm thán…
- GV: Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không, vì sao?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ vì văn biểu cảm bộc lộ tình cảm, cảm xúc vì thế ngôn ngữ văn biểu cảm thường mang tính hình tượng, gợi cảm, trữ tình, gần với ngôn ngữ thơ ca.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
- GV: Tìm đọc những tài liệu viết về văn biểu cảm.
4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài: (3 phút)
*Đối với bài cũ
- Tiếp tục ôn tập văn biểu cảm
- Tìm ý và sắp xếp ý để làm 1 bài văn theo đề bài văn biểu cảm.
*Đối với bài mới
- Chuẩn bị: Sài Gòn tôi yêu.
+ Đọc văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương mình.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Ôn tập về văn bản biểu cảm, giáo án chi tiết bài Ôn tập về văn bản biểu cảm, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập về văn bản biểu cảm, giáo án 5 bước bài Ôn tập về văn bản biểu cảm