giáo án ngữ văn 7: Bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phương pháp lập luận chứng minh. - Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ; - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, ra quyết định lựa chọn phương pháp, cách lập luận, lấy dẫn chứng ... khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh theo những yêu cầu khác nhau. - Năng lực sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận chứng minh. - Năng lực hợp tác. - Năng lực tự quản bản thân. 4. Thái độ Giáo dục hs ý thức vận dụng lý thuyết viết và trình bày mạch lạc rõ ràng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Sưu tầm một số đoạn văn mẫu, hướng dẫn tự học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) Câu hỏi: Nêu các bước làm bài văn nghị luận chứng minh? Dàn bài bài văn nghị luận chứng minh gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần? Yêu cầu giữa các phần, các đoạn? * Trả lời: - Để làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa lỗi. - Dàn bài: + Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh. + Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn + Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần mở bài. - Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV dẫn dắt : Người ta thường nói “có bột mới gột nên hồ” Muốn có hồ thì nhất định cần có bột. Nhưng để thực sự “nên hồ” mà chỉ có bột thôi thì chưa đủ. Chúng ta còn rất cần phải biết “ gột hồ”. Mà ở đây chính là cách làm bài. vậy cách làm một bài văn lập luận CM ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhớ lại cách làm bài văn nghị luận chứng minh I. Lý thuyết - GV: Để bài viết mạch lạc, các phần, các đoạn trong bài văn lập luận chứng minh phải đảm bảo các yêu cầu gì? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung Các phần, các đoạn trong bài văn lập luận chứng minh phải được liên kết với nhau bằng các từ liên kết. * Khái quát: Đoạn văn không tồn tai độc lập, riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài văn. Khi viết, cần hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài để viết thành phần chuyển đoạn. - GV: Theo em, có cần câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn không? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. - GV: Các câu còn lại trong đoạn văn có nhiệm vụ gì? Các câu còn lại trong đoạn văn có nhiệm vụ phải làm sáng rõ sự đúng đắn của luận điểm. - GV: Các lí lẽ, dẫn chứng nêu ra phải đảm bảo những yêu cầu gì? Trình bày. - Các phần, các đoạn trong bài văn phải được liên kết với nhau bằng từ chuyển đoạn. - Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. - Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để qua trình lập luận mạch lạc, thuyết phục. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập II. Luyện tập - GV: Chiếu các đề văn, yêu cầu HS thảo luận một số đề: * Yêu cầu HS báo cáo kết quả chuẩn bị 2 đề: Đề 5 : Chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thiếu nhi. Đề 8 : Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người. Cử đại diện báo cáo. Nhận xét, chữa dàn bài. * Yêu cầu HS hoàn thành bài tập bổ sung: Thảo luận, cử đại diện báo cáo. * Đưa ra đáp án: * Yêu cầu HS hoàn thành phần thực hành: Hoàn thành phiếu học tập trong 10’. Thu 10 phiếu, chữa chi tiết 2 phiếu. GV chiếu đoạn văn tham khảo để HS quan sát, nhận xét. 1. Nguyễn Du viết : Cỏ non xanh tận chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Hai câu thơ làm ta rung động với cảnh đẹp lạ lùng mà tác giả đã thấy trong cảnh vật, cũng khiến lòng ta luôn thấy mùa xuân tươi trẻ tái sinh mãi trong tâm hồn. Hay khi đọc “Cô bé bán diêm” ta đâu chỉ biết đến một cảnh đời bất hạnh mà khi đọc xong rồi ta vẫn còn ngỗi mãi trước trang sách chưa muốn gấp vì trái tim mình còn thổn thức. Thật vậy, văn chương có sức mạnh thật kì diệu và lớn lao. (Bài viết của học sinh) 2. Con người của Bác, đời sống của bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết...Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước cứu dân, đến việc rất nhỏ: trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho các đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà ăn tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... (Đức tính giản dị của Bác Hồ) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học, nắm chắc nội dung bài. Hoàn thành các bài tập sgk. - Đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị viết bài. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Ôn tập văn nghị luận. - Hệ thống các văn bản ngị l uận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. - Một số kiến thức liên quan đến đọc - hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội. - Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh, giáo án chi tiết bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Giải bài tập những môn khác