Giáo án ngữ văn 7: Bài Ôn tập tiếng Việt

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được hệ thống các dấu câu; Các kiểu câu đơn. 2. Kỹ năng: Biết cách Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì II. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực ra quyết định: lựa chọn các đơn vị kiến thức phù hợp với bài học. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác. - Năng lực nghe tích cực. 4. Thái độ - Có ý thức chuẩn bị ôn tập chu đáo - Tích cực, hăng hái trong giờ học B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN; Máy chiếu (Bảng phụ); 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK; C. Phương pháp: - PP: Vấn đáp, phân tích các tình huống mẫu để củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì II. - Tổng hợp, khái quát hóa. - Đối chiếu, so sánh, phân tích; - Tổng hơp, khái quát; - Học theo nhóm - KTDH: - Kĩ thuật động não: suy nghĩ, trả lời câu hỏi SGK – rút ra đặc điểm của tác phẩm trữ tình. - KT thảo luận nhóm, trình bày một phút về nội dung các câu hỏi SGK. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) *Câu hỏi: ?Dấu gạch ngang có những công dụng gì? Đặt một câu? ?Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối? *Yêu cầu: - Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích câu - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê Nối các từ nằm trong một liên danh. + Phân biệt: Dấu gạch nối không phải là một dâu cấu. Nó chỉ để dùng để nối các tiếng trong một từ mượn gồm nhiều tiếng. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. 3. Bài mới : (36 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh h­íng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút - GV dẫn dắt: Các em đã được tìm hiểu các bài học Tiếng Việt lớp 7. Hôm nay, cô trò ta cùng ôn tập về dấu câu và các kiểu câu đã học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng Giảng, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Động não, giao việc Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết - GV treo bảng phụ có sơ đồ ?Có mấy cách phân loại câu đơn? Đó là những cách nào? Có 2 cách: - Phân loại theo mục đích nói. - Phân loại theo cấu tạo. ?Theo mục đích nói, câu đơn được chia thành những kiểu nào? ?Thế nào là câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán? Lấy ví dụ minh họa. ?Các kiểu câu này thường có những dấu hiệu ngôn ngữ nào để nhận biết? - Câu nghi vấn: Có chứa các từ biểu thị ý nghi vấn: Ai? Gì, bao giờ? … cuối câu có dấu (?). - Câu trần thuật: Không có dấu hiệu riêng, cuối câu có dấu (.) - Câu cầu khiến: Chứa các từ biểu thị ý cầu khiến (hãy, đừng, chớ, nên…). Cuối câu có dấu (!). - Câu cảm thán: Chứa các từ biểu lộ cảm xúc: ôi, ôi chao, trời ơi, eo ơi!… Cuối câu có dấu (!). Lưu ý: Trong thực tế, các kiểu câu trên có thể dùng với nhiều mục đích khác nhau. VD: Câu nghi vấn có thể dùng với mục đích cầu khiến. Anh có thể chuyển giúp tôi bức thư này được không? I. Ôn tập lí thuyết 1. Các kiểu câu đơn đã học a. Phân loại theo mục đích nói: 4 loại - Câu nghi vấn: Dùng để hỏi. - Câu trần thuật: Kể, tả nêu nhận định đánh giá. - Câu cầu khiến: Đề nghị, yêu cầu… - Câu cảm thán: Bộc lộ cảm xúc. VD - Nam học bài. - Nam học bài à? - Nam học bài đi! - Ô, Nam đang học bài! ?Quan sát sơ đồ cho biết có mấy kiểu câu đơn? 2 kiểu: - Câu đơn bình thường. - Câu đơn đặc biệt. ?Câu đơn bình thường có cấu tạo như thế nào? Cho VD? - Em học bài. ?Câu đặc biệt có cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ? - Mưa. b. Phân loại câu theo cấu tạo Chia 2 loại - Câu bình thường: Có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. - Câu đặc biệt: Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. ?Em hãy kể tên các loại dấu câu đã học? HS: Phát biểu. ?Hãy nêu công dụng của mỗi loại câu đó? Thảo luận nhóm (3’) - Dấu chấm: Đặt cuối câu trần thuật. - Dấu phẩy: Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu như: + Giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ, vị ngữ. + Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. + Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. + Giữa các vế của một câu ghép. - Dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp và đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. - Dấu chấm lửng: Tỏ ý nhiều sự việc, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết, thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. Làm dãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. - Dấu gạch ngang: Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. Nối các từ trong một liên danh. =>Sơ đồ các dấu câu: 2. Các dấu câu đã học - Dấu chấm: Đặt cuối câu trần thuật. - Dấu phẩy - Giữa thành phần phụ với nòng cốt câu. - Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ. - Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. - Giữa các vế của một câu ghép. - Dấu chấm phẩy + Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp. + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 câu ghép liệt kê phức tạp. - Dấu chấm lửng + Phép liệt kê còn nhiều sự vật, hiện tượng... +Lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quảng. + Giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện 1 từ, một nội dung bất ngờ. - Dấu gạch ngang + Đặt ở giữa câu, đánh dấu bộ phận chú thích trong câu. + Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. + Nối các từ nằm trong một liên danh HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác, chia sẻ - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... *Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập * GV đưa bảng phụ - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - 1 HS lên bảng làm - Lớp làm việc cá nhân - Nhận xét - GV treo bảng phụ ghi bài tập. HS suy nghĩ độc lập và trả lời . - GV KL. 1. Biểu thị các khoảng lặng của thời gian. 2. Biểu thị sự ngập ngừng. 3. Biểu thị sự kéo dài giọng để nhấn mạnh, gây chú ý. II. Luyện tập Bài tập 2: Phục hồi các dấu gạch ngang trong các câu sau đây và nêu rõ tác dụng? a. Bạn An lớp trưởng lớp tôi tuy nhỏ nhưng nhanh nhẹn. b. Tình hữu nghị Việt Lào Khơ-me anh em đời đời bền vững. c. Thi đua yêu nước để: Diệt giặc đói Diệt giặc dốt Diệt giặc ngoại xâm Bài tập 3: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong các câu sau 1. Ở đầu dây đằng này, Hùng nói: - A lô, tôi có thể gặp Hân được không? Vâng ...vâng...Hân đi vắng ạ...Vâng... chào anh. 2. Em là...Nguyệt! (Nguyễn Minh Châu) 3. Một đội viên đứng lên bờ tường hô: - Yêu cầu cho tiếp vi...ệ...n...! ( Trần Đăng) 4. Củng cố: (2 phút) GV: Đưa bảng phụ có sơ đồ các kiểu câu đơn (dán kín hoặc để trống) 2 ô: phân loại theo mục đích nói, phân loại theo cấu tạo và yêu cầu HS điền vào. Các kiểu câu đơn Phân loại theo mục đích nói Phân loại theo cấu tạo Câu Câu Câu Câu Câu Câu nghi trần cầu cảm bình đặc vấn thuật khiến thán thường biệt Các dấu câu Dấu chấm Dấu phẩy Dấu chấm phẩy Dấu chấm lửng Dấu gạch ngang 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3 phút) *Đối với bài cũ: Hoàn thành các câu hỏi còn lại. *Đối với bài mới: Xem bài: Văn bản báo cáo

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Ôn tập tiếng Việt , giáo án chi tiết bài Ôn tập tiếng Việt , giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập tiếng Việt , giáo án 5 bước bài Ôn tập tiếng Việt , giáo án 5 hoạt động Ôn tập tiếng Việt

Giải bài tập những môn khác