Giáo án ngữ văn 7: Bài Luyện tập lập luận chứng minh

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập lập luận chứng minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Cách làm bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc. 2. Kĩ năng - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ; - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, ra quyết định lựa chọn phương pháp, cách lập luận, lấy dẫn chứng ... khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh theo những yêu cầu khác nhau. - Năng lực sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận chứng minh. - Năng lực hợp tác - Năng lực tự quản bản thân 4. Thái độ Có ý thức vận dụng những hiểu biết về phương pháp, cách làm bài để chứng minh một nhận định, một ý kiến, một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) Câu hỏi: Nêu các bước làm bài văn nghị luận chứng minh? Dàn bài bài văn nghị luận chứng minh gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần? Yêu cầu giữa các phần, các đoạn? * Trả lời: - Để làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa lỗi. - Dàn bài:3 + Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh. + Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn + Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần mở bài. - Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Người ta thường nói “có bột mới gột nên hồ” Muốn có hồ thì nhất định cần có bột. Nhưng để thực sự “nên hồ” mà chỉ có bột thôi thì chưa đủ. Chúng ta còn rất cần phải biết “ gột hồ”. Mà ở đây chính là cách làm bài. vậy cách làm một bài văn lập luận CM ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhớ lại cách làm bài văn nghị luận chứng minh I. Lý thuyết - GV: Nêu trình tự làm một bài văn chứng minh? - HS trình bày. - GV: Bố cục bài văn CM? - GV: Yêu cầu các phần trong đoạn văn, bài văn? - HS trình bày. - Trình tự làm một bài văn chứng minh: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, kiểm tra. - Bố cục 3 phần : MB, TB, KB. - Các đoạn, các phần trong bài phải được liên kết với nhau. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập II. Luyện tập - GV: Hướng dẫn hs luyện tập ở lớp theo đề bài sgk. - HS: Đọc đề bài sgk. Thảo luận: 5 phút Nhóm 1: ? Đề đưa ra thuộc kiểu bài nào? Nghị luận chứng minh. ? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì Nhóm 2: ? Em hiểu như thế nào về ý nghĩa 2 câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”? Giải thích: 2 lớp nghĩa: đen và bóng. + Nghĩa đen: Ăn quả ngọt, trái chín -> nhớ ơn người trồng cây; Uống ngụm nước mát, trong lành -> nhớ nguồn tạo ra. + Nghĩa bóng: Hưởng thành quả... -> biết ơn những người đã làm ra thành quả đó (cha mẹ, ông bà, thầy cô...). * Giảng: 2 câu tục ngữ trên tuy có cách diễn đạt không giống nhau nhưng cùng nêu lên 1 bài học về lẽ sống, về đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người. Đó là lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của người trồng cây, người uống nước. Người ăn quả chín thơm ngon, uống ngụm nước trong lành... Biết ơn và nhớ ơn là truyền thống đạo đức làm nên bản sắc... Nhóm 3: ? Nếu là người cần được chứng minh thì em có đòi hỏi phải giải thích rõ ý nghĩa của 2 câu tục ngữ ấy không? Vì sao? Em sẽ diễn giải ý nghĩa 2 câu tục ngữ ấy như thế nào? - Gợi ý: Kẻ trồng cây là ai, gồm những người nào? Nguồn ở đây là chỉ ai?- > đó là điều cần diễn giải thêm, diễn giải rõ -> tìm ý. + Kẻ trồng cây là nhân dân, người đi trước, các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sĩ...hẹp hơn trong gia đình là ông bà, cha mẹ, trong nhà trường là các thầy cô giáo,... + Nguồn: ngoài các ý như kẻ trồng cây còn mang thêm ý nghĩa nguồn gốc dân tộc, người sinh ra dân tộc, tổ tiên, ông cha. Nguồn mang ý nghĩa dân tộc, cộng đồng đất nước thiêng liêng sâu sắc. ? Theo em nên dùng những lí lẽ, dẫn chứng nào làm sáng tỏ vấn đề? Ví dụ: Trong văn học, những câu ca dao, thơ khuyên con người phải ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ; các phong trào đền ơn đáp nghĩa. * Hướng dẫn hs lập dàn bài. Nhóm 1: ? Theo yêu cầu nhiệm vụ MB bài nghị luận chứng minh, em sẽ mở bài như thế nào? - HS dựa vào 3 cách mở bài trước để thực hiện (trực tiếp, gián tiếp: chung -> riêng, lập luận phản đề). - HS vận dụng tự xây dựng mở bài cho đề bài trên -> trình bày, nhận xét. Nhóm 2: ? Phần TB cần làm rõ những yêu cầu nào? ? Cần lập luận theo trình tự nào? Vì sao? - Giải thích ý nghĩa 2 câu tục ngữ -> khẳng định vấn đề đúng -> chứng minh tính đúng đắn của vấn đề nêu ra bằng các lụân cứ. - Cần phải nêu các biểu hiện của đạo lí uống nước..., ăn quả...theo trình tự thời gian vì đề bài nêu rõ chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay...->chứng minh dọc theo chiều dài lịch sử từ xưa đến nay. Hai luận điểm chính: + Từ xưa, dân tộc VN ta đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng thành quả, những niềm hạnh phúc, vui sướng trong cuộc sống. + Đến nay đạo lí ấy vẫn được kế thừa và phát huy: xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc bà mẹ Vn anh hùng, ngày nhà giáo VN, giỗ tổ, thương binh lịêt sĩ... * Chốt lại: Dù mở bài bằng cách nào song cần nêu được vấn đề cần chứng minh (luận điểm xuất phát). VD: Trong cuộc sống không ít người được hưởng thành quả... nhưng “ăn cháo đá bát”... Để khuyên răn, giáo dục, tục ngữ đã nhắc nhở (dẫn 2 câu tục ngữ). (phản đề). Nhóm 3: ? Phần kết bài có nhiệm vụ gì? Hãy nêu hướng kết bài đề bài trên? * Yêu cầu hs dựa vào dàn bài, tập viết một số đoạn văn theo yêu cầu. - GV chia lớp thành 6 nhóm và phân công nhiệm vụ: Nhóm 1: đoạn Mở bài trực tiếp Nhóm 2: đoạn Mở bài gián tiếp. Nhóm 3: đoạn 1 Thân bài Nhóm 4: đoạn 2 Thận bài Nhóm 5 + 6: Kết bài - HS Các nhóm thực hiện trong thời gian 5 phút. - HS: Đại diện trình bày bài viết (đọc, mỗi nhóm 2-3 hs thực hiện) -> lớp nhận xét, sửa lỗi, bổ sung. - GV: tóm tắt, kết luận, đánh giá kết quả bài làm của hs (có thể cho điểm những hs làm bài tốt nội dung được phân công). 1. Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”. 2. Các bước tiến hành. a. Tìm hiểu đề, tìm ý * Tìm hiểu đề - Thể loại: Văn chứng minh. - Nội dung: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình được hưởng. Đó là một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. -> Yêu cầu lập luận chứng minh: Đưa dẫn chứng thích hợp, phân tích cho người đọc, nghe thấy vấn đề nêu ra là đúng đắn. * Tìm ý - Nội dung, ý nghĩa 2 câu tục ngữ + Nghĩa đen: Ăn quả, uống nước -> hưởng thành quả; Kẻ trồng cây, nguồn -> người làm ra thành quả. + Nghĩa bóng: Lòng biết ơn... - Đưa lí lẽ và dẫn chứng diễn giải nội dung câu tục ngữ: + Lí lẽ: Lòng biết ơn là đạo lí tốt đẹp của dân tộc VN... + Dẫn chứng: Lễ hội, cúng giỗ gia tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa: xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc bà mẹ Vn anh hùng...; ngày lễ tiêu biểu: nhà giáo VN, thương binh liệt sĩ... b. Lập dàn bài. * Mở bài: Nêu vấn đề cần chứng minh của luận đề. - Chịu ơn và biết ơn là đạo lí làm người. - Dân tộc VN là một dân tộc đã sống theo đạo lí đó. * Thân bài: Chứng minh vấn đề. - Giải thích ý nghĩa 2 câu tục ngữ: + Tại sao chịu ơn, biết ơn là đạo lí làm người. + Ẩn dụ “Ăn...” và “Uống nước...” là gì? Nó có tác dụng gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào? - Chứng minh làm rõ vấn đề nêu ra theo trình tự thời gian, chiều dọc lịch sử. + Từ xưa, dân tộc VN ta đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng thành quả, những niềm hạnh phúc, vui sướng trong cuộc sống. . Con cháu kính yêu ông bà, cha mẹ, phong tục thờ cúng tổ tiên. . Lập đền, miếu ghi công. . Xây dựng tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ. + Đến nay đạo lí ấy vẫn được kế thừa và phát huy: xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc bà mẹ Vn anh hùng, ngày nhà giáo VN, giỗ tổ, thương binh lịêt sĩ. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa 2 câu tục ngữ. - Gợi suy nghĩ: ý thức, trách nhiệm bản thân, mọi người. c. Viết bài: * Đoạn Mở bài: - Trực tiếp: Dân tộc VN từ xưa đến nay vốn có truyền thống kế thừa, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước. Đạo lí ấy được đúc kết qua câu tục ngữ (dẫn 2 câu tục ngữ ở đề bài). - Gián tiếp: * Thân bài: - Đoạn 1: Từ xưa, dân tộc VN đã luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết ơn những người đã làm ra những thành quả quý báu cho đất nước, dân tộc, cho mình được hưởng. (dẫn chứng). - Đoạn 2: Cho đến ngày nay, đạo lí ấy vẫn được kế thừa, phát huy. Những lễ hội hàng năm, ngày giỗ tổ, những phong trào đền ơn đáp nghĩa...đã chứng tỏ nét đẹp gốc rễ trong tâm hồn người Việt. * Kết bài: Mỗi chúng ta cần nhận rõ trách nhiệm của mình trước những thành quả được thừa hưởng để góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống đạo lí của dân tộc. d. Đọc và sửa lỗi. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p Viết đoạn văn hoàn chỉnh cho một trong 2 đề trên? Yêu cầu: HS hoàn thành ra phiếu. GV thu 10 phiếu chấm và trả sau. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ tư duy với các nhánh kiến thức sau - Các thao tác lập luận trong bài văn chứng minh. - Nhiệm vụ 3 phần bài văn chứng minh. - Quy trình, các bước tạo lập văn bản nghị luận chứng minh 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học, nắm chắc nội dung bài. Hoàn thành các bài tập sgk. - Đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị viết bài. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Luyện tập lập luận chứng minh, giáo án chi tiết bài Luyện tập lập luận chứng minh, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện tập lập luận chứng minh, giáo án 5 bước bài Luyện tập lập luận chứng minh

Giải bài tập những môn khác