Giáo án vnen bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20…
BÀI 9: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nêu được những chi tiết, hình ảnh, thể hiện cảnh đêm thanh tĩnh và những suy tư, cảm xúc của nhà thơ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương, chân thành sâu sắc của Lí Bạch; chỉ ra được tác dụng của phép đối trong việc thể hiện tâm trạng, tình cảm của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Nhận biết từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa
2. Kĩ năng
Biết lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp.
Biết các cách lập ý cho bài văn biểu cảm; biết vận dụng để lập ý cho đề văn biểu cảm.
3. Thái độ
Yêu mến và trân trọng tình yêu quê hương chân thành sâu sắc thông qua văn bản văn học Trung Quốc thời nhà Đường.
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận .
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh, bảng phụ…
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
• Câu 1: Hãy nêu cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?
• Câu 2: Hãy nêu nội dung và nghệ thuật bài Bạn đến chơi nhà?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh và gợi dẫn đến nội dung bài mới
- Phương pháp: thuyết trình, hoạt động cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhóm yêu cầu mục A/58
- GV quan sát, tiếp cận, trợ giúp các nhóm.
? Đọc câu thơ sau và cho biết câu thơ nói đến nội dung cảm xúc gì?
Nguyệt thị cố hương mình
(Trăng là ánh sáng của quê nhà)
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, hoạt động cá nhân.
- Gv chuẩn kiến thức , chuyển.
Nội dung cảm xúc: nhớ đến ánh trăng quê hương từ đó nhớ về gia đình, quê hương của mình
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu:
+ Nêu được những chi tiết, hình ảnh, thể hiện cảnh đêm thanh tĩnh và những suy tư, cảm xúc của nhà thơ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương, chân thành sâu sắc của Lí Bạch; chỉ ra được tác dụng của phép đối trong việc thể hiện tâm trạng, tình cảm của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
+ Nhận biết từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa.
+ Biết cách lập ý cho bài văn biểu cảm, vận dụng để lập ý cho bài văn biểu cảm.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
? Văn bản này cần đọc với giọng đọc như thế nào?
? Tác giả?
? Phương thức biểu đạt? Chủ đề? thể thơ? Bố cục? I. Đọc văn bản
- Giọng đọc trầm buồn, tình cảm, nhịp 2/3.
- Tác giả: Lí Bạch (701-762)
- PTBĐ: Miêu tả + Biểu cảm
- Chủ đề Vọng nguyệt hoài hương
- Bố cục: 2 phần
Hoạt động 1:
- Hoạt động cặp đôi yêu cầu mục 2.a
? Thể thơ?
? Cảm xúc bao trùm bài thơ?
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, hoạt động cá nhân.
- Gv chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
- GV giao nhiệm vụ cho hs thực hiện yêu cầu mục B.2,b,c,d/59
- GV tiếp cận, trợ giúp các nhóm
? Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó được cảm nhận như thế nào?
? Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ quê hương?
? So sánh từ loại các chữ trong hai câu cuối để hiểu thế nào là phép đối? Nêu tác dụng?
? có ý kiến: hai câu đầu thuần túy tả cảnh, hai câu sau tả tình . em tán thành ý kiến đó k? Vì sao? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ?
- Phương pháp kĩ thuật dạy học: hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
- Đại diện hs trả lời,hs nhóm khác chia sẻ,
- Gv chuẩn kiến thức.
2. Tìm hiểu văn bản
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.
- Đặc điểm vần, nhịp: câu 1 – 3 không vần, chỉ có câu 2 vần với câu 4 ở tiếng cuối ( vần chân – bằng: ương).
Nhịp thơ: 2/3.
- Cảm xúc bao trùm: tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
b. Cảnh đêm trăng: “ minh nguyệt quang,” - ánh trăng sáng
“ địa thượng sương.” – sương trên mặt đất ( ánh trăng như sương trên mặt đất.)
- Hình ảnh ánh trăng sang mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. -> Sử dụng 1 loạt các từ ngữ gợi tả ánh trăng rất sáng giống như sương trên mặt đất.
Gợi vẻ đẹp lung linh huyền ảo, thơ mộng của trăng
c. Tâm trạng nhớ quê:
- Nhà thơ nhìn trăng lại nhớ quê: Thuở nhở LB thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng. Lớn lên đi xa cứ nhìn thấy trăng là ông lại nhớ quê. Đồng thời dùng trăng để tỏ nỗi nhớ quê nhà là đề tài quen thuộc trong thơ cổ “Vọng nguyệt hoài hương”.
- Phép đối:
+ cử đầu – đê đầu (động từ)
+ Vọng minh nguyệt – tư cố hương
->Tác dụng: Khi ngẩng đầu lên nhìn thấy ánh trăng sang thấy vầng trăng cũng cô đơn lạnh lẽo như minh lập tức nhà thơ lại cúi đầu không phải để nhìn ánh trăng hay nhìn sương mà để nhớ về quê hương, nghi về quê xa
=> Tình yêu và nỗi nhớ quê da diết.
d. Hai câu đầu không đơn thuần tả cảnh vì:
- Từ “nghi” chỉ trạng thái của nhân vật trữ tình, ẩn chứa tình cảm của thi nhân, vừa tả trạng thái bâng khuâng, ngỡ ngàng, vừa tả cử chỉ của người đang nằm trên giường “cúi đầu” xuống nhìn mặt đất, nhìn vào mông lung, nhớ đất, nhớ người. Đó chính là tả tình.
- Hai câu cuối:- Cảnh và tình được tả thông qua những từ ngữ: (cảnh: minh nguyệt, tình: tư cố hương)
Hoạt động 1:
- Hs thực hiện yêu cầu mục B.3a,b, c/59,
- Gv chiếu bản dịch bài thơ “ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” lên màn chiếu.
a. Tìm từ đồng nghĩa với từ “rọi, nhìn”?
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ nhìn trong hai nghĩa: để mắt tới, quan tâm tới và xem xét để thấy và biết được.
c. So sánh nghĩa của từ “quả”, “trái” trong ví dụ
- HĐ: cặp đôi
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT: Hợp tác, trình bày 1 phút
- Gv chuẩn kiến thức
Hoạt động 2:
- GV cho hs thực hiện yêu cầu mục B.3,d,e/60
- GV tiếp cận, trợ giúp các nhóm.
? Nghĩa của từ “bỏ mạng”, hi sinh có gì giống và khác nhau?
? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- HĐ : nhóm
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT:chia nhóm, động não
- Đại diện hs trả lời.
- GV chốt. 3. Tìm hiểu về từ đồng nghĩa
a. Từ đồng nghĩa với từ:
- Rọi: Chiếu, soi, tỏa
- Nhìn: ngắm, ngó, xem, coi
-> là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.=> Từ đồng nghĩa
b.
- Để mắt tới, quan tâm tới: coi
- Xem xét để thấy và biết được: xem
-> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
c. So sánh nghiã của từ quả và từ trái:
- Nghĩa hoàn toàn giống nhau, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
->Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
d. Nghĩa cả từ: bỏ mạng và hi sinh
- Bỏ mạng:Chết,sắc thái khinh bỉ coi thường, giễu cợt
- Hi sinh: Chết, sắc thái trang trọng
=>Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
e.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: có nghĩa giống nhau, không phân biệt về sắc thái nghĩa.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có nghĩa giống nhau, có sắc thái nghĩa khác nhau.
- GV cho hs thực hiện yêu cầu mục B.4/60-61.
- GV tiếp cận, trợ giúp các nhóm.
? Đọc nội dung trong bảng sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới: Hãy cho biết các đoạn trích sau, tác giả đã sử dụng cách biểu cảm nào. Mỗi cách biểu cảm có tác dụng gì?
- HĐ : nhóm
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT:chia nhóm, động não
- Đại diện hs trả lời.
- GV chốt. 4. Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
a. Đoạn 1: Liên hệ hiện tại với tương lai
=> Tác dụng: Liên tưởng đến tương lai để khẳng định sự gắn bó mãi mãi của cây tre với cuộc sống của người Việt Nam.
b. Đoạn 2: Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
=> Tác dụng: thể hiện sự say mê với trò chơi gà đất trong niềm hoài nhớ da diết, lắng sâu...
c. Đoạn 3: Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
=> Tác dụng: bày tỏ tình cảm yêu mến của mình với cô giáo bắt đầu từ một tình huống (lời nói của cô giáo). Tình cảm sâu sắc ấy được bộc lộ qua những kỉ niệm mà tác giả nhớ lại trong kí ức của mình.
d. Đoạn 4: Quan sát, suy ngẫm
=> Tác dụng: Khắc hoạ đan lồng với những lời nhận xét sắc xảo, thấm đẫm tình thương yêu, tác giả đã thể hiện tình cảm sâu nặng của mình với người mẹ…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện, khắc sâu kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp, cá nhân…
Hoạt động 1:
- Gv cho h/s hoạt động nhóm yêu cầu bài 1/62.
- H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
- GV quan sát trợ giúp khi cần
? Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm của Lí Bạch với quê hương?
- PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan
- KT: động não, trình bày.
Hoạt động 2:
- Gv cho h/s hoạt động nhóm yêu cầu bài 2/62.
- H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
- GV quan sát trợ giúp khi cần
a. Thử thay các từ đồng nghĩa với quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục 3c, 3d Hoạt động hình thành kiến thức và rút ra nhận xét.
b. Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?
- PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan
- KT: động não, trình bày.
Hoạt động 3:
- Gv cho h/s hoạt động nhóm yêu cầu bài 3/62.
- H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
- GV quan sát trợ giúp khi cần
Em hãy chọn một đề bài sau để tập lập dàn ý cho bài văn biểu cảm :
a. Cảm xúc về vườn nhà.
b. Cảm xúc về con vật nuôi.
c. Cản xúc về người thân.
d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT:chia nhóm, động não
1. HS viết đoạn văn ngắn khoảng 5-10 câu.
2. a. - Quả - trái: thay thế được.
- Hi sinh - bỏ mạng: không thay thế được. Vì không thể hiện đúng sắc thái biểu cảm.
b.
(a) Nuôi dưỡng/phụng dưỡng:
- Con cái…phụng dưỡng/nuôi dưỡng…
- Bố mẹ… nuôi dưỡng…
(b)
- Đối xử/đối đãi
- đối xử
(c)
- Trọng đại/ to lớn
- To lớn.
3. Đề bài: Cảm xúc về vườn nhà.
a- Mở bài: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà.
b- Thân bài: Miêu tả vườn và lai lịch của vườn.
- Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình.
- Vườn và lao động của cha mẹ.
- Vườn qua bốn mùa.
c- Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện
1. Hãy vẽ bức tranh minh họa cho bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh theo tưởng tượng của em hoặc nêu ý tưởng cho bức tranh
2. Tìm từ đồng nghĩa để thay thế các từ in đậm trong các câu sau:
- Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay cho chị ấy.
- Bố tôi đưa khách ra tận cổng rồi mởi trở vào nhà.
- Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
- Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy.
- Cụ ốm nặng nên đã đi hôm qua rồi.
3. Phát hiện các từ dùng sai và thay thế từ khác cho đúng
a. Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.
b. Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác.
c. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
d. Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện
1. Sưu tầm một số đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng từ đồng nghĩa.
2. Đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư”.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập…..
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, giáo án cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh vnen 7, giáo án vnen cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh