Giáo án ngữ văn 7: Bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM . MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm - Biết vận dụng kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm 2. Kĩ năng - Nhận rõ tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. - Sử dụng 2 yếu tố đó trong làm văn biểu cảm. 3. Định hướng phát triển năng lực: suy nghĩ, phê phán, sáng tao, phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong quá trình viết văn biểu cảm và cách viết đoạn văn biểu cảm. 4. Thái độ - Có ý thức vận dụng các kiến thức đó vào ®äc - hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài soạn, tư liệu văn học, máy chiếu. 2. Học sinh: - Soạn bài theo yêu cầu của GV. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, qui nạp, vấn đáp, luyện tập, thực hành, - Động não, đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Kết hợp trong quá trình học bài mới. 3. Bài mới (35 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: ®éng n·o - Thời gian: 2 phút - Gv dẫn dắt : Khi tìm hiểu các cách lập ý trong bài văn biểu cảm, chúng ta đã nhận thấy yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò quan trọng. Trong tiết học này, thầy sẽ giúp các em biết sử dụng yếu tố này như thế nào để tăng thêm sức biểu cảm cho bài văn. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: học sinh nắm được thế nào là từ đồng âm,cách sử dụng từ đồng âm - Phương pháp : Vấn đáp thyết trình làm việc nhóm -Thời gian 15 p - Kỹ thuật: Động não, giao việc, . Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS: đọc bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" . - GV: Xác định các PTBĐ kết hợp trong văn bản? PTBĐ nào là chính? - Tự sự + miêu tả + biểu cảm - Biểu cảm là chính. - GV: bổ sung: đây là một bài văn biểu cảm có sự kết hợp với PTBĐ tự sự và miêu tả. Thảo luận nhóm bàn - 3 phút - GV: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ và nêu ý nghĩa của chúng? - Đoạn 1 - Tự sự: 2 câu đầu: sự việc nhà bị gió thu cuốn 3 lớp tranh. - Miêu tả: 3 câu sau: cảnh tranh bay sang sông: mảnh cao... mảnh thấp. => Có vai trò tạo bối cảnh chung. Đoạn 2 tự sự kết hợp với biểu cảm: - Tự sự: chuyện bọn trẻ cướp tranh. - Biểu cảm: ấm ức, buồn vì lũ trẻ hư vì sức khỏe, sự già yếu. -> Tâm trạng ấm ức, bất lực. Đoạn 3 - Tự sự: kể chuyện trời mưa, nhà dột, con quấy, không ngủ. - Miêu tả: cảnh trời đêm, cảnh mưa rơi, miêu tả ngôi nhà bị dột. -> Tâm trạng trằn trọc, lo lắng không ngủ được. Đoạn 4 Biểu cảm trực tiếp: tình cảm cao thượng vị tha. - GV: Thông qua việc kể chuyện và miêu tả nhà tranh bị gió thu phá em biết đối tượng biểu cảm của bài thơ là gì? - Đối tượng: căn nhà tranh. - GV: Em nhận thấy nội dung biểu cảm là gì? - Mong ước, biểu lộ tình cảm của mình với kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ. - GV: Vậy yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng ntn? I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. 1. Phân tích ngữ liệu *Yếu tố tự sự và miêu tả trong "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá". - Đ1: + Tự sự 2 câu đầu. + Miêu tả 3 câu cuối. - Đ2: + Tự sự 3 câu đầu. + Biểu cảm 2 câu sau. - Đ3: + Miêu tả: 6 câu đầu. + Biểu cảm 2 câu sau. - Đ4: + Biểu cảm trực tiếp. - Yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng. + Gợi đối tượng biểu cảm. + Bộc lộ cảm xúc sâu sắc. - HS : đọc đoạn văn, nêu xuất xứ đoạn văn. - Trích hồi ký: “Tuổi thơ im lặng” – Duy Khán. - GV: Giải nghĩa từ: - Thúng câu: thuyền hình tròn như cái thúng làm bằng tre. - Sắn thuyền: thứ cây có nhựa và sơ để xát vào thuyền nan nước không ngấm. - GV đặt câu hỏi: + Đây là một văn bản biểu cảm, hãy xác định đối tượng biểu cảm? (người bố) + Để làm rõ đối tượng biểu cảm, người viết dùng phương thức nào? - Phương thức biểu cảm: tự sự – miêu tả. - GV: Tìm và gạch chân bằng bút chì vào sgk những yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn? - Yếu tố tự sự: + Đêm nào… + Bố đi chân đất… + Bố tất bật… - Yếu tố miêu tả: + Những ngón chân… + Gan bàn chân… + Mu bàn chân… - GV: Thông qua yếu tố tự sự miêu tả tác giả đã bộc lộ điều gì? Tìm đoạn văn thể hiện rõ trong điều đó? - Qua tự sự, miêu tả -> bộc lộ tình cảm thương bố (ở đoạn văn cuối cùng). - GV: Giả sử nếu không có yếu tố miêu tả, tự sự thì việc bộc lộ cảm xúc sẽ như thế nào? - Việc miêu tả bàn chân bố, kể chuyện bố ngâm chân, đi sớm về khuya làm nền cho cảm xúc thương bố. - GV: Nếu không có yếu tố miêu tả, kể người đọc có hình dung được về đối tượng biểu cảm không? - Không hình dung được về đối tượng biểu cảm. - GV: Và người viết phải bộc lộ tình cảm trực tiếp với người bố - như thế có gợi được sự đồng cảm không? Vì sao? - Bộc lộ trực tiếp sẽ kém phần xúc động và không tạo được sự đồng cảm cũng như cảm xúc thiếu sâu sắc, chân thành vì yếu tố miêu tả và sự giúp hiểu, hình dung cụ thể nên dễ có sự đồng cảm. - GV: Vậy muốn bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với con người và sự vật xung quanh thì chúng ta cần kết hợp sử dụng những phương pháp nào? - Phương thức tự sự và miêu tả. - GV: Yếu tố tự sự trong đoạn văn nhằm mục đích kể chuyện cụ thể các sự việc về bố, yếu tố miêu tả nhằm tái hiện hình ảnh bố. Em có đồng ý không? - Yếu tố tự sự, miêu tả để khơi gợi cảm xúc trong lòng tác giả. Kể và tả như thế là do cảm xúc về người bố chi phối chứ không phải do bản thân tự sự và miêu tả đem lại. - GV: Vậy theo em , trong văn bản biểu cảm, vai trò của tự sự và miêu tả có giống trong văn kể chuyện và miêu tả không? - Tự sự miêu tả để khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối. * Đoạn trích "Tuổi thơ im lặng" - Yếu tố miêu tả, tự sự có tác dụng: + Hình dung về bố và những vất vả. + Gửi gắm tình cảm thương bố, tạo đồng cảm. -> Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm được sử dụng kết hợp ở mức độ khác nhau. -> Tự sự miêu tả để khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối. - HS đọc ghi nhớ SGK 2. Ghi nhớ : SGK. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: ThuyÕt tr×nh, vÊn ®¸p, th¶o luËn - Thời gian: 15 p - GV nêu yêu cầu bài tập 1 - GV: Để kể lại bài thơ cần nắm những yêu cầu gì? - Xác định ngôi kể. - Sự việc chính trong bài thơ. - Bám sát yếu tố tự sự- miêu tả, biểu cảm trong mỗi đoạn văn. - Kể lại theo 4 sự việc chính. - GV: Có những sự việc chính nào? - Cảnh nhà tranh bị gió thu phá. - Trẻ thôn Nam cướp tranh của tác giả. - Nỗi khổ của nhà thơ trong đêm nhà tranh bị phá. - Ước mơ cao cả của nhà thơ. - HS: Kể lại bài thơ: ngôi 3 theo trình tự các khổ thơ. Chú ý yếu tố tự sự- miêu tả- biểu cảm (kể theo nhóm đại diện kể, nhận xét chéo). - GV: nhận xét, bổ sung. II. Luyện tập Bài 1 * Kể lại theo 4 sự việc chính: - Cảnh nhà tranh bị gió thu phá. - Trẻ thôn Nam cướp tranh của tác giả. - Nỗi khổ của nhà thơ trong đêm nhà tranh bị phá. - Ước mơ cao cả của nhà thơ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 5 phút . * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc - GV: Đoạn văn kể chuyện gì? Tác giả tập trung miêu tả cảnh gì? Bài viết bộc lộ cảm xúc gì? - Tự sự: chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày bé. - Miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ. - Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn xiết. Bài 2 - Tự sự: chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày bé. - Miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ. - Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn xiết. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy về bài học. 4. Hướng dẫn về nhà ( ) *- Đối với bài cũ - Học bài, nắm được vai trò của yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm. Hoàn chỉnh các bài tập. - Viết lại thành bài văn biểu cảm (văn bản Kẹo mầm) - Đối với bài mới : Chuẩn bị: Kiểm tra Tiếng Việt.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm, giáo án chi tiết bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm, giáo án 5 bước bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Giải bài tập những môn khác