Giáo án vnen bài Ôn tập văn bản văn học

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ôn tập văn bản văn học. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Ôn tập văn bản văn học
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 28: DẤU CÂU – VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức  Công dụng của dấu chấm lửng, dấu phẩy trong văn bản.  Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. Hiểu các tình huống cần thiết viết văn bản đề nghị. 2. Kĩ năng:  Sử dụng dấu chấm lửng, dấu phẩy trong tạo lập văn bản.  Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách. 3.Thái độ:  Sử dụng đúng dấu câu là giữ gìn sự trong sáng của TV  Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực  Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.  Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tài liệu giảng dạy, dụng cụ giảng dạy…. 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? Hãy đọc các câu dưới đây, chú ý thể hiện đúng ngữ điệu : - Mẹ về ! - Mẹ về. -Mẹ về ? ? Hai câu văn sau có điểm gì khác nhau ? (1) Cuốn tiểu thuyết được viết trên... bưu thiếp. (2) Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp. -HS trao đổi thảo luận, gv quan sát tiếp cận giúp đỡ. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. 1. Học sinh chú ý đọc đúng ngữ điệu với câu cảm thán, câu kể và câu hỏi. 2. Điểm khác nhau: + Câu 1: Có sự ngắc ngớ, bất ngờ, chần chừ. + Câu 2: Có sự lưu loát, nhanh. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Gv cho hs hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não ? Theo em, trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì ? ? Trong ba ví dụ trong sgk, em hãy cho biết dấu chấm lửng trong ví dụ nào có công dụng : - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Tìm hiểu về dấu chấm lửng - Dấu chấm lửng được dùng: + Vd1: dùng với ngụ ý liệt kê + Vd2: dùng để giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho thông tin có ý mới lạ, hài hước… + Vd3: dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi. - Dấu chấm lửng có công dụng: + Vd1: Tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự chưa liệt kê hết. + Vd2: Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. + Vd3: Làm gián đoạn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của những từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm. - GV cho hs hoạt động nhóm và thực hiện yêu cầu - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Theo em, trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì ? ? Trong hai ví dụ trên, em hãy cho biết dấu chấm phẩy trong ví dụ nào có công dụng: - Hs đại diện tra lời. - Gv nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu về dấu chấm phẩy - Dấu chấm phẩy được dùng để : + Vd1 : dùng đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. + Vd2 : dùng đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp - Công dụng của dấu chấm phẩy : + Vd1: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. + Vd2: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. - GV cho hs hoạt động nhóm và thực hiện yêu cầu - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Đọc bảng dưới đây, sau đó điền dấu gạch ngang vào các ô vuông trong các ví dụ cho phù hợp : ? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối bằng cách ghi dấu x vào ô vuông cuối mỗi nhận xét đúng: - Hs đại diện tra lời. - Gv nhận xét, chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về dấu gạch ngang Điền dấu : Vd1 : Đẹp quá đi( !) Mùa xuân ơi (!) mùa xuân của Hà Nội thân yêu [...] Vd2 : Có người khẽ nói : (-) Bẩm, dễ có khi vỡ! ( ) Ngài cau mặt, gắt rằng : (-) Mặc kệ ! Vd3 : Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren (-) Phan Bội Châu… Nhận xét đúng : + Dấu gạch nối dùng để nối cách tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài (x) + Dấu gạch nối không phải là một dấu câu (x) + Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang (x) - HĐ : cặp yêu cầu mục 2a. - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan. - KT: động não, trình bày 1 phút - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các cặp, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. Đọc hai văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu dưới. ? Văn bản trên có những điểm gì giống và khác nhau? ? Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? ? Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày? ? Hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị. - GV mời h/s chia sẻ - Gv góp ý kiến chuẩn kiến thức. 4. Tìm hiểu về văn bản đề nghị (1) Điểm giống và khác nhau: + Giống nhau: về hình thức, đều trình bày theo một số mục được quy định. + Khác nhau: về nội dung trình bày sự việc... (2) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích để đạt được mong muốn nguyện vọng ý kiến đến một cá nhân hay tổ chức có thẫm quyền để xin giải quyết một vấn đề gì đó. (3) Giấy đề nghị cần chú ý: + Nội dung: rõ ràng ngắn gọn không thừa thiếu + Hình thức: Sạch sẽ, trang trọng, đúng quy định. (4) Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai ( nơi nào)? Đề nghị điều gì? HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Em hãy cho biết dấu chấm lửng trong mỗi câu dưới đây được dùng để làm gì : - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Nối từng đoạn văn ở cột trái với công dụng của dấu chấm phẩy ở cột phải sao cho phù hợp. - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Gv cho h/s làm bài tập 3. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Đọc các ví dụ sau và hoàn thành bảng theo mẫu để phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối: - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Gv cho h/s làm bài tập 4. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp học sinh. ? Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị? - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1. Dấu chấm lửng dùng để: a. Dùng với ngụ ý liệt kê b. Dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi. c. Dùng giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ, hay hài hước, châm biếm. 2. Nối: a – 1; b – 1; c – 2. 3. Phân biệt: (1) dấu gạch ngang – mở đầu bộ phận chú thích. (2) dấu gạch ngang – mở đầu bộ phận chú thích, giải thích. (3) dấu gạch ngang – đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. (4) dấu gạch ngang – mở đầu bộ phận chú thích, giải thích (5) dấu gạch ngang – đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. (6) dấu gạch ngang – mở đầu bộ phận chú thích, giải thích. (7) dấu gạch ngang – nối các từ trong một liên danh. (8) dấu gạch ngang – đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. (9) dấu gạch nối – nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài. (10) dấu gạch nối – nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài. (11) dấu gạch nối – nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài. 4. Trong các tình huống: + Tình huống a viết giấy đề nghị + Tình huống b viết tường trình HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Viết một đoạn văn ( từ 5 – 7 câu ) về chủ đề tự chọn, trong đó có câu : + Dùng dấu chấm lửng. + Dùng dấu chấm phẩy. + Dùng dấu gạch ngang. 2. Nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em thấy cần viết giấy đề nghị. 3. Theo em, lí do viết đơn và lí do viết giấy đề nghị giống và khác nhau ở điểm nào ? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Sưu tầm một số đoạn văn sử dụng dấu chấm lửng, dấu gạch ngang và dấu chấm phẩy với những công dụng khác nhau. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, Ôn tập văn bản văn học, giáo án Ôn tập văn bản văn học vnen 7, giáo án vnen Ôn tập văn bản văn học

Giải bài tập những môn khác