Giáo án ngữ văn 7: Bài Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn : LUYỆN NÓI : BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề. 2. Kĩ năng - Tìm ý, lập dàn ý văn giải thích một vấn đề. - Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề: ra quyết định lựa chọn phương pháp, cách lập luận, lấy dẫn chứng ... khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận giải thích theo những yêu cầu khác nhau. - Năng lực sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận giải thích. - Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về phép lập luận giải thích. 4. Thái độ - Thêm yêu văn phong Việt Nam. - Nghiêm túc học tập. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 2’ GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ. Lớp phó học tập báo cáo kết quả kiểm tra. GV nhận xét phần chuẩn bị của học sinh. => có biện pháp động viên khích lệ. 3. Bài mới (38’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện kĩ năng nói về lập luận giải thích…. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Chuẩn bị. I. Chuẩn bị. G G G H H G GV chiếu lại yêu cầu về nhà từ tiết trước (S1): yêu câu các nhóm chuẩn bị dàn bài của đề c. GV hỏi học sinh về các đề và những khó khăn trong quá trình học sinh làm dàn ý. * Nêu vấn đề: Nói là 1 trong 2 kĩ năng giao tiếp quan trọng của con người. để đạt hiệu quả giao tiếp cần chú ý đến ngôn ngữ nói, giọng điệu tư thế và cả phương pháp trình bày vấn đề. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện nói 1 vấn đề theo phương pháp lập luận giải thích. - Các tổ hoạt động nhóm thống nhất ND, dàn ý chung - Trình bày dàn ý của nhóm mình-> các nhóm trình bày sản phẩm dán Ao trên bảng. * Cho lớp nhận xét, sửa, bổ sung, hoàn chỉnh. * Đưa ra dàn ý hợp lí nhất . (GV chiếu slide) Đề bài: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề " Sống chết mặc bay" cho truyện ngắn của mình ? Gợi ý: * Mở bài : - Giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm. * Thân bài: - Ý nghĩa và nguồn gốc của cụm từ " Sống chết mặc bay"? ( Tra từ điển thành ngữ và tục ngữ VN): vế đầu của câu tục ngữ" Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" -> Thái độ ích kỉ, thờ ơ, vô trách nhiệm, bỏ mặc ko để ý, ko quan tâm đến ai, chỉ lo cho riêng minh. - Vỡ sao tác giả PDT lại có cách lựa chọn đó, nhằm mục đích gì? có phự hợp với nội dung của truyện ngắn ko ?– Mượn vế đầu câu tục ngữ để làm nổi bật bản chất của bọn quan lại pk vô lương tâm, vô trách nhiệm, ko quan tâm đến nỗi khổ của dân chúng mà chỉ lo cho ván bài đen đỏ của mình. -> Nhan đề phù hợp với nd truyện ngắn của PDT. Cụ thể là 2 cảnh trái ngược nhau: người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch; trong khi đó, tên quan đang cùng bọn nha lại ung dung chơi bài trong đình, như ko có chuyện gì xảy ra. Điều đó thể hiện sự vô lương tâm, vô trách nhiệm của bọn quan lại thời đó. * Kết bài: - Khẳng định việc lựa chọn cách đặt tên cho tác phẩm của PDT là hay, độc đáo có ý nghĩa sâu sắc. - Thấm thía ý nghĩa sâu sắc vừa mỉa mai, vừa căm phẫn chứa đựng trong tác phẩm. G H H G H G 1. Luyện nói trước tổ - Tập nói theo nhóm (dựa vào dàn bài đã nêu) -> chọn ra người điểm cao nhất. - Tự rút kinh nghiệm trong nhóm, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm. *Biểu điểm: ( Phụ lục) Lưu ý: + Ngư¬ời nói: - Nội dung: Chính xác , đầy đủ (5 điểm). - Hình thức: - Có lời giới thiệu, lời chào ( 1đ ). - Nói chứ không phải đọc ( 1đ ). - Chú ý đến ngư¬ời nghe ( 1 đ ). - Các ý liên kết, mạch lạc ( 1đ ). - Diễn đạt trôi chảy ( 1 đ ). + Ngư¬ời nghe: Chú ý lắng nghe, nhận xét. 2. Luyện nói trước lớp. Mỗi tổ cử ra một đại diện tiêu biểu, thi nói trước lớp. Lớp cử ra ban giám khảo gồm GV, lớp trưởng, lớp phó học tập chấm điểm. Cho điểm chéo, nhận xét ưu điểm, nhược điểm trong bài nói của bạn -> chọn ra người nói hay nhất -> G thưởng. * Lưu ý cho HS: - Nói rõ ràng, mạch lạc , to vừa phải, truyền cảm. - Chú ý ngữ điệu khi nói, bình tĩnh, tự tin, tự nhiên. II. Thực hành luyện nói: 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Tập nói ở nhà đối với các đề còn lại. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Ca Huế trên sông Hương - Khái niệm thể loại bút kí. - Giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế. - Vẻ đẹp của con người xứ Huế. - Sưu tầm tranh ảnh, dân ca 3 miền… PHỤ LỤC BIỂU ĐIỂM THI NÓI PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI NÓI CỦA TÔ …… Họ và tên Điểm nội dung Điểm hình thức Lời giới thiệu (1đ) Ngữ điệu (1đ) Cử chỉ (1đ) Diễn đạt (2 đ) PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI NÓI Họ và tên Điểm nội dung Điểm hình thức Lời giới thiệu (1đ) Ngữ điệu (1đ) Cử chỉ (1đ) Diễn đạt (2 đ) Lưu ý : - Nội dung: Chính xác , đầy đủ (5 điểm). - Hình thức: - Có lời giới thiệu, lời chào ( 1đ ). - Nói chứ không phải đọc ( 1đ ). - Chú ý đến người nghe ( 1 đ ). - Các ý liên kết , mạch lạc ( 1đ ). - Diễn đạt trôi chảy ( 1 đ ).

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề, giáo án chi tiết bài Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, giáo án 5 bước bài Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề, giáo án 5 hoạt động Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề

Giải bài tập những môn khác