Giáo án ngữ văn 7: Bài Chuẩn mực sử dụng từ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chuẩn mực sử dụng từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực. 2. Kĩ năng - Sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ. 3. Định hướng phát triển năng lực - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ để giao tiếp có hiệu quả. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cách sử dụng từ chuẩn mực. 4. Thái độ - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Sau bài học, HS có khả năng: 1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, b¶ng phô. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK và yêu cầu của GV. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, quy nạp, nêu vấn đề, vấn đáp, luyện tập, thực hành. - Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4phót) Câu hỏi : Thế nào là chơi chữ? Trình bày các lối chơi chữ? LÊy mét vÝ dô minh häa? * Yêu cầu: - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm câu văn hấp dẫn và thú vị. - Các lối chơi chữ: + Dùng từ ngữ đồng âm + Dùng lối nói trại âm + Dùng cách điệp âm + Dùng lối nói lái + Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. - LÊy mét vÝ dô minh häa: Khi ®i c­a ngän, khi vÒ con ngùa... 3. Bài mới (35 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Gv dẫn lại 2 câu hát trong bài Thương ca tiếng Việt: "Tiếng Việt còn trong mỗi người, người Việt còn thì còn nước non/ Tiếng Việt còn trong mọi người, hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn" Lời bài hát đã nói lên sự quan trọng của tiếng Việt đối với mỗi người, đới với cả nước non. Chính vì thế, mỗi người cần có ý thức sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực. Bài học hôm nay sẽ hỗ trợ chúng ta điều này HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: treo bảng phụ - 1 HS đọc. - GV: Các từ in đậm sai ở chỗ nào? Em hãy sửa lại cho đúng? - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức - Sai: Dùi (dùng lẫn từ địa phương) -> vùi Tập tẹ (từ gần âm) -> bập bẹ Khoảng khắc (liên tưởng sai) => khoảnh khắc - GV: Em rút ra bài học gì từ những trường hợp trên? - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức - Phải chú ý dùng từ đúng âm, đúng chính tả. - GV: cần chú ý tránh nhầm lẫn phụ âm: l/n, gi/r/d, s/x I. Phân tích ngữ liệu 1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả - Dùi->vùi - Tập tẹ->bập bẹ - Khoảng khắc->khoảnh khắc - HS đọc tiếp VD (II) - GV: Các từ in đậm dùng sai như thế nào? Hãy thay bằng những từ thích hợp? - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức - Các từ trên dùng sai nghĩa, không phù hợp với văn cảnh - GV: gợi ý: - Sáng sủa: nhận biết bằng thị giác - Tươi đẹp: nhận biết bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng - Cao cả: lời nói, việc làm có phẩm chất tốt - Sâu sắc: nhận thức bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng. - GV: Để tránh cái sai trên ta làm như thế nào? - Phải nắm vững khái niệm từ, sử dụng phù hợp với ngữ cảnh. 2. Sử dụng từ đúng nghĩa - Sáng sủa–> tươi đẹp - Cao cả -> sâu sắc - Biết -> có - GV: Yêu cầu HS đọc VD (III) - GV: Những từ in đậm trong những câu trên dùng sai như thế nào?Hãy sửa lại? - HS : Thảo luận nhóm bàn - Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung - GV: định hướng: Hãy nhận xét từ loại và chức năng ngữ pháp của những từ đó? - Hào quang: DT -> không thể làm vị ngữ như TT (hào nhoáng) - Ăn mặc: ĐT - Thảm hại: TT => không thể dùng như DT. - Thêm “Sự” hoặc “cách” vào trước “ăn mặc”. - Bỏ “với nhiều” thêm “rất”. - Giả tạo phồn vinh -> Trái quy tắc trật tự từ HV -> Sự phồn vinh giả tạo - GV: Để tránh cái sai trên ta làm như thế nào? 3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ - Hào quang-> hào nhoáng. - Ăn mặc-> Cách ăn mặc (sự ăn mặc) - Bỏ với nhiều, thay bằng từ rất thảm hại. - Giả tạo phồn vinh-> phồn vinh giả tạo. - GV: Yêu cầu HS đọc VD (IV) - GV: Những từ trên dùng sai như thế nào? Hãy sửa? - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức - Lãnh đạo không đúng giá trị biểu cảm - Chú hổ -> lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh -> cầm đầu: đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa (sắc thái coi thường, khinh bỉ) - GV: Để tránh cái sai trên ta làm như thế nào? 4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách - Lãnh đạo-> cầm đầu. - Chú hổ -> Con hổ (nó). - GV: đưa VD yêu cầu HS nhận xét - Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa. - Răng chị gan rứa? (Sao chị gan thế?) - HS trả lời - Dùng từ nhi đồng (HV) câu văn thiếu tự nhiên, không trong sáng - Răng (sao), rứa (thế) khó hiểu với người ngoài địa phương. - GV: Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương? - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức - Trong giao tiếp hàng ngày, không có dụng ý nghệ thuật, trong các tình huống giao tiếp trang trọng, trong văn bản hành chính, chính luận. - GV: Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt? - Lời nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh. - GV: Hậu quả của việc dùng sai các chuẩn mực? 5. Không lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt - Dùng từ nhi đồng (HV) câu văn thiếu tự nhiên, không trong sáng. - Răng (sao), rứa (thế) khó hiểu với người ngoài địa phương. - HS đọc ghi nhớ. II. Ghi nhớ SGK/167 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV: Chỉ ra cái sai trong các câu sau rồi sửa? - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức a. Hành động đó của bạn tuy nhỏ nhen nhưng rất đáng trân trọng b. Đây là bức tranh thủy mạc c. Con gái VN anh hùng bất khuất III. Luyện tập a. Nhỏ nhen -> nhỏ bé (nhỏ) => Sai về nghĩa b. Thủy mạc -> thủy mặc -> sai chính tả c. Con gái -> phụ nữ Việt Nam (sắc thái biểu cảm) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Nhận xét lỗi trong việc sử dụng từ ở bài kiểm tra Tiếng Việt sao cho đúng? - HS xem lại bài và nhận xét chéo cho nhau - GV: nhận xét chốt. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - GV: Hãy tìm 5-10 lỗi sử dụng từ mà em gặp trong giao tiếp. Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất cách chữa các lỗi đó. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3 phút) *Đối với bài cũ - Học bài, hoàn chỉnh bài tập. - Tập viết đoạn văn có sử dụng chính xác 3 từ. *Đối với bài mới - Chuẩn bị: Ôn tập văn biểu cảm. + Trả lời các câu hỏi trong SGK

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Chuẩn mực sử dụng từ, giáo án chi tiết bài Chuẩn mực sử dụng từ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Chuẩn mực sử dụng từ, giáo án 5 bước bài Chuẩn mực sử dụng từ

Giải bài tập những môn khác